tuanpolice viết:
A mượn xe máy của B rồi đi cầm đồ, A đòi B trả lại tài sản B đã cầm nhưng B không trả. Tại cơ quan điều tra A khai cho B mượn xe để đi về nhà nhưng B lại mang đi cắm lấy tiền tiêu sài. Còn B lại khai A cho B mượn xe, B bảo là đi cầm đồ và A vẫn đồng ý cho đi cầm đồ. Có sự mâu thuẫn trong lời khai, không thể làm rõ ai khai sai, ai khai đúng. Vậy B có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay chỉ là vi phạm hợp đồng dân sự.
"A đòi B trả lại tài sản B đã cầm nhưng B không trả".(1)
Theo A thì:
-cho B mượn xe để đi về nhà nhưng B lại mang đi cắm lấy tiền tiêu xài.
Theo B thì:
-"A cho B mượn xe, B bảo là đi cầm đồ và A vẫn đồng ý cho đi cầm đồ." (2)
Vấn đề là xác định lời khai nào đúng (chứng cứ nào là có thật).
Nhận xét:
-Với ý kiến của A (1) thì B thừa nhận toàn bộ: có mượn và có cầm xe nên không cần chứng minh.
-Với ý kiến của B (2) " B bảo là đi cầm đồ và A vẫn đồng ý cho đi cầm đồ" thì B phải chứng minh bằng vật chứng (giấy xác nhận hoặc ghi âm, ghi hình) thể hiện A có nói như trên; hoặc có người làm chứng có nghe A nói như trên vì A không thừa nhận.
Tùy theo chứng cứ của B có hay không mà kết luận B có phạm tội hay không. Khả năng nào cũng có thể xãy ra.
Một cách chủ quan thì việc A đồng ý cho B cầm xe mình là khó xãy ra hơn, vì nếu muốn giúp thì chính A đi cầm hoặc bảo lãnh cho B thì sẽ thuận lợi và hợp pháp về thủ tục và dễ vay hơn.
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 28/06/2015 08:21:07 CH