Có phạm tội đồng lõa không (đồng phạm)?

Chủ đề   RSS   
  • #28174 02/08/2008

    ertquan

    Sơ sinh

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có phạm tội đồng lõa không (đồng phạm)?

    Một lần chúng em đi đã bóng chẳng may đá vào nhà một thầy giáo. Thầy giáo này nổi tiếng khó tính và cũng nhiều lần đá bóng làm vỡ kính nhà thầy . Nên thầy không cho lấy và dọa sẽ báo cáo lên nhà trường . Và bọn em chỉ biết ra về. Nhưng ngay tối hôm đó có bạn học cũng chúng em có một năm rồi bị chuyển trường, nên có tinh thần chống đối với thầy cô giáo. Tối hôm đấy thì đã tụ tập nhóm đi ném đá nhà thấy, mà bọn em không hề biết. Vậy bây giờ bọn em có bị kỷ luật vì tội đồng lõa hay vì tội khác không trong việc phá hoại tài sản người khác không?

    Cho em câu trả  lời sớm nhất! Em cảm ơn!

     
    17777 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #28175   24/07/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Viết bản tự kiểm điểm?

    Trường hợp bạn nêu chắc cũng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện tại bạn đã bị xử lý gì chưa?
     
    Báo quản trị |  
  • #28176   24/07/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Một lần hay nhiều lần?

    "Một lần chúng em đi đã bóng chẳng may đá vào nhà một thầy giáo. Thầy giáo này nổi tiếng khó tính và cũng nhiều lần đá bóng làm vỡ kính nhà thầy" Đã nhiều lần đá bóng vào nhà thầy làm vỡ kính rồi mà hổng chịu rút kinh nghiệm?

    Kiểu này thầy mang lên Ban Giám hiệu thì không có gì oan, nhể?

    Nhưng nếu nói về trách nhiệm HS thì như XuanHan nói, chắc là chưa đến mức. Nhưng nếu cứ tiếp tục một lần, đã lỡ một lần, ngta không nói thì bạn phải biết rút kinh nghiệm chứ?! Thử hỏi nếu người  khác đối xử như vậy với bạn thì so?
     
    Báo quản trị |  
  • #28177   24/07/2008

    Hanlam
    Hanlam

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Gửi em ertquan

    Một người chỉ bị coi là đồng phạm (đồng lõa) với người khác trong việc thực hiện hành vi phạm tội khi những người đó cố ý cùng nhau thực hiện tội phạm.
          "Bọn em" không hề biết, không hề tham gia ném đá vào nhà thầy giáo đó, vì vậy "bọn em" sẽ không bị xử lý về tội nào cả.
           Về việc đá bóng của bọn em, nếu bọn em đá bóng ở nơi cấm đá bóng thì bọn em có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi "tụ tập nhiều người ở nơi công cộng mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền". Mức phạt là từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng mỗi người.
    (Theo điểm e, khoản 2, điều 7, nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005).
           Nhưng em yên tâm, với hành vi như của bọn em thì đầu tiên cơ quan công an cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ nhắc nhở, cảnh cáo. Nếu tái phạm thì mới xử lý ở mức nặng hơn.
           Thân mến chào em!
     
    Báo quản trị |  
  • #28301   19/09/2008

    nguyentuanlinh
    nguyentuanlinh

    Sơ sinh

    Hà Tây, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hành vi như thế nào thì mới được gọi là hành vi tiếp tay cho kẻ phạm tội?

    Xin luật sư cho tôi biết khi có hành vi như thế nào thì mới được gọi là hành vi tiếp tay cho kẻ phạm tội.
     
    Báo quản trị |  
  • #28302   01/09/2008

    NguyenHoangHai_VKSNQ
    NguyenHoangHai_VKSNQ

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2008
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Hành vi tiếp tay cho kẻ phạm tội.

    Từ "Tiếp tay" của bạn theo luật đó chính là những dấu hiệu của đồng phạm, của không tố giác tội phạm, của che dấu tội phạm. Bạn chỉ cần nghiên cứu kỹ 3 Điều luật quy định tại Điều 20, 21, 22 BLHS là sẽ hiểu. NHH
     
    Báo quản trị |  
  • #28303   16/09/2008

    TRITHONGMINHNHANTAO
    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Xin chào bạn!

    Trả lời câu hỏi của bạn như sau:

                Mời bạn tham khảo Điều 20 – Đồng phạm, điều 21 – Che giấu tội phạm, điều 22 – Không tố giác tội phạm của Bộ luật hình sự

     
    Báo quản trị |