Cơ quan nào có quyền lập Lý lịch tư pháp về án tích?

Chủ đề   RSS   
  • #616598 20/09/2024

    lamint

    Sơ sinh

    Vietnam --> Lâm Đồng
    Tham gia:05/12/2023
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cơ quan nào có quyền lập Lý lịch tư pháp về án tích?

    Lý lịch tư pháp về án tích có vai trò quan trọng trong quản lý hộ tịch cũng như ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Vì vậy việc lập Lý lịch tư pháp về án tích phải được thực hiện nghiêm túc và được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

    Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là gì?

    Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 định nghĩa Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.

    Cơ quan nào có thẩm quyền lập Lý lịch tư pháp về án tích?

    Căn cứ Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định lập Lý lịch tư pháp về án tích được thực hiện như sau:

    - Sở Tư pháp nơi người bị kết án thường trú lập Lý lịch tư pháp của người đó; trường hợp không xác định được nơi thường trú thì Sở Tư pháp nơi người bị kết án tạm trú lập Lý lịch tư pháp.

    Lý lịch tư pháp được lập thành hai bản, một bản do Sở Tư pháp quản lý, một bản được chuyển đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

    - Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia lập và lưu giữ Lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

    + Không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người bị kết án;

    + Người bị kết án được dẫn độ để thi hành án hoặc được chuyển giao để chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam;

    + Nhận được bản sao trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp.

    - Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích.

    - Lý lịch tư pháp được lập riêng cho từng người bị kết án với các nội dung sau đây:

    + Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người đó;

    + Ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

    - Trường hợp một người bị kết án về nhiều tội và đã được tổng hợp hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự thì Lý lịch tư pháp của người đó ghi rõ từng tội danh, điều khoản luật được áp dụng và hình phạt chung đối với các tội đó.

    Như vậy, thông thường Sở Tư pháp sẽ là cơ quan lập Lý lịch tư pháp về án tích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt quy định như trên thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cũng có thẩm quyền lập Lý lịch tư pháp về án tích.

    Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích khi tái thẩm như thế nào?

    Căn cứ Điều 28 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định việc cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong trường hợp tái thẩm được thực hiện như sau:

    - Đối với quyết định tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Sở Tư pháp ghi nội dung quyết định đó vào Lý lịch tư pháp.

    -Đối với quyết định tái thẩm huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Sở Tư pháp cập nhật thông tin lý lịch tư pháp như sau:

    + Trường hợp Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định bị huỷ thì Lý lịch tư pháp được xóa bỏ trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;

    + Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nhiều bản án, quyết định thì thông tin về bản án, quyết định bị huỷ trong Lý lịch tư pháp được xóa bỏ.

    Lý lịch tư pháp án tích là một phần quan trọng trong quản lý thông tin công dân,  đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong xã hội.

     
    46 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận