CÁCH HỌC HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP

Chủ đề   RSS   
  • #447421 22/02/2017

    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    CÁCH HỌC HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP

    >>> Toàn bộ điểm mới Luật doanh nghiệp 2014

    >>> So sánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần

    >>> So sánh Công ty TNHH 1 thành viên với DNTN

    >>> So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện

    >>> Phân biệt hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

    >>> Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông

    >>> So sánh giữa pháp nhân và thương nhân

    >>> 18 câu hỏi – đáp phổ biến về hộ kinh doanh

    >>> Các trường hợp thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư

    >>> Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh

    >>> Tập hợp văn bản hướng dẫn 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

    >>> Sơ đồ các mối quan hệ thân thiết bị cấm tại doanh nghiệp

    >>> Chuyên trang nghiên cứu dành cho doanh nghiệp

    CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO

    Chúng ta cần học môn Luật doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?

    Để học hiệu quả luật doanh nghiệp, mình vận dụng các bước sau:

    Bước thứ nhất: Chia ra theo từng chủ đề chính, làm thành các chuyên mục.

    Bước thứ hai: Trong mỗi chủ đề, cần nắm được nội dung chính của nó , khái niệm cơ bán và các văn bản pháp lí liên quan.

    Bước thứ ba: Lập sơ đồ tư duy, chi tiết hóa những nội dung trên

    Bước thứ tư: Liên hệ thực tiễn thông qua nhiêu phương tiện khác nhau.

    Sau khi vững kiến thức cơ bản cũng như có một số thông tin về một số ví dụ cụ thể trên thực tiễn, mình thường bình luận, xem xét, đưa ra quan điểm cá nhân quy định đó đã phù hợp thực tiễn hay chưa. Ngoài ra, mình còn liên hệ giữa các văn bản pháp luật liên quan khác.

    Trong những buổi học hoặc sinh hoạt với các thành viên trong nhóm luật, mình sẽ đưa chủ đề đó ra bàn luận, mọi người cùng nhau nêu ý kiến.

    Về phương pháp làm bài thi hiệu quả,mình xin chia sẻ như sau:

    Đề thi các môn luật thường có ba phần, các bạn cần đọc kĩ đề , và phân nó vào chủ đề nào bạn đã chia trước đó.

    - Phần nhận định đúng sai: Nếu đã có học bài và nắm được tinh thần của luật, khi đọc và xác định phạm vi của câu nhận định, bạn sẽ hình thành ngay quan điểm đúng/sai về câu nhận định đó trong não bộ. Vấn đề còn lại của bạn là trình bày câu trả lời và tìm điều luật quy định làm căn cứ.

    Có môt lưu ý cho các bạn như sau: Đa số, khi làm phần nhận định các bạn có xu hướng đưa  cơ sở pháp lí và kết luận ngay hoặc tìm một ví dụ sai thì câu nhận định đó sẽ sai. Cách làm của các bạn không sai nhưng sẽ không đạt được điểm tối đa. Bởi lẽ, giảng viên sẽ đặt ra một nghi vấn liệu bạn hiểu bài , có kiến thức hay chỉ “ học vẹt” hoặc đó không phải sản phẩm của bạn, thiếu tính logic,….

    - Phần lí thuyết: phần này không yêu cầu quá nhiều kĩ năng. Cốt yếu bạn phải hiểu đúng đề, trả lời đúng trọng tâm , đưa ra căn cứ rõ ràng và lập luận logic. Cá nhân mình thường xem câu trả lời có bao nhiêu ý chính, từ đó sắp xếp các ý chính thành các luận điểm theo một trình tự thích hợp.

    - Phần bài tập tình huống: các bạn cần lưu ý thời gian sự kiện pháp lí sảy ra, đối tượng mà luật điều chỉnh, hiệu lực của văn bản pháp luật,… Từ các yếu tố trên, bạn phải chọn ra đúng văn bán pháp luật phù hợp để làm căn cứ, giải quyết tình huống nêu ra.

    Sau đây là một số văn bản pháp luật Luật doanh nghiệp thường sử dụng nhất:

    Luật doanh nghiệp 2014 :được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015

    Nghị định 78/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 14/9/2015 quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2015.

    Nghị định 81/2015/NĐ-CP: : Về Công bố thông tin của Doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ ban hành ngày 18/9/2015, có hiệu lực kể từ ngày 5/11/2015.

    Nghị định 96/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2014, có hiệu lực kể từ ngày 8/12/2015.

    >>> Xem toàn bộ văn bản pháp luật doanh nghiệp tại đây.

    MÌNH SẼ LIÊN TỤC ĐĂNG LÊN CÁC BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH, TÌNH HUỐNG, CÂU HỎI LÍ THUYẾT LIÊN QUAN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP, CÁC ĐỀ THI LUẬT DOANH NGHIỆP TẠI TOPIC NÀY. CÁC BẠN NHỚ THEO DÕI THƯỜNG XUYÊN NHÉ! MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG ĐỂ LẠI TẠI ĐÂY!

    CHÚC CÁC BẠN MỘT NGÀY LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP TỐT!

     
    69054 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Anh_Trinh vì bài viết hữu ích
    conan1979 (26/03/2018) HIEN032012 (21/10/2017) HoaBatTu1209_d (16/10/2017) fdfdsfd (09/03/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang «<456789>
Thảo luận
  • #448140   27/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    vietngocphong viết:

    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh

    Chào bạn.

    về cơ bản Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ( GCNĐKKD) và giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh ( GCNĐKHĐCN) khác nhau về thời gian, nội dung, ý nghĩa.

    + thời gian: GCNĐKKD được cấp khi thành lập công ty. GCNĐKHĐCN được cấp khi thành lập thêm chi nhánh mới. GCNĐKKD có trước GCNĐKHĐCN.

    + Nội dung: GCNĐKKD chứa đựng thông tin cơ bản của doanh nghiệp. còn GCNĐKHĐCN chứa đựng thông tin tên, địa chỉ chi nhánh, người đứng đầu và quan trọng là chi nhánh của công ty nào. 

    + ý nghĩa: Nếu nói GCNĐKKD là giấy khai sinh của công ty (mẹ)  thì GCNĐKHĐCN là giấy khai sinh của chi nhánh ( con). Trong trường hợp GCNĐKHĐKD bị thu hồi, cấm việc tiếp tục kinh doanh của chi nhánh đó , công ty vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu GCNĐKKD bị thu hồi , cấm kinh doanh thì toàn bộ công ty, kể cả chi nhánh phải dừng hoạt động. 

     
    Báo quản trị |  
  • #447720   23/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Phần hệ thống hóa, lập sơ đồ tư duy cho từng chuyên mục thì nên chia theo đặc điểm từng loại hình doanh nghiệp hả các bác?

    Cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #448139   27/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    minhcuong1704 viết:

    Phần hệ thống hóa, lập sơ đồ tư duy cho từng chuyên mục thì nên chia theo đặc điểm từng loại hình doanh nghiệp hả các bác?

    Cảm ơn

    chào bạn. 

    việc lập sơ đồ tư duy chia theo loại hình kinh doanh.

    mặt khác, mỗi loại hình kinh doanh đều được quy định theo mô típ chung: 

    +  khái niệm, đặc điểm

    + cơ cấu tổ chức: trong phần này, bạn vẽ nhánh cho từng cơ quan, chức vụ

    + vốn: quy định các vấn đề như vốn điều lệ, mua bán, chuyển nhựng vốn góp/ cổ phần,...

    Thông qua việc tạo sơ đồ tư duy, bạn dễ dàng so sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm cũng như hoạt động của các loại hình này. 

    hiện nay có khá nhiều phần mềm vẽ sơ đồ tư duy, có thể chèn hình ảnh, làm màu chữ,... bạn có thể tham khảo thêm.

    CHÚC BẠN HỌC TẬP TỐT!

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #448077   26/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Cảm ơn bạn đã hướng dẫn cách học hiệu quả nhé.

    Phần doanh nghiệp rất quan trọng đối với các bạn sinh viên có định hướng làm việc cho công ty tư nhân sau này.

    Pháp luật doanh nghiệp là rất cần thiết với sinh viên và cả những người làm kinh doanh. Kiến thức pháp luật đối với hoạt động kinh doanh để đảm bảo hành lang pháp lý cho chủ doanh nghiệp

    Cập nhật bởi minhcuong1704 ngày 26/02/2017 01:30:22 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #448097   26/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Cảm ơn bài viết của tác giả nhé, đối với các sinh viên luật thì đây là một bài viết khá bổ ích và cần thiết. Mình cũng vừa học xong môn Luật doanh nghiệp. Học tốt môn này có thể giúp khá nhiều cho sinh viên khi định hướng theo con đường pháp chế doanh nghiệp sau này ấy nhỉ? :)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (26/02/2017)
  • #448713   03/03/2017

    loan10297
    loan10297

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:03/03/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình huống doanh nghiệp tư nhân

    giúp với ạ!!!!!!!!!!!!!chân thành cảm ơn

    Giả sử ông A là chủ doanh nghiệp tư nhân X. DN này đang hoạt động 1 thời gian thì ông A bận việc gia đình nên không thể quản lý, kinh doanh DNTN nên ông A muốn cho người khác thuê DNTN của mình.

    Hỏi: Ông A có quyền cho thuê DNTN không? Đối tượng cho thuê là gì? Trong trường hợp này, Ông A và người thuê cần phải làm gì? (phân tích rõ)

     
    Báo quản trị |  
  • #448726   04/03/2017

    liemnt1981
    liemnt1981

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công ty TNHH hai thành viên

    Kính nhờ Anh, Chị cho bài mẫu làm Tiểu luận: Công Ty TNHH hai thành viên- lý luận và thực tiễn và 

    phần: "Các vướng mắc và hướng hoàn thiện theo pháp luật điều chỉnh về công ty TNHH hai thành viên trở lên hiện nay"

    Trân trọng cám ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #401193   01/10/2015

    SuLuBu
    SuLuBu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho em hỏi bài tập

    Có thể cho em hỏi cách giải quyết tình huống này đc ko ạ? Cô giáo cho bài tập nhóm mà em ko biết làm làm sao ạ.Em cám ơn nhiều ạ

     

    Ngày 28/1/2013, ông Cường phó giám đốc công ty cổ phần A (trụ sở tại TP. HCM) đã kí hợp đồng mua 10 xe du lịch với ông Vàng chủ tịch HĐTV công ty TNHH B (trụ sở tại Hà Nội, công ty B có 3 thành viên là Hoa, Mai, Vàng). Công ty B không giao đủ xe như thỏa thuận dù công ty A đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán. A quyết định khởi kiện B tại trung tâm trọng tài F. Trong quá trình giải quyết vụ việc, A còn tìm hiểu biết công ty B đang có mâu thuẫn nội bộ. Mai đã chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho Liên mà không thông báo, ông Vàng với tư cách chủ tịch HĐTV đã ra quyết định khai trừ Mai ra khỏi công ty. Ngược lại, Mai cho rằng ông Vàng không đủ tư cách thành viên vì mảnh đất ông góp vốn chưa sang tên cho công ty, tự ông Vàng ký vào giấy chứng nhận vốn góp của mình. 
    Hãy nhận xét các sự kiện pháp lý trên.

    Cập nhật bởi SuLuBu ngày 01/10/2015 10:20:22 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #402191   10/10/2015

    Miễn nhiệm chủ tịch HĐQT

    Bà Lê thị T và 2 người nữa được cử làm đại diện của công ty cổ phần NT có 80% vốn nhà nước (của bà là 40%) và được cử làm chủ tịch HĐQT. Ngày 12/5/2012 ĐHĐCĐ họp đưa ra quyết định miễn nhiệm chức vụ của bà vì làm sai trọng trách...bà T phản đối và nộp đơn khiếu nại lên UBND tỉnh NT. Ttrên cơ sở đơn khiếu nại Chủ tịch UBND tỉnh NT ra chỉ thị dừng quyết định....đồng thời đề nghi thanh tra tỉnh điều tra xem xét vụ việc. Xét giả trị pháp lý của

    a/ đơn khiếu nại của bà T

    b/ chỉ thị của chủ tịch UBND đó

     
    Báo quản trị |  
  • #400289   23/09/2015

    phuongquynhnguyen
    phuongquynhnguyen

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2015
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Câu hỏi bài tập

    Hai ông Y, Z là bác sỹ đã nghỉ hưu, nay các ông muốn cùng đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh.

    a. Hãy xác định: những hình thức đầu tư nào 2 ông Y, Z có thể lựa chọn để thực hiện hoạt động kinh doanh? Vì sao?

    b. Với mỗi hình thức đầu tư đó, hãy giả định một trong 2 ông chết. Hãy xác định hậu quả pháp lý đối với doanh nghiệp chung của 2 ông trong trường hợp này?

     
    Báo quản trị |  
  • #384430   21/05/2015

    baoxinh
    baoxinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật kinh tế

    Luật sư cho e hỏi. Trong bài thi luật kinh tế của em có câu: phân tích tính chất pháp lí của khẳng định sau: " Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên không được giao kết hợp đồng." .

    Xin cho em hỏi câu này là đúng hay sai và phải phân tích như thế nào ạ? 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #400086   21/09/2015

    hothioanhoanh
    hothioanhoanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập môn Luật doanh nghiệp

    làm giúp em bài này với ạ em cảm ơn!

    công ty cp A gồm 4 cổ đông A,B,C,D với số vốn điều lệ là 30 tỷ. tỷ lệ cổ phần lần lượt là A:25%, B:30%, C( công ty cổ phần SS) 50% và D:5%.

    a, Cơ cấu của công ty A sẽ như thế nào?

    b, Công ty muốn sữa đổi điều lệ công ty nhưng A không đồng ý các thành viên còn lại nhất trí.Quyết định này có được thông qua hay không? Nếu bạn là A bạn sẽ làm gì để bảo vệ quyền của mình?

    Cập nhật bởi hothioanhoanh ngày 21/09/2015 12:58:23 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #449551   15/03/2017

    Luật doanh nghiệp

    Công ty TNHH X được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp năm 2006 ông A, bà B, ông C, ông D thành lập. Vốn điều lệ là 470000000 đồng. điều lệ công ty quy định, trong trường hợp thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác phải được sự đồng ý của số thành viên đại diện cho ít nhất là 80% vốn điều lệ chấp nhận. Các nội dung khác như quy định của Luật doanh nghiệp. Sau hơn 1 năm hoạt động, trong nội bộ công ty có nhiều biến động. Ông C và ông D đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho hai thành viên còn lại là ông A và bà B. Đến thời điểm này ông A và bà B đều nắm giữ 50% vốn điều lệ. Ông A nắm giữ chức chủ tịch Hội đồng thành viên. Công ty thuê bà E  làm giám đốc điều hành công ty.

    Đến giữa năm 2008, giữa ông A và bà B phát sinh mâu thuẫn. Bà B làm đơn khởi kiện công ty X dến TAND TP.HCM yêu cầu xin rút 50% vốn điều lệ là 235000000 đồng, được sở hữu 50% toàn bộ tài sản công ty và được chia lợi nhuận đến ngày bà ra khỏi công ty.

    Tại các biên bản làm việc giữa TAND TPHCM  với bà B vào các ngày 29/6/2008 và 20/7/2008bà B đều yêu cầu được rút toàn bộ vốn hoặc chuyển nhượng cho các thành viên khác theo giá thỏa thuận, nếu không chuyển nhượng được cho các thành viên khác thì giải thể công ty. Tại cuộc họp các thành viên công ty ngày 16/8/2008 và biên bản hòa giải không thành ngày 13/9/2008 bà B thông báo đã có người chấp nhận mua phần vốn góp của bà với giá 235000000 đồng. Nhưng ông A không cho bà chuyển nhượng cho người ngoài công ty, ông không mua phần góp vốn này và cũng không giới thiệu ai vì giá mà bà B đưa ra là không hợp lý. Trong khi đó công ty Y đồng ý mua lại phần vốn góp, quyền lợi của bà B trong công ty X với giá thỏa thuận là 235000000 đồng và đồng ý làm thành viên của công ty X, đồng thời chịu toàn bộ trách nhiệm, nghĩa vụ của bà trong công ty.

    1. Quy đinh " thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác phải được sự đồng ý của số thành viên đại diện cho ít nhất là 80% vốn điều lệ chấp nhận." có trái Luật doanh nghiệp không

    2. Công ty Y có quyền mua lại phần vốn góp của bà B và thay bà hưởng các quyền cũng như gánh vác các nghĩa vụ taih công ty X không?3. Trong trường hợp không chuyển được phần vốn của mình bà B có quyền rút lại vốn không? Công ty có bắt buộc giải thể theo yêu cầu của bà B không?

     
    Báo quản trị |  
  • #452065   18/04/2017

    dohuyen122
    dohuyen122

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục khai trừ ra khỏi thành viên HĐQT của công ty CP

    Công ty CP Trí Tuệ có vốn điều lệ là 5 tỷ đồng , được chia thành 500.000 cổ phần. Theo điều lệ công ty có 5 cổ đông sáng lập nắm giữ 100.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết là A, B ,C, D, E. 400.000 cổ phần còn lại do 10 cổ đông phổ thông còn lại nắm giữ ( trong đó có H).  Theo đó, A được bầu là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc. Thành viên của HĐQT phải nắm giữ ít nhất 5% số cổ phần của cty. ông A đã bán ra 17.000 cổ phần phổ thông sau 7 ngày được bầu làm chủ tịch HĐQT cho người ngoài công ty qua chuyển nhượng. Ngay trước ngày đại hội cổ đông họp để bầu ra thành viên HĐQT ông H đã chuyển nhượng 5000 cổ phần phổ thông trong số 5300 cổ phần của mình cho người ngoài công ty. Vậy cho em hỏi nếu muốn khai trừ A và H ra khỏi công ty thì thành viên HĐQT phải tiến hành thủ tục như thế nào? Em chân thành cảm ơn ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #451310   09/04/2017

    Quynh3103
    Quynh3103

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyết tình huống Luật doanh nghiệp

    Trường quốc tế H là một liên doanh, trong đó nhóm Việt kiều chiếm 60% và đối tác trong nước chiếm 40% vốn. Lãnh đạo trường gồm một hội đồng quản trị có 5 thành viên, nhóm Việt kiều có 3 đại diện và đối tác trong nước có 2 đại diện. Từ 2002 cho đến nay, do bất đồng ý kiến, hội đồng quản trị chưa hề nhóm họp, toàn bộ hoạt động của trường do Tổng giám đốc là một Việt kiều điều hành. Tháng 5/2005 tổng giám đốc bỏ về Mỹ, để lại khoản nợ của trường là 3 tỷ. 

    Chủ nợ có thể làm gì?
    Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên?
    Hướng giải quyết như thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #470258   10/10/2017

    Thanglaw97
    Thanglaw97

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2017
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 3 lần


    Giới hạn góp vốn mua cổ phần Điều 129 Luật Tổ chức tín dụng

    Ai có thể cho em ví dụ về việc giới hạn góp vốn mua cổ phần theo quy định tại Điều 129 Luật Tổ chức tín dụng được không ạ?

    Em cảm ơn!

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #470329   10/10/2017

    thuytrang123kcr
    thuytrang123kcr

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hợp đồng vô hiệu

        Công ty cổ phần Bình Minh ký hợp đồng bán 10 tấn gạo cho công ty cổ phần Việt Hà với giá trị 150 triệu đồng. Hợp đồng do giám đốc hai công ty trực tiếp ký kết. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty cổ phần Bình Minh đã giao đủ hàng cho Công ty cổ phần Việt Hà. Hết thời hạn thanh toán, Công ty cổ phần Việt Hà mới chỉ thanh toán 50 triệu đồng cho công ty cổ phần Bình Minh. Khi công ty cổ phần Bình Minh yêu cầu công ty cổ phần Việt Hà thanh toán số tiền còn thiếu, công ty cổ phần Việt Hà đưa ra lý do Giám đốc- người đã ký hợp đồng trên là không đúng quy định, do theo điều lệ Công ty cổ phần Việt Hà quy định: Chủ tịch Hội đồng quản trị là đại diện theo pháp luật của công ty và Giám đốc chỉ được kí các hợp đồng với tổng giá trị dưới 100 triệu đồng. Công ty cổ phần Việt Hà đã có đơn đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu.

    Câu hỏi:

    1)    Xác định phạm vi đại diện trong trường hợp trên.

    2)    Việc công ty cổ phần Việt Hà làm đơn yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu có được tòa án chấp nhận không? Tại sao?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrang123kcr vì bài viết hữu ích
    gacontn164 (11/10/2017)
  • #471430   18/10/2017

    Tranghighlight
    Tranghighlight

    Male
    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công ty cổ phần

    Cho e hỏi theo luật mới nhất hiện nay cơ chế góp vốn của công ty cổ phần như thế nào và tại sao công ty cổ phần được gọi là công ty đại chúng vậy thưa luật sư
     
    Báo quản trị |  
  • #471449   18/10/2017

    Cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần ưu đãi hoàn lại

    Thưa luật sư, em muốn hỏi rằng cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền giữ các chức danh quản lý trong cty cổ phần hay không? Vì sao?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #461000   14/07/2017

    loitk
    loitk

    Sơ sinh


    Tham gia:08/05/2017
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Đại hội Hợp tác xã

    Hợp tác xã hết nhiệm kỳ phải tổ chức đại hội. Nhưng Hội đồng quản trì không tổ chức Đại hội hết nhiệm kỳ theo quy định thì phải xử lý thế nào?

     
    Báo quản trị |