có phạm tội hay không

Chủ đề   RSS   
  • #417019 28/02/2016

    voduyhieu2016

    Sơ sinh

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    có phạm tội hay không

    năm 2010 Nguyễn Văn A bị toà án cấp huyện tuyên phạt tù về tội Trộm cắp tài sản được hưởng án treo. Đến năm 2011, A tiếp tục thực  hiện hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền 300.000 đồng. quá trình xét xử, Toà án huyện tiếp tục tuyên phạt A về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (số tiền dưới 2.000.000 đ nhưng do chưa xoá án tích). Tuy nhiên quá trình thi hành án, phát hiện về lai lịch của A không phải tên Nguyễn Văn A mà là Nguyễn Văn B. do vậy, Viện kiểm sát tỉnh đề nghị tái thẩm 02 vụ án trên. Toà án tỉnh ra quyết định huỷ 02 bản án trên và trả hồ sơ điều tra lại. 

    Trường hợp này, hành vi Trộm cắp tài sản thì xử lý được nhưng hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể xử lý được nữa hay?

    - có ý kiến cho rằng xử lý được hành vi lùa đảo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    - có ý kiến cho rằng không xử lý được tội Lừa đảo (Vì nếu xét xử lại hành vi Trộm cắp tài sản thì không được xem là có án tích để xem xét trách nhiệm hình sự cho hành vi Lừa đảo do thời gian bản án xét xử lại có sau hành vi lừa đảo, số tiền lừa đảo chỉ 300.000đ)

    xin tư vấn của luật sư.

    cảm ơn!

     
    3532 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #417269   01/03/2016
    Được đánh dấu trả lời

    Trường hợp này chỗ mình cũng có một vụ, khác một chút là án ở và đã chấp hành xong sau đó lại tiếp tục phạm tội mới. TAND Tp. X đã xử 6 tháng tù. Tuy nhiên, B kháng cáo vì cho rằng mình là B không phải A. TAND cấp tỉnh đã hủy bản án và yêu cầu điều tra lại. Cũng đang vướng mắc. Tuy nhiên theo bản thân mình thì B vẫn  phạm tội vì TAND nơi xét xử vụ đầu tiên có điều chỉnh lại bản án thì bản án này cũng đã có hiệu lực từ trước đó và đã chấp hành xong rồi. Mình nghĩ vẫn coi là có tiền án để xử vụ tiếp theo.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn adphan1803 vì bài viết hữu ích
    voduyhieu2016 (07/03/2016)
  • #418536   15/03/2016

    RuletheWorld
    RuletheWorld

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 6 lần


    Việc xác định có hay không có án tích ở đây là mấu chốt của vấn đề.  Án tích được tính căn cứ từ hình phạt chính đã tuyên (Đ67 BLHS) 

    Nhưng theo ý kiến của mình thì thủ tục tái thẩm trong trường hợp này được Tòa án có thẩm quyền áp dụng là do có sự chuyển biến về mặt khách quan, người phạm tội chưa được xác định rõ về danh tánh. Nhưng có chứng cứ xác định rõ chính người này phạm tội thì bản chất vụ việc vẫn giữ nguyên.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #418576   15/03/2016

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Việc nhầm lẫn họ tên trong các vụ án hình sự là rất ít xảy ra nếu không muốn nói là hiếm. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn nêu thì do Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B là 02 người khác nhau nên đó có tình tiết mới mặc dù không làm thay đổi nội dung vụ án nhưng về bản chất vụ án thì đã có sự thay đổi (tuyên án và thi hành án nhầm đối tượng). Do không thể khắc phục được lỗi này nên hội đồng tái thẩm mới hủy cả 02 bản án để xét xử lại từ đầu (tạm đình chỉ việc thi hành án đối với B - người thật)

    Hiển nhiên lúc này phải tách 02 hành vi phạm tội tại 02 thời điểm khác nhau để xét xử. Đối với hành vi trộm cắp thì xử lại theo quy định tại điều 138 BLHS cũ. Đối với tội lừa đảo, do số tiền lừa đảo không đủ mức khởi tố nên buộc phải đình chỉ vụ án và chỉ xử phạt VPHC B về hành vi này.

    Suy cho cùng, lỗi nhầm họ tên là do các cơ quan tiến hành tố tụng thiếu xót nên đây cũng là lý do để áp dụng "nguyên tắc có lợi" cho bị can, bị cáo!

    Cập nhật bởi khoathads ngày 15/03/2016 03:02:45 CH
     
    Báo quản trị |