Bạn à!
Về cơ bản, thời hạn kháng cáo, kháng nghị là 30 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm chứ không phải là 15 ngày sau khi bản án được tuyên như cách hiểu của bạn.
BLTTHS quy định:
Điều 234. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị
1. Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án.
2. Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn.
Điều 235. Kháng cáo quá hạn
1. Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng.
2. Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán để xét lý do kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn.
Như vậy, nếu có bị cáo, đương sự vắng mặt thì thời hạn kháng cáo có thể vượt quá 15 ngày, và có trường hợp có thể vượt quá 30 ngày.
Về trường hợp chủ topic đã nêu, đồng ý với bạn về việc viện dẫn điều 9 BLTTHS. Tuy nhiên , có một điểm khác biệt mang tính đặc thù của án treo cần lưu ý là "Thời hạn thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm" chứ không phải là "Tính từ này bản án có hiệu lực pháp luật". Do đó nếu A phạm tội trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà khi hết thời hạn này không có kháng cáo, kháng nghị thì đương nhiên án sơ thẩm có hiệu lực và thời hạn thử thách được tính cho A kể từ ngày tuyên án. Sau ngày tuyên án A phạm tội thì phải xác dịnh A phạm tội trong thời gian thử thách.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!