Cơ quan thực hiện pháp điển phải thu thập các văn bản nào?

Chủ đề   RSS   
  • #616597 20/09/2024

    lamint

    Sơ sinh

    Vietnam --> Lâm Đồng
    Tham gia:05/12/2023
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cơ quan thực hiện pháp điển phải thu thập các văn bản nào?

    "Pháp điển” là thuật ngữ pháp lý phổ biến có gốc là từ từ Latin “Codex” dùng để chỉ một tập hợp các văn bản pháp lý có cùng chủ đề. Tại Việt Nam, Pháp điển được hiểu là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển.

    Pháp điển là gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển.

    Việc thực hện pháp điển không làm thay đổi nội dung của quy phạm pháp luật được pháp điển. Văn bản được pháp điển được xếp theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp. Ngoài ra, khi quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì sẽ bị loại bỏ khỏi Bộ pháp điển và được cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành.

    Cơ quan nào thực hiện pháp điển?

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 63/2013/NĐ-CP quy định các cơ quan sau thực hiện pháp điển theo thẩm quyền của mình:

    - Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

    - Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của mình.

    - Văn phòng Quốc hội thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành điều chỉnh những vấn đề không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước như trên.

    - Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước như trên.

    Cơ quan thực hiện pháp điển phải thu thập các văn bản nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 63/2013/NĐ-CP thì Cơ quan thực hiện pháp điển phải thu thập các văn bản sau:

    - Các văn bản thuộc nội dung của đề mục gồm: Văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản đó;

    - Các văn bản có nội dung liên quan đến các văn bản nêu trên.

    Các văn bản như trên được thu thập theo thứ tự ưu tiên sau: Bản gốc văn bản; bản chính văn bản; bản đăng trên Công báo; bản sao y bản chính; bản sao lục của cơ quan, người có thẩm quyền; văn bản hợp nhất; văn bản đã được rà soát, hệ thống hóa được cơ quan có thẩm quyền công bố.

    Nguồn thu thập đối với từng văn bản phải được ghi rõ trong Danh mục các văn bản đã được thu thập.

    Lưu ý: không lấy các nội dung sau:

    - Các quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực vào thời điểm cơ quan thực hiện pháp điển tiến hành việc pháp điển.

    - Quốc hiệu, căn cứ ban hành, lời nói đầu, phần về quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền, dấu của cơ quan, tổ chức, nơi nhận văn bản.

    Như vậy, Pháp điển hóa đơn giản là quá trình thu thập, sắp xếp và hệ thống hóa các quy định pháp luật còn hiệu lực theo các tiêu chí cụ thể để dễ dàng tra cứu và sử dụng.

     
    21 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận