Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bảo vệ môi trường

Chủ đề   RSS   
  • #400606 26/09/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bảo vệ môi trường

    Theo quy định hiện hành, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải bảo vệ môi trường, thì trong thời gian tới, việc bảo vệ môi trường không chỉ là của khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao mà còn là của làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh…

    Trong đó cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo vệ sinh môi trường thông qua hoạt động quản lý nước thải, quản lý chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ. Cụ thể:

    1. Quản lý nước thải

    * Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày.đêm.

    - Lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

    - Có biện pháp thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy định.

    - Hệ thống xử lý nước thải phải được lắp đồng hồ đo điện độc lập với đồng hồ đo điện của cơ sở sản xuất.

    - Có hệ thống điện dự phòng cho các thiết bị xử lý nước thải.

    - Các thiết bị xử lý, tiền xử lý nước thải phải được bảo trì thường xuyên, kịp thời và trong tình vận hành bình thường.

    - Có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải, trong đó ghi chép đầy đủ lượng điện tiêu thụ, khối lượng hóa chất sử dụng, khối lượng bùn thải từ hệ thống xử lý, lượng nước thải phát sinh và được tổng hợp, tính toán hàng tháng.

    - Bản sao các hóa đơn, giấy biên nhận sử dụng điện, hóa chất phải được lưu giữ trong vòng 01 năm để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.

    - Điểm xả thải của hệ thống xử lý nước thải trước khi vào nguồn tiếp nhận phải đảm bảo: phải đặt ngoài hàng rào, trên mặt đất trước khi xả vào khu tiếp nhận; có đường ở ngoài hàng rào cho phép nhân viên kiểm tra tiếp cận đến điểm xả thải; có biển báo điểm xả thải.

    * Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh không thuộc nhóm trên

    - Có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải phát sinh của cơ sở đạt yêu cầu theo quy định;

    - Có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải, trong đó ghi chép đầy đủ lượng điện tiêu thụ, khối lượng hóa chất sử dụng, khối lượng bùn thải từ hệ thống xử lý, lượng nước thải phát sinh và được tổng hợp, tính toán hàng tháng;

    - Lưu giữ bản sao các hóa đơn, giấy biên nhận sử dụng điện, hóa chất trong vòng 06 tháng để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.

    2. Quản lý chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ

    - Cơ sở phải phân loại chất thải rắn thông thường, chất thải y tế và chất thải nguy hại; tự xử lý hoặc ký hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

    Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện các biện pháp tái sử dụng chất thải rắn thông thường tại cơ sở.

    - Cơ sở phát sinh khí thải phải đầu tư, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chủ cơ sở có phát sinh khí thải công nghiệp thuộc danh mục các nguồn khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

    - Cơ sở phát sinh tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động phải đầu tư, lắp đặt hệ thống giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường và các quy định về môi trường lao động.

    Nội dung này được đề cập tại dự thảo Thông tư về bảo vệ môi trường đối với một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm 2015 và thay thế Thông tư 35/2015/TT-BTNMT.

     
    8961 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận