Có phạm tội đánh bạc?

Chủ đề   RSS   
  • #216188 26/09/2012

    dinhthaokl

    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2012
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Có phạm tội đánh bạc?

    ngày 04/02/2012  A, B,C có tổ chức đánh bạc bằng hình thức đánh bài lá thì bị bắt quả tang với số tiền là 1.950.000 đồng. qua điều tra còn xác định được ngày 02/02/2011 A,B,C còn đánh bạc với tổng số tiền là 1.500.000 đồng. 

    hỏi A, B ,C có phạm tội đánh bạc không? vì sao?

     
    5608 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #216257   26/09/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Trường hợp của bạn đưa ra thì chủ thể chưa phạm tội thuộc điều 248 về tội đánh bạc bởi chưa đủ cttp theo miêu tả của điều 248 BLHS.Cụ thể như sau

     

    Điều 248. Tội đánh bạc

    1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    Đấy là trên lý thuyết còn thực tế thì các cơ quan điều tra còn cần phải điều tra xem ngoài số tiền này còn số tiền nào cũng dùng vào mục đích đánh bạc nữa không.Khi đó mới có thể định tội chính xác hơn

    Thân

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #216273   26/09/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Đây là một bài tập chứ không phải là tình huống thực tế nên số tiền đã cho coi như mặc định rồi  à, ta chỉ dựa vào số tiền đã cho để xác định có phạm tội hay không thôi.

    Để làm được bài tập này, ngoài việc căn cứ vào miêu tả của cấu thành cơ bản tại khoản 1 Điều 248 BLHS như bạn  đã nêu ở trên, thì các bạn còn phải giải thích tại sao không cộng số tiền đánh bạc của hai ngày lại với nhau thành 3.450.000 đồng để làm căn cứ truy cứu TNHS.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #216276   26/09/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Em cũng định phân tích theo hướng anh BACHTHANHDC.Tuy nhiên theo em ta không thể cộng dồn số tiền trên lại bởi trong cả 2 TH trên thì A,B,C đều chưa phạm tội đánh bạc quy định tại điều 248 BLHS.

    Nếu như A,B,C đã đủ cttp tại điều 248 BLHS thì ta có thể xử A,B,C với tình tiết phạm tội nhiều lần.Hoặc có thể cộng dồn số tiền trên lại như anh BACHTHANHDC nói.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #216340   27/09/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Đúng rồi đấy em. Trường hợp trên A, B, C không phạm tội đánh bạc vì không được phép cộng dồn số tiền của hai lần đánh bạc như trên để truy cứu TNHS họ được. Nhưng không phải là giải thích như em mà nó có căn cứ pháp lý cụ thể để khẳng định điều đó.

    "Nếu như A,B,C đã đủ cttp tại điều 248 BLHS thì ta có thể xử A,B,C với tình tiết phạm tội nhiều lần. Hoặc có thể cộng dồn số tiền trên lại như anh BACHTHANHDC nói".

    Còn trường hợp như em nêu trên thì đoạn tô màu xanh em đúng, đoạn tô màu đỏ em sai.

    Những vấn đề trên được quy định rất cụ thể tại Nghị quyết số01/2010/NQ-HĐTP. Có vẻ như em và bạn  chưa cập nhật văn bản này nên mới hơi vướng trong việc tìm ra câu trả lời.

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    longquochan (27/09/2012)