Cơ sở nào cho nhân chứng ngồi phòng riêng?

Chủ đề   RSS   
  • #459148 28/06/2017

    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Cơ sở nào cho nhân chứng ngồi phòng riêng?

    Vừa qua, trong phiên tòa xét xử Trương Hồ Phương Nga chiều 27/6/2017, người làm chứng Nguyễn Mai Phương đã có mặt tại tòa nhưng theo yêu cầu được Hội đồng xét xử cho ngồi phòng riêng.

    Cơ sở pháp lý nào để Tòa căn cứ cho phép thực hiện việc này?

    Theo Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự, tại Khoản 3 Điều 6 về các biện pháp bảo vệ có quy định:

    Giữ bí mật việc cung cấp chứng cứ, vật chứng, tài liệu có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội của người được bảo vệ khi họ yêu cầu hoặc xét thấy họ có thể bị nguy hiểm do việc cung cấp chứng cứ, vật chứng, tài liệu đó. Tùy từng vụ án cụ thể, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần trao đổi thống nhất với cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về việc áp dụng các hình thức để bảo đảm việc giữ bí mật cho người được bảo vệ như cấm ghi hình, ghi âm, chụp ảnh tại phiên tòa; không công bố họ tên, lai lịch của người được bảo vệ; cách ly người được bảo vệ và thực hiện việc hỏi kín đối với người được bảo vệ ... Đối với người bào chữa, khi được tiếp xúc, nghiên cứu đơn thư tố giác, lời khai hoặc các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án có liên quan đến người đang được áp dụng các biện pháp bảo vệ phải cam kết giữ bí mật bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết đó”.

    Việc Hội đồng xét xử cho nhân chứng Nguyễn Mai Phương ngồi phòng riêng là để tránh việc bị báo chí ghi hình, gây ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư.

    Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc hội đồng xét xử đồng ý với yêu cầu của bà Nguyễn Mai Phương trong trường hợp này là không cần thiết bởi e ngại lời khai được phát từ phòng riêng có thực sự khách quan, có sự chấp bút trước không, khi trả lời có bị ai tác động không?

    Ý kiến của bạn thế nào?

     
    7280 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #459152   28/06/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Theo mình thấy trong vụ án này bà Nguyễn Mai Phương là nhân vật biết rõ nhất tình tiết vụ án, các bí mật xoay quanh vụ án này vì theo lời khai trước tòa của vị cáo Hồ Phương Nga, mọi hành động của cô đều có sự hướng dẫn, theo dõi bởi bà Phương. Tuy nhiên, bà Phương vẫn phải được đảm bảo bí mật vì vụ án này thực sự không đơn giản, dính líu đến rất nhiều cơ quan "lớn".

     
    Báo quản trị |  
  • #459165   28/06/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    huynhthu95 viết:

    Theo mình thấy trong vụ án này bà Nguyễn Mai Phương là nhân vật biết rõ nhất tình tiết vụ án, các bí mật xoay quanh vụ án này vì theo lời khai trước tòa của vị cáo Hồ Phương Nga, mọi hành động của cô đều có sự hướng dẫn, theo dõi bởi bà Phương. Tuy nhiên, bà Phương vẫn phải được đảm bảo bí mật vì vụ án này thực sự không đơn giản, dính líu đến rất nhiều cơ quan "lớn".

    Vậy thực chất việc cho bà Nguyễn Mai Phương ngồi phòng riêng để trả lời có xuất phát từ việc phải giữ bí mật cho bà ấy không? Như bạn nói, việc bà này dính liếu đến nhiều cơ quan "lớn", điều này có đe dọa đến tính mạng, sức khỏe hay ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân khi khai báo trực tiếp hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #459154   28/06/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    "nhiều ý kiến cho rằng ..." là bao nhiêu ý kiến ?

    Liệu có phải như ngữ pháp tiếng Anh, cứ 2 trở lên thì coi là (số) nhiều ?

     
    Báo quản trị |  
  • #459167   28/06/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    ntdieu viết:

    "nhiều ý kiến cho rằng ..." là bao nhiêu ý kiến ?

    Liệu có phải như ngữ pháp tiếng Anh, cứ 2 trở lên thì coi là (số) nhiều ?

    Mình nghĩ trên một là nhiều rồi, thực chất theo ngữ pháp tiếng Anh thì trên một được tính là số nhiều. Cũng chưa tìm thấy ý kiến nào bảo như thế nào mới được gọi là nhiều. Nếu bạn có chia sẻ cho mình biết thì hay quá. Việc dùng từ "nhiều ý kiến" như trong bài cũng chỉ là phỏng đoán theo nhìn nhận của cá nhân.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hkhduy vì bài viết hữu ích
    lan_le (02/07/2017)
  • #459163   28/06/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Điểm b Khoản 3 Điều 66 của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng”. 

    Do đó khi có yêu cầu của người làm chứng và xét thấy cần thiết thì hội đồng xét xử có quyết định cho người làm chứng được thẩm vấn trong phingf cách lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #459169   29/06/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Theo mình thấy nhân vật bí ẩn này chính xác là có dính líu tới các sếp lớn rồi vì theo lời mẹ Phương Nga nói thì những lời khai của Dung, Nghĩa bà ta đều biết và cung cấp thông tin cho mẹ Phương Nga, nói chung rắc rối trăm bề. Nếu như bà ta thật sự có biết CTM mà che giấu, đi sóng đôi giữa 2 bên Nga - Mỹ để hưởng lợi, giờ mà lòi ra bà này như ma cô, đầu dây mối nhợ toàn bộ câu chuyện

     
    Báo quản trị |  
  • #459171   29/06/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Đây là sự vụ hot trong thời gian qua và việc nhân chứng ngồi phòng kin là ngoại lệ đầu tiên diễn ra tại VN trong phiên xử hình sự. Hiện tại, có rất nhiều quan điểm về việc nhân chứng ngồi phòng kín, nếu nó là nhằm giữ và bảo đảm sự riêng tư, an toàn cho nhân chứng cũng đúng mà nếu trường hợp theo quy định phải có sự công khai theo quy định của TTHS cũng đúng. Nên chăng đây là một tiền lệ mới và thời gian tới nên áp dung.

     
    Báo quản trị |  
  • #459187   29/06/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Việc "nhân vật bí ẩn" này được ngồi phòng riêng thì đúng là bảo vệ quyền riêng tư cá nhân của bà này thật, nhưng mà mình thấy khó hiểu là tại sao người phụ nữ vẫn trả lời báo chí và được phỏng vấn bởi 1 số báo ( ví dụ : báo phụ nữ ) ??? Không lẽ bà Mai Phương tin tưởng báo chí hơn cả sự bảo vệ của Tòa án sao 

     
    Báo quản trị |  
  • #459205   29/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Tại khoản 2 Điều 4 quyền được bảo vệ, Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc Phòng - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành, cũng có quy định quyền của nhân chứng trong tố tụng hình sự như sau:
     
    Được biết trước về các biện pháp bảo vệ và có quyền đề nghị thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ nếu có căn cứ thực tế cho thấy biện pháp bảo vệ trước đó không bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của họ. 
     
    Như vậy, việc bà Nguyễn Mai Phương đương nhiên được yêu cầu Hội đồng xét xử cho mình ngồi phòng cách ly để đảm bảo an toàn cho bản thân là phù hợp, 
     
    Báo quản trị |  
  • #459215   29/06/2017

    Mình nghĩ chắc chắn nhân vật bí ẩn mà ai cũng nhắc tới chắc chắn sẽ liên quan đến ông lớn, bà lớn nào đó mới không giám ra mặt. Mọi người vẫn đang chờ xem nhân vật này là ai đây?

     
    Báo quản trị |  
  • #459225   29/06/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Đúng là nhiều yếu tố khiến vụ kiện tình-tiền này càng ngày càng hấp dẫn không khác gì một kỳ án. Rõ ràng trước giờ pháp luật về bảo vệ nhân chứng đã tồn tại trên văn bản nhưng công chúng hoàn toàn không quan tâm. Nhờ vụ kiện này thu hút đông đảo báo chí, truyền thông, người ta săm soi từng chi tiết nhỏ thì pháp luật mới đến gần với người dân hơn. Người dân hiểu được những điều của pháp luật thời đại văn minh, “bị cáo có quyền im lặng”, “bị cáo có quyền đối đáp với viện kiểm sát, với luật sư”, “nhân chứng có quyền ngồi phòng riêng",...Thật sự cảm ơn cuộc chiến Nga-Mỹ.

     
    Báo quản trị |  
  • #459241   29/06/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Việc nhân chứng ngồi phòng kín là việc đầu tiên diễn ra tại Việt Nam trong phiên xử hình sự. Chưa biết đây có phải là là tiền lệ tốt hay không nhưng hiện tại có hai luồng quan điểm ngược nhau về việc nhân chứng ngồi phòng kín này, một bên là ủng hộ khi cho rằng việc trên nhằm giữ và bảo đảm sự riêng tư, an toàn cho nhân chứng và một bên là ngược lại cho rằng cần phải có sự công khai, minh bạch.

     
    Báo quản trị |  
  • #459246   29/06/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    chào bạn

    Mình thấy rằng nhân vật bí ẩn bà Mai Phương là người biết được tình tiết về vụ án nhiều nhất và là nhân chứng quan trọng trong vụ án này, vì lý do về sự tín nhiệm, tính mạng của cá nhân có thể bị đe dọa nên bà Phương mới không muốn trả lời chất vấn trực tiếp để giữ an toàn cho mình và một chi tiết khá quan trọng bà này là người có mối quan hệ xã hội phức tạp, vậy nên quyền được chất vấn gián tiếp qua phòng riêng là hợp lý. Có lẽ đây sẽ là tiền lệ để những nhân chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có thể được giấu mặt khi tham gia những phiên tòa công khai.

     
    Báo quản trị |  
  • #459250   29/06/2017

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Mình thấy thì bà này là yếu tố quan trọng nhất trong vụ án, cách trả lời câu hỏi của luật sư trong phiên tòa vừa rồi cũng lũng cũng, có phần mập mờ. Để bảo về nhân chứng không phải bấy nhiêu là đủ, và mình nghĩ các cơ quan chức năng có những cách khác nữa để bảo về nhân chứng chứ không phải cách này là cách tốt nhất, đặc biệt là đối với một nhân chứng quan trong cho vụ án đến vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #459286   29/06/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Theo mình thấy thì việc cho nhân chứng ngồi phòng riêng thì là một trường hợp đặc biệt và chưa có căn cứ pháp lý cụ thể. Pháp luật tố tụng cũng như pháp luật hình sự chúng ta có quy định về bảo vệ cho nhân chứng chứ không có quy định về việc cho nhân chứng ngồi phòng riêng. Trong vụ án này, bà phương chưachắc là một nhân chứng chủ chốt, mang tính làm sáng tỏ cho vụ án. Lời nói của bà ta trước tòa liệu có phải là những căn cứ để hội đồng xét xử xem xét và đưa ra quyết định về vụ án hay không? Vậy việc cho ba ta ở phòng riêng nhằm mục đích gì? Theo tôi thì việc cho bà phương ngồi tại phòng riêng là chưa có căn cứ và không mang nhiều ý nghĩa trong vụ án này. Nhưng việc áp dụng cho nhân chứng ở phòng riêng như vậy xét ở một khía cạnh nào đó thể hiện sự tiến bộ và linh hoạt của hội đồng xét sự, tuy nhiên việc tiến bộ này có hiệu quả hay không thì còn phải xem xét lại. Xin cảm ơn bài viết của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #459292   29/06/2017

    Theo mình, việc chủ tọa Hội đồng xét xử đồng ý cho bà Nguyễn Mai Phương được ngồi phòng riêng tại phiên tòa là hợp lý thôi, người làm chứng yêu cầu được bảo vệ, không xuất hiện trước công chúng cũng là chính xác khi thời gian này, ai ai cũng đều quan tâm vụ việc, tò mò muốn biết bà Nguyễn Mai Phương là ai?

     
    Báo quản trị |  
  • #459516   30/06/2017

    Theo mình, việc áp dụng quy định cho phép người làm chứng được ngồi phòng kín là hợp lý. Mặc dù biết bà Mai Phương là nhân vật liên quan đến nhiều mâu thuẫn trong vụ án. Việc ngồi phòng kín là để đảm bảo danh dự, nhân phẩm, đời tư của người làm chứng, còn việc dư luận xã hội quan tâm thế nào thì bà cũng có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ mình.

    Cập nhật bởi phuonguyen2503 ngày 30/06/2017 09:44:43 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #459711   02/07/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Phiên tòa này được sự quan tâm nhiều của dư luận. Không đề cập đến các nhân vật trong cuộc, nếu nhìn vào khía cạnh tố tụng thì đây là một phiên toà công khai, một phiên toà công bằng, một phiên toà mẫu mực. Và một việc cho người làm chứng Nguyễn Mai Phương ngồi phòng kín là để đảm bảo danh dự, nhân phẩm, đời tư của người làm chứng.Cá nhân mình nghĩ đây là 1 điểm tiến bộ cần duy trì trong các phiên xét xử có sự tham gia của người làm chứng.

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #463797   07/08/2017

    Mình cũng không hiểu vì sao lại cho bà Phương này được ngồi riêng, trong trường hợp này mình nghĩ phải công khai lời khai trực tiếp của bà Mai phương vì lời khai của bà này liên quan đến vụ án rất nhiều. Và cũng nghĩ là nên cho 2 bên gặp trực tiếp nhau để nói chứ ở phòng kín vậy không biết lời khai có bị ém có chính xác không nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #463810   07/08/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    Trong 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC cũng quy đinh :

    "Điều 2. Đối tượng được bảo vệ

    1. Người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    2. Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha mẹ (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi) bên vợ hoặc bên chồng của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    Những đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đây gọi chung là người được bảo vệ.

    Điều 3. Phm vi bảo vệ

    1. Người được bảo vệ được các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản khi có căn cứ về việc họ đã hoặc sẽ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do việc người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại cung cấp chứng cứ, vật chứng, thông tin, tài liệu có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội trong vụ việc, vụ án hình sự. Căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại được hiểu là đã bị xâm hại hoặc có sự đe dọa xâm hại ở mức độ nguy hiểm đáng kể hoặc căn cứ vào tính chất đặc biệt nguy hiểm của loại tội phạm và vai trò quan trọng của người làm chứng, người tố giác tội phạm, người bị hại trong tố tụng hình sự cần phải có biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho người được bảo vệ và yêu cầu hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

    2. Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ được thực hiện trong suốt thời gian mà có căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại là có thực và không giới hạn về thời gian (trong quá trình giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, điều tra, truy t, xét xử vụ án hình sự hoặc khi bản án đã có hiệu lực pháp luật).

    3. Trường hợp có căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại vì nhng lí do khác không phải do việc họ cung cấp chứng cứ, vật chứng, thông tin, tài liệu có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội trong tố tụng hình sự thì không thuộc phạm vi bảo vệ trong Thông tư này."

    Theo quan điểm của mình thì bà Nguyễn Mai Phương không phải áp dụng phương pháp này, bởi vì bà Phương khi đưa ra lời khai cho vụ án không ảnh hưởng tới sức khỏe hay về vấn đề bí mật bản thân, cũng không nhất thiết phải áp dụng biện pháp này cho bà Phương để đảm bảo cho những người tham gia xét xử và những người tham dự phiên tòa được rõ tình tiết của vụ án.

    Cập nhật bởi tuyet38 ngày 07/08/2017 12:21:01 CH

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |