Có phạm tội không

Chủ đề   RSS   
  • #419028 19/03/2016

    nguyendat171992

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có phạm tội không

    Mong Luật sự giúp em!

    21 giờ ngày 20/6 Lâm Đức T ngụ tại phường 21 quận B uống rượu về vô cớ chửi vợ, đánh con, đập phá đồ đạc. Theo lời khuyên của mẹ, Lâm H và Lâm Tr đè bố xuống, lấy dây trói chân tay lại  để ông T không thể đập phá đồ đạc. Bị con trói, ông T càng chửi mắng, la hét to hơn. Lâm H tức quá chạy lại bịt miệng không cho bố la hét. Ông T dãy dụa chống lại. Thấy vậy Tr chạy đến giữ chặt cổ bố để H bịt miệng. Khi thấy bố mình không còn cựa quậy, H và Tr mới chịu buông ra. Một lúc sau thấy ông T vẫn nằm im, H và Tr mới giật mình chạy lại xem thì thấy ông đã tắt thở.

    Hỏi: Theo đồng chí, Lâm H và Lâm Tr có phạm tội không? Bà vợ ông T có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của ông T không? Tại sao?

     
    2892 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #446350   12/02/2017

    Chào bạn, dựa vào thông tin bạn cung cấp, tôi xin có một vài trao đổi như sau:

                Thứ nhất, ở trường hợp này, Lâm Tr và Lâm H phạm tội Vô ý làm chết người (nếu đủ tuổi chịu TNHS- 18 tuổi và không bị mất năng lực hành vi dân sự), vì:

    -          2 người đã gây ra hậu quả là làm người bố chết.

    -          2 người đó không có ý định giết bố và họ cho rằng hành vi của họ sẽ không gây ra hậu quả xấu như vậy, “khi thấy bố nằm im thì họ mới giật mình chạy lại xem”.

    Căn cứ pháp lý: Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 quy định:

    Điều 98. Tội vô ý làm chết người

    1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    Điều 10. Vô ý phạm tội

    Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

    1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

    2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

     

                Thứ hai, bà vợ ông T không phải chịu trách nhiệm hình về cái chết đó vì những hành vi mà bà vợ ông T làm không có dấu hiệu của tội phạm, không cấu thành tội phạm:

    -          Bà vợ ông T chỉ đưa ra lời khuyên 2 con là lấy dây trói ông lại để ông không đập phá được đồ đạc chứ không hề có ý muốn ông T chết.

    -          Cái chết của ông T do người con ông tự ý bịt miệng 1 thời gian dài, bà vợ ông  T không xúi giục hay có hành động dẫn tới cái chết đó.

    Trên đây là một vài trao đổi, hy vọng trợ giúp pháp lý trên sẽ giúp ích bạn.

    Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây.

          Trân trọng!

                                                                    Chuyên viên pháp lý: Đỗ Thị Mến.

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ - HÀNH CHÍNH | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |