Có phải yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #605075 29/08/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Có phải yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành hay không?

    Hòa giải tại Tòa án là bước đầu tiên giải quyết tranh chấp dân sự giữa các bên, vì nhà nước khuyến khích các bên tự giải quyết một cách êm đẹp, ít tốn kém nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ về tính pháp lý.
     
    Trường hợp các bên đồng thuận hòa giải thành tại Tòa thì có phải yêu cầu Tòa án công nhận và kết quả hòa giải có giá trị như bản án không?
     
    co-phai-yeu-cau-toa-an-cong-nhan-ket-qua-hoa-giai-thanh-hay-khong
     
    1. Những ai có quyền tham gia phiên hòa giải tại Tòa án?
     
    Căn cứ Điều 25 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án  được quy định như sau:
     
    - Thành phần phiên hòa giải, đối thoại gồm có:
     
    + Hòa giải viên;
     
    + Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
     
    + Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.
     
    - Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại; đồng thời phải thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên kia và Hòa giải viên biết. Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.
     
    Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của các bên được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
     
    - Người bị kiện trong khiếu kiện hành chính có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia đối thoại. Người đại diện theo ủy quyền phải có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết khiếu kiện.
     
    2. Trình tự tổ chức phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
     
    Căn cứ Điều 26 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thực hiện như sau:
     
    - Hòa giải viên giới thiệu thành phần tham gia phiên hòa giải, đối thoại; trình bày nội dung cần hòa giải, đối thoại; diễn biến quá trình chuẩn bị hòa giải, đối thoại; phổ biến quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành, đối thoại thành.
     
    - Người khởi kiện, người yêu cầu hoặc người đại diện của họ trình bày nội dung yêu cầu, khởi kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại và hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
     
    - Người bị kiện hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
     
    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
     
    - Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại phát biểu ý kiến.
     
    - Hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 23 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 để hỗ trợ các bên trao đổi ý kiến, trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ và đi đến thỏa thuận, thống nhất việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
     
    - Hòa giải viên tóm tắt những vấn đề các bên đã thỏa thuận, thống nhất hoặc chưa thỏa thuận, thống nhất.
     
    3. Thủ tục ra quyết định công nhận kết quả thành, đối thoại thành tại Tòa án
     
    Căn cứ Điều 32 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 thủ tục ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án như sau:
     
    - Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu.
     
    - Thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành là 15 ngày kể từ ngày Tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo. Trong thời hạn này, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công xem xét ra quyết định có các quyền sau đây:
     
    + Yêu cầu một hoặc các bên trình bày ý kiến về kết quả hòa giải thành, đối thoại thành đã được ghi tại biên bản;
     
    + Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc ra quyết định, nếu xét thấy cần thiết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Tòa án yêu cầu có trách nhiệm trả lời Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
     
    - Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
     
    + Trường hợp có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;
     
    + Trường hợp không có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành và nêu rõ lý do. Thẩm phán chuyển quyết định, biên bản và tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng.
     
    - Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được gửi cho các bên và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
     
    4. Biên bản hòa giải thành và nội dung hòa giải thành tại Tòa án
     
    Tòa án sẽ ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án theo Điều 34 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020. Theo đó, quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phải có các nội dung sau đây:
     
    Tải  Mẫu số 36-DS biên bản hòa giải thành 
     
    Mẫu số 36-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
     
    - Ngày, tháng, năm ra quyết định;
     
    - Tên Tòa án ra quyết định;
     
    - Họ, tên của Thẩm phán ra quyết định;
     
    - Họ, tên, địa chỉ của các bên, người đại diện, người phiên dịch;
     
    - Nội dung hòa giải thành, đối thoại thành;
     
    - Căn cứ ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
     
    Theo đó, quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án sẽ có hiệu lực như sau:
     
    - Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có hiệu lực pháp luật và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
     
    - Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
     
    - Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành được thi hành theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
     
    Như vậy, sau khi có kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, thì không bắt buộc các bên phải yêu cầu Tòa án công nhận kết quả. Trừ trường hợp các bên có yêu cầu, thì Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành. 
     
    1368 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (11/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận