BachThanhDC viết:
Chào anhminhnguyen!
Thực tế thì các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng biện pháp ngăn chặn "Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị đẻ bảo đảm" rồi, chứ không chỉ là luật trên giấy. Các vụ án thường hay được áp dụng là các vụ án mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các vụ án mà người phạm tội là người nước ngoài phạm các tội xâm phạm sở hữu như lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm...
Về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp này, hiện nay chưa có văn bản chính thức hướng dẫn mà mới chỉ có Dự thảo là Thông tư liên tịch giữa BTP-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BQP-BTC do Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo từ tháng 4/2012. Về cơ bản Dự thảo đã hoàn tất, chỉ còn vướng mắc ở khâu thủ tục định giá tài sản đối với tài sản có giá trị được đặt để bảo đảm. Theo dự kiến thì Thông tư này sẽ được ký và triển khai thực hiện trong Quý I/2013 nhưng nay đã bước sang Quý III/2013 rồi vẫn chưa thấy ban hành.
Bạn có thể tải DỰ THẢO tại file đính kèm để tham khảo.
Thân ái!
Vâng, em sẽ đọc và nghiên cứu, đóng góp kiến nghị lên Ban soạn thảo những quan điểm của cá nhân em và những điểm cần thiết để hoàn thiện một thủ tục rất là văn minh và đúng với xu thế phát triển của đất nước này!
Em nghĩ ban hành đạo luật này thì chỉ có lợi cho Nhà nước (được thu tạm một khoản tiền ký quỹ, sung quỹ v.v...) và giới thượng lưu mà thôi, chứ nhân dân phổ thông thì e là hơi khó.
Tuy nhiên, em lại cũng nghĩ là không khó, miễn sao luật ban hành công khai, minh bạch và rõ ràng, chi tiết, thống nhất là được. Em thấy khi sự việc đã đến mức hình sự thì gia đình nào cũng sẽ chạy được.
Chỉ còn phụ thuộc vào sự nhìn ra trông rộng, bao quát hết mọi khả năng, đánh giá đúng đắn và thi hành pháp luật nghiêm minh của các cơ quan thực thi thôi. Em là em rất kết luật này đấy nhé! Thanks bác:)