CỔ PHẦN ƯU ĐÃI BIỂU QUYẾT

Chủ đề   RSS   
  • #169877 03/03/2012

    nguyenhappy_18

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/03/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    CỔ PHẦN ƯU ĐÃI BIỂU QUYẾT

    Cho mình hỏi là, tại sao sau 3 năm, cổ phần ưu đãi biểu quyết lại chuyển thành cổ phần phổ thông mà không phải là 1 khoảng thời gian khác?
     
    12371 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #169893   03/03/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Câu hỏi của bạn mình thấy rất hay. Rất giống như câu hỏi "tại sao công ty cổ phẩn phải có ít nhất 3 thành viên trở lên" hay "tại sao công ty TNHH tối đa không quá 50 thành viên?"
    Mỗi một quy định của pháp luật thì nhà làm luật đều có một cơ sở nhất định. Chỉ có điều những người áp dụng thì phần lớn không hiểu nổi cơ sở mà các nhà làm luật là gì. Do đó, mới có tình trạng thắc mắc.
    Theo mình, đó là thời gian cần thiết để cho công ty cổ phần đi vào hoạt động ổn định. Dựa vào đặc điểm của loại cổ phần ưu đãi biểu quyết (áp dụng đối với các thành viên sáng lập) thì cho thấy đây là ưu thế của các cổ đông sáng lập so với các loại cổ đông khác trong việc quyết định các vấn đề của công ty. Do đó, để công ty từ khi thành lập đến khi đi vào hoạt động ổn định thì các cổ đông sáng lập cần có tiếng nói hơn so với các cổ đông khác, tránh được sự phá rối từ bên ngoài chẳng hạn. Nó thể hiện vai trò của cổ đông sáng lập đối với hoạt động của công ty. Tới khi hết thời hạn trên, khi mà công ty đã đi vào hoạt động ổn định thì vai trò của cô đông sáng lập với cổ đông thường sẽ như nhau, và phụ thuộc vào phần vốn góp của các thành viên.
    Nôm na mình hiểu như vậy.
    Một vài trao đổi với bạn.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    Trangiuelf (04/03/2012) tranglaw049 (03/03/2017)
  • #169932   04/03/2012

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    câu trả lời của anhdv hoàn toàn chính xác, vấn đề này hầu hết các giáo trình có trình bày đó bạn, bạn nên tham khảo thêm trước khi hỏi nhé

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #557444   08/09/2020

    phanlangyen
    phanlangyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thực ra chẳng có cơ sở nào cụ thể và vững chắc về mặt nguyên lý hay thực tiễn gì đâu.

    Giới hạn 3 năm chỉ là suy diễn dựa trên ý chí chủ quan của nhà làm luật.

    Rất nhiều công ty lớn trên thế giới có Cổ phần ưu đãi biểu quyết với tỉ lệ rất cao và tồn tại vĩnh viển, đơn cử như Google, 47 triệu cổ phần loại B do các nhà sáng lập/điều hành nắm giữ có 10 quyền biểu quyết → 470 triệu quyền (61%), 298 triệu cổ phần thường (loại A) chỉ có 1 quyền biểu quyết, còn (47 + 298) triệu cp loại C thì không có quyền biểu quyết nào. Loại C chỉ rẻ hơn loại A một chút xíu (1-2%), và có thể phát hành thêm để mua lại, sáp nhập công ty khác.

    Thậm chí ở Prosus, công ty nắm 30% Tencent, thì công ty mẹ là Naspers nắm 72%, nhưng mỗi cổ phần có đến 1000x quyền bỏ phiếu; đến lượt trong chính Naspers thì các cổ đông lãnh đạo cũng có 1000x quyền tương tự.

    Cập nhật bởi phanlangyen ngày 08/09/2020 02:41:47 SA edit một chữ
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phanlangyen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/09/2020)