Cơ sở pháp lý để Tòa tuyên Công an Vinh đúng

Chủ đề   RSS   
  • #455010 29/05/2017

    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Cơ sở pháp lý để Tòa tuyên Công an Vinh đúng

    Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ vụ việc tài xế kiện Công an TP. Vinh thuộc tỉnh Nghệ An về biển báo giao thông số 106 xảy ra vào cuối năm 2016, sau phiên tòa sơ thẩm sáng nay, thì đã có kết quả, Tòa tuyên bác yêu cầu này.

    Rút kinh nghiệm từ vụ kiện này, người dân, đặc biệt là người tham gia giao thông cần hiểu đúng các loại biển báo, đặc biệt là biển báo 106b – đây là biển báo gây ra nhiều tranh cãi nhất khi vụ kiện với Công an TP.Vinh đã xảy ra vừa qua.

    Thoạt đầu, nếu chỉ nhìn vào biển báo cấm này, bạn sẽ hiểu rằng đây là biển báo cấm xe tải có chở hàng hóa vượt quá trọng tải như trong hình, trong trường hợp xe không chở hàng thì không vi phạm.

    Nhưng trên thực tế, và theo quy định pháp luật, cụ thể là theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 41:2016/BGTVT thì  biển báo này cấm xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (dựa trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường bộ) lớn hơn giá trị nhất định.

    “Để báo đường cấm các loại xe ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn một giá trị nhất định, phải đặt biển số P.106b. Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe).”

    Có lẽ Quy chuẩn 41:2016/BGTVT nói rõ hơn so với Quy chuẩn 41:2012/BGTVT đang gây tranh cãi, bởi thiếu nội dung thông tin quy định, gây hiểu nhầm cho người thực thi, áp dụng, đặc biệt là người tham gia giao thông:

    “Nếu trên biển quy định trọng tải - trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ôtô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển phải đặt biển số 106b.”

    Nếu căn cứ theo lý lẽ của tài xế Phan Đình Anh rằng, quy định trên chỉ áp dụng đối với xe chở hàng có khối lượng hàng vượt quá mức cho phép, còn nếu không chở hàng hoặc chở hàng thấp hơn mức cho phép thì không vi phạm và không bị phạt.

    Cách hiểu như vậy là sai, sai với tinh thần của Luật giao thông đường bộ, bởi Luật này quy định rằng:

    Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

    4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

    Các quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ cũng như các Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành cũng dựa trên tinh thần của Luật giao thông đường bộ.

    Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải ô tô cũng đặt ra yêu cầu đối với ô tô tải, đó là trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải tại Thông tư 63/2014/TT-BGTVT.

    Việc đưa ra biển cấm nêu trên và phía Công an khi xử phạt cũng dựa trên quy định liên quan đến tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường – là con số được niêm yết trên cánh cửa xe cùng với Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

    Hơn nữa, tính chất, ý nghĩa của biển báo 106b này là cấm xe (tức cấm loại xe tải có thể chở hàng có trọng lượng 2.5 tấn) tham gia lưu thông trên đoạn đường này, vì nếu cấm xe chở hàng có khối lượng 2.5 tấn thì nơi này phải dùng biển hạn chế trọng lượng xe, tức là sử dụng biển báo 115:

    Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số 115 "Hạn chế trọng lượng xe".

     

     
    16819 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455015   29/05/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Cảm ơn bác, em cũng đang thắc mắc mãi! 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn GHLAW vì bài viết hữu ích
    chiakinguyen (29/05/2017) admin (30/05/2017)
  • #455045   29/05/2017

    Cảm ơn bài chia sẻ hữu ích từ bạn, bữa giờ mình cũng theo dõi mà thấy có vẻ khó hiểu, giờ thì cũng thông được phần nào rồi, qua đây mình cũng thấy được quyền của người dân khi tham gia giao thông, người dân cũng có quyền kiện công an, chứ không mặc định công an là đúng. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn richphan234 vì bài viết hữu ích
    admin (30/05/2017)
  • #455050   29/05/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Cám ơn chủ thớt.

    Trước đây tôi có suy nghĩ rằng anh tài xế Anh đã đúng, nhưng giờ đây khi đọc bài của bạn, rồi đọc kỹ ơi là kỹ QCVN 41 thì tôi đã thay đổi ý kiến của mình, nghĩa là tôi cho rằng CSGT đã đúng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    admin (30/05/2017)
  • #455068   29/05/2017

    xin phép có ý kiến phản hồi

    sau khi đọc bài, em thấy có 2 điểm chính , thứ nhất là quy định của pháp luật : “Nếu trên biển quy định trọng tải - trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ôtô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển phải đặt biển số 106b.” Và thứ 2 là cách hiểu của tài xế - và cách hiểu của bác chủ topic khác nhau, em xin không nhận xét về tính hợp lí hợp tình hay là theo tinh thần của luật. Em chỉ muốn hỏi rằng, quy định ghi như vậy, tài xế thực hiện đúng theo quy định, thì còn bắt lỗi gì nữa ? nếu như có lỗi,thì đó chắc là lỗi của người làm luật khi quy định không rõ ràng, gây sự hiểu lầm và khó khăn khi áp dụng pháp luật
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn pignobig vì bài viết hữu ích
    admin (30/05/2017) trang_u (30/05/2017)
  • #455185   30/05/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    pignobig viết:
    sau khi đọc bài, em thấy có 2 điểm chính , thứ nhất là quy định của pháp luật : “Nếu trên biển quy định trọng tải - trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ôtô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển phải đặt biển số 106b.” Và thứ 2 là cách hiểu của tài xế - và cách hiểu của bác chủ topic khác nhau, em xin không nhận xét về tính hợp lí hợp tình hay là theo tinh thần của luật. Em chỉ muốn hỏi rằng, quy định ghi như vậy, tài xế thực hiện đúng theo quy định, thì còn bắt lỗi gì nữa ? nếu như có lỗi,thì đó chắc là lỗi của người làm luật khi quy định không rõ ràng, gây sự hiểu lầm và khó khăn khi áp dụng pháp luật

    Vì lý do lúc xảy ra vụ việc, Quy chuẩn 41:2016/BGTVT chưa có hiệu lực, cho nên sẽ áp dụng theo Quy chuẩn 41:2012/BGTVT, thế nhưng chỗ này đáng để chúng ta phải suy nghĩ: 

    Nếu trên biển quy định trọng tải - trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ôtô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển phải đặt biển số 106b.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #455081   29/05/2017

    GODFATHER_NBH
    GODFATHER_NBH
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2010
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 1975
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 175 lần


    Chào mọi người,

    Sự việc xảy ra lúc nào thì áp dụng lúc đó, vậy tại sao tòa lại áp dụng quy chuẩn 41:2016 khi mà thông tư 06/2016 chưa có hiệu lực.

    Ngoài ra theo như Quy chuẩn 41:2016 trên thì có thể nhận thấy biển báo đang tranh cãi có những điểm sai sau:

    1. Hình cái ô tô không phải là ô tô tải mà là giống như loại xe sơ mi rơ mooc, vì giữa đầu và thùng thấy có khoảng hở.
    2. Sử dụng biển P.107 không đúng như Quy chuẩn trên, bởi vì trong hình biển P.107 trong quy chuẩn không đề tải trọng cấm, số chỗ của xe khách mà muốn cấm loại xe tải trọng bao nhiêu tấn, xe khách từ bao nhiêu chỗ thì phải có biển phụ S.505a hoặc dùng biển viết bằng chữ.
    3. Theo mục 30.4 của quy chuẩn có quy định: "Kèm theo các biển báo cấm nêu tại khoản 30.3 Điều này phải đặt các biển chỉ dẫn lối đi cho xe bị cấm (trừ trường hợp đường cấm vì lý do đường, cầu bị tắc mà không có lối rẽ tránh) như quy định ở Chương 7 “Biển chỉ dẫn trên đường ôtô không phải là đường cao tốc”.". Cấm mà không có chỉ dẫn đường khác để đi là thiếu theo quy chuẩn.

    Nên nhớ rằng Quy chuẩn là quy định mang tính chuẩn mực bắt buộc phải thi hành do vậy việc lắp biển báo không đúng quy chuẩn trên thì không có hiệu lực.

     

    Nguyễn Bá Hưng - Luật Sư

    DĐ: 0979 473 688 - Email: Hunggialuat@gmail.com

    CÔNG TY TNHH LUẬT HƯNG GIA

    311-M21 Đường số 7, P.An Phú, Quận 2, HCM

    CN: 349 Bùi Trọng Nghĩa, Kp3, Trảng Dài, Biên Hoà, Đồng Nai.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn GODFATHER_NBH vì bài viết hữu ích
    admin (30/05/2017) tttgplnn (30/05/2017) pignobig (30/05/2017) Dong_Bich (30/05/2017)
  • #455089   30/05/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Cuối cùng cũng đã được khai thông đầu óc. Hôm qua giờ mình cứ băn khoăn vấn đề này mãi mà cứ thấy vô lí. Chỉ cần lý giải theo hướng biển báo 106b có ý nghĩa cấm xe (tức cấm loại xe tải có thể chở hàng có trọng lượng X) còn biển báo 115 là cấm xe chở hàng có trọng lượng X tức hạn chế những xe chở tới trọng lượng X đi vào khu vực cấm thì dễ hiểu biết bao. Vấn đề là khi nhìn vào biển báo 106b thì hầu hết chúng ta ai cũng nghĩ giống như anh tài xế trong trường hợp trên. Vậy thì cũng phải xét tới việc một biển báo <=> quy định ban hành mà dễ gây hiểu lầm như thế, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông, liệu có quá nguy hiểm khi áp dụng không chứ?

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    admin (30/05/2017)
  • #455391   31/05/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Giờ mình mới để ý kỹ, cái biển thực tế có phải là hình của xe tải không mấy bạn hay là loại xe sơ mi rơ móoc? 

     
     
    Báo quản trị |  
  • #455708   02/06/2017

    kimvancsgt
    kimvancsgt

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2011
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 7 lần


    Hiểu theo nhà làm luật

    Vụ lái xe thua kiện CSGT: Hiểu biển 106b như thế nào mới đúng?

    Biển báo 106b trong vụ lái xe kiện CSGT là biển cấm theo loại xe được ghi trong giấy chứng nhận đăng kiểm.

    Như Báo Giao thông đã đưa tin, sáng 29/5, TAND TP Vinh, tỉnh Nghệ An đã không chấp nhận đơn của lái xe Phan Đình Anh (35 tuổi, tài xế của doanh nghiệp Võ Minh) về việc cho rằng mình không vi phạm quy định của biển cấm. Lái xe Phan Đình Anh trước đó khởi kiện đề nghị tòa tuyên vô hiệu quyết định xử phạt hành chính 4,9 triệu đồng của CSGT Công an TP Vinh.Trên mạng xã hội nhiều ngày qua đã có nhiều ý kiến tranh luận và cách hiểu khác nhau về biển báo hạn chế tải trọng 106b trong vụ kiện này.

    Giải thích về biển báo này, trao đổi với Báo Giao thông chiều nay (30/5), một lãnh đạo Tổng cục Đường bộ VN (đề nghị không nêu tên) cho biết: Mục B.6 Quy chuẩn 41:2012/BGTVT quy định, biển 106b nằm trong nhóm biển 106 (a, b) về “Cấm ô tô tải” và biển 106c về “Cấm xe chở hàng nguy hiểm”.

    Vụ kiện CSGT xử phạt: Tài xế xe tải thua kiện

    Trong đó ghi rõ: a, Để báo đường cấm tất cả các loại ô tô chở hàng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên trừ các xe được ưu tiên theo quy định, phải đặt biển số 106a “Cấm ô tô tải”. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển; b, Nếu trên biển quy định trọng tải – trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ô tô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển phải đặt biển số 106b. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.

    Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ VN cho biết, ở đây phải hiểu là phần b nối tiếp phần a chứ không phải hai phần độc lập nhau. Nghĩa là phải hiểu quy định như sau: Để báo đường cấm tất cả các loại ô tô chở hàng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên trừ các xe được ưu tiên theo quy định, nếu trên biển quy định trọng tải - trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ô tô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển phải đặt biển số 106b.

    Mặt khác tại 4.24 của Quy chuẩn 41:2012/BGTVT giải thích: Ô tô tải là chỉ ô tô chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên.

    Như vậy, biển 106b là cấm theo các loại xe chứ không phải cấm theo hàng hóa. Nghĩa là cấm tải trọng bản thân xe và tải trọng hàng được phép chuyên chở được xác định theo giấy chứng nhận đăng kiểm xe. Tải trọng của xe ghi trong giấy chứng nhận đăng kiểm đi kèm theo cũng quy định về chiều dài cơ sở và chiều rộng của xe. Dù xe có chở hàng hay không chở hàng vẫn phải chấp hành theo biển 106b. Điều này cũng tương tự như đối với xe khách 16 chỗ, dù có chở khách hay không thì vẫn gọi là loại xe 16 chỗ ngồi.

    "Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương", vị đại diện này dẫn chứng và khẳng định: UBND cấp tỉnh có thẩm quyền tổ chức giao thông phù hợp với điều kiện thực tế trên các tuyến đường địa phương mình quản lý.

    Biển 106 ( a,b) là biển cấm xe tải phục vụ công tác tổ chức giao thông, các xe được ưu tiên theo qui định vẫn được phép lưu hành. Còn để báo đường cấm liên quan đến cầu đường là biển 115 “Hạn chế trọng lượng xe” hạn chế trọng lượng xe (trọng lượng toàn bộ xe + hàng) chuyên chở; hoặc biển báo 116” hạn chế trọng lượng trên trục xe. Trong các trường hợp này kể cả các xe được ưu tiên vẫn phải chấp hành. Tính theo biển này cơ quan chức năng có thể xác định tải trọng hàng hóa được phép chở của xe bằng cách cân xe, xác định theo hóa đơn hàng hóa.

    Như vậy, theo phân tích trên, tài xế lái xe tải có tải trọng bản thân xe 3,4 tấn, tổng trọng lượng cả xe cả hàng được phép chuyên chở 7 tấn đi vào đường cắm biển 4 tấn là sai. Vì biển này giới hạn tải trọng theo loại xe (bao gồm tải trọng xe và hàng hóa được phép chuyên chở) ghi trong giấy chứng nhận đăng kiểm chứ không theo tải trọng bản thân xe. Bởi biển cấm này, ngoài việc hạn chế tải trọng để bảo vệ kết cấu hạ tầng còn hạn chế kích thước xe cho phù hợp với khổ đường, phương án tổ chức giao thông trên tuyến đường.

    (Theo Báo mới)

    Cùng một biển báo 106b. Cùng một mục đích cấm trên một tuyến đường. Nhưng ở 2 quy chuẩn 41:2012 và 41:2016 cấm khác nhau. Ở QC 2012 thì cấm tổng khối lượng cho phép tham gia giao thông theo giấy kiểm định( không cần có hàng hoá). Ở qc 2016 thì chỉ cấm xe có khối lượng chuyên chở theo giấy kiểm định.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimvancsgt vì bài viết hữu ích
    chiakinguyen (18/10/2017)
  • #471341   18/10/2017

    chiakinguyen
    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Tài xế lần thứ hai thua kiện 'đọc biển báo' với cảnh sát giao thông

    Tiếp tục thông tin về vụ việc nêu trên, sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, phía tài xế Phan Đình Anh đã có đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm, và kết quả là y án sơ thẩm. 

    Phía công ty vận tải Võ Minh cho biết sẽ kiện vụ việc này tới cùng, lên Tòa Giám đốc thẩm, liệu kết quả này có khác hay không? Mời các bạn đón xem.

    Trích bài viết từ báo VnExpress:

    Ngày 17/10, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên phúc thẩm vụ ông Phan Đình Anh (35 tuổi) kiện quyết định xử phạt hành chính của ông Trần Ngọc Tú (Trưởng công an thành phố Vinh). Trong đơn kháng cáo đề nghị mở phiên phúc thẩm, ông Anh yêu cầu xem xét "hủy quyết định  xử phạt vi phạm hành chính ngày 17/3/2016 của Công an thành phố Vinh; sửa hoặc hủy bản án sơ thẩm ngày 29/5 của TAND thành phố Vinh để giải oan cho ông.

    Đại diện doanh nghiệp Võ Minh, nơi ông Anh làm lái xe, cũng yêu cầu tòa phúc thẩm buộc Công an thành phố Vinh bồi thường thiệt hại hơn 42 triệu đồng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp và sửa bản án sơ thẩm. 

     Trong đơn kiện gửi TAND thành phố Vinh vào tháng 5/2016, tài xế Phan Đình Anh, làm việc tại doanh nghiệp tư nhân Võ Minh, trình bày sáng 8/3/2016 ông điều khiển xe tải đi vào đầu đường Lê Lợi và bị cảnh sát giao thông phạt lỗi "đi vào đường cấm".
     
    Ông Anh cho rằng biển báo thể hiện nội dung cấm xe 4 tấn đi vào. Xe của ông trọng lượng 3,4 tấn và không chở hàng, vì thế không vi phạm. Ông Anh sau đó không chấp hành các quyết định xử lý của cảnh sát giao thông và kiện ra tòa. 
     
    Tuy nhiên, bản án sơ thẩm cho rằng việc xử phạt tài xế Anh của cảnh sát giao thông thành phố Vinh phạt là đúng, dù thời điểm đó xe không chở hàng.
     
    Tòa phân tích, theo biển báo loại 106b được cắm, trọng lượng xe cần được hiểu là "trọng lượng xe cộng khối lượng hàng được phép chở theo thiết kế". Điều này phù hợp với thực tiễn quản lý giao thông trên địa bàn thành phố Vinh.
     
    Còn nếu hiểu là "trọng lượng xe cộng với số lượng hàng thực tế chuyên chở", thành phố phải đặt rất nhiều các trạm cân để xác định chính xác. Việc này là "không khả thi và không thể thực hiện được".
     
    Theo bản án, Quy chuẩn 41/2016 xác định biển báo P.106b có ý nghĩa tính cả khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở theo Giấy chứng nhận kiểm định, dù thời điểm đó xe có chở hàng hay không.
     
    Tòa bác đơn kiện của tài xế này; cũng không chấp nhận việc chủ xe yêu cầu Công an thành phố Vinh bồi thường 42 triệu đồng do tạm giữ phương tiện trong 9 ngày.

    Tại phiên phúc thẩm hôm nay, HĐXX nhận định bản án sơ thẩm của TAND thành phố Vinh đưa ra với tài xế Phan Đình Anh và phía doanh nghiệp là chính xác. Theo Quy chuẩn 41/2016 biển báo P.106b có ý nghĩa cấm các loại xe tải (không kể xe chở hàng hay không chở hàng), chữ số ghi trên biển thể hiện khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. 

    HĐXX kết luận, kháng cáo của tài xế Anh không có căn cứ nên bác đơn cùng yêu cầu bồi thường hơn 42 triệu đồng của doanh nghiệp Võ Minh.

    Rời phiên xử, người đại diện của tài xế Anh cho biết sẽ có đơn kháng cáo, theo đuổi vụ kiện tới cùng. 

     
    Báo quản trị |