có phải tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ko

Chủ đề   RSS   
  • #223447 01/11/2012

    camapkon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2 lần


    có phải tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ko

    M (nữ) cùng hai tên H và Q rủ L là một cô gái 17 tuổi cùng đi dự sinh nhật M tại một nhà nghỉ có phòng hát karaoke. Cả bốn cùng uống rượu, nhảy múa, H và Q còn pha thuốc kích dục vào đồ uống của mình. Một lát sau M rủ H là bạn trai của mình lên phòng nghỉ và đề nghị L cũng vào phòng nghỉ thành một cặp với Q. Tuy nhiên L từ chối và đòi về. M, H và Q dùng vũ lực kéo L lên phòng nghỉ. Thấy L vẫn tiếp tục nằng nặc từ chối M đã rút con dao đặt lên bàn và bảo “Mày thích gì? Có chiều Q không thì bảo?” L sợ quá đành đồng ý ở lại cùng Q.

     

    Nếu sau khi M và H bỏ đi, L khóc lóc van xin Q tha cho mình và Q đã mủi lòng nên không thực hiện hành vi giao cấu với L thì Q có phải chịu TNHS về tội hiếp dâm không? Tại sao?

    mọi ng cho m ý kiến với, m nghĩ là Q đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nên đk miễn tnhs về tội định phạm

     

     

     
    5758 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #223450   01/11/2012

    dinhtiep93
    dinhtiep93

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    theo mình, thì trong BLHS có quy định rõ rằng: "tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản" . việc tự ý phải đang ở giai đoạn đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, không có gì ngăn cản là do chủ quan không do khách quan tác động.

    trong đề bài bạn đưa ra, thì theo mình nếu giả thiết là  M và H bỏ đi, Q không thực hiện hành vi giao cấu với L nữa thì đảm bảo các quy định khách quan về chế định tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội định phạm

    đó là ý kiến khách quan của mình

    nguyen dinh tiep

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dinhtiep93 vì bài viết hữu ích
    camapkon (01/11/2012)
  • #223452   01/11/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Bài viết có cùng nội dung với câu hỏi của bạn đang được thảo luận tại đường link này, bạn vào đó xem. 

    Bạn vào 2 đường link này để xem cách trả lời.

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/xac-dinh-loi-co-y-gian-tiep-va-co-y-truc-tiep-79944.aspx

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/co-duoc-coi-la-tu-y-nua-chung-cham-dut-viec-pham-toi-80011.aspx

     

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    camapkon (01/11/2012)
  • #223456   01/11/2012

    camapkon
    camapkon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2 lần


    mình băn khoăn vì vẫn có ý kiến trái chiều cho rằng Q đã thực hiện xong với vai trò đồng phạm rồi, ko giao cấu chỉ giảm bớt 1 vai trò là ng thực hiện thôi

     

     
    Báo quản trị |  
  • #223458   01/11/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    camapkon viết:

    mình băn khoăn vì vẫn có ý kiến trái chiều cho rằng Q đã thực hiện xong với vai trò đồng phạm rồi, ko giao cấu chỉ giảm bớt 1 vai trò là ng thực hiện thôi

     

    Phải có TP thì mới có đồng phạm. Mà tội phạm thì xuất phát từ người thực hiện TP. Tội phạm ở giai đoạn nào phụ thuộc vào người thực hiện tội phạm đã thực hiện tội phạm ở giai đoạn nào chứ không phụ thuộc vào việc họ đã có đồng phạm hay chưa.

    Bạn phải xem với những hành vi đó, tội phạm đã hoàn thành chưa để xét xem có hay không việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chứ không phải xem là có đồng phạm hay chưa.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    camapkon (01/11/2012)
  • #223505   01/11/2012

    camapkon
    camapkon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2 lần


    http://danluat.thuvienphapluat.vn/co-duoc-coi-la-tu-y-nua-chung-cham-dut-viec-pham-toi-80011.aspx

    mình thấy ở đường link này có LS nguyenvantongnvt đưa ra ý kiến khác, vậy phải giải thích thế nào cho thuyết phục hả bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #223506   01/11/2012

    camapkon
    camapkon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2 lần


    http://danluat.thuvienphapluat.vn/co-duoc-coi-la-tu-y-nua-chung-cham-dut-viec-pham-toi-80011.aspx

    theo m thì Q đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

    nhưng ở đường linhk trên LS nguyenvantongnvt lại cho là ko phải tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

    vậy ở tình huống phải giải thích thế nào cho thuyết phục hả mọi người. đây là bt của sv luật.

    help me

     
    Báo quản trị |  
  • #223535   01/11/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Thứ nhất, bạn làm bài tập, bạn thấy lập luận nào thuyết phục, có lý lẽ hơn thì mình làm, không phải dựa vào quan điểm của người khác để làm. Quan điểm của người khác chỉ để mình tham khảo để có ý kiến riêng cho mình mà thôi.

    Thứ hai. với ý kiến của nguyenvantong "Trường hợp bạn nêu thì C đã thực hiện xong tội hiếp dâm ở vai trò đồng phạm, hoàn toàn không có chuyện tự ý nửa chừng ở đây. Việc C không giao cấu với H chỉ làm giảm bớt 1 vai trò của C, đó là vai trò người thực hện tội phạm (1 người có thể có nhiều vai trò). Lúc này đây C chỉ có vai trò giúp sức thôi. Bạn đặc biệt chú ý về tính lắc léo của bài tập này."

    Với những gạch chân trong quan điểm của nguyenvantong, bạn là người học luật, bạn có thấy có vấn đề gì không

    Bạn xem lại khái niệm đồng phạm, các loại người đồng phạm. Nếu không có ngươi thực hiện tội phạm thì liệu có phát sinh đồng phạm hay không?

    Không phải cứ đóng mác là ls thì là giỏi, và không phải người nào tự xưng là ls cũng là ls. Bạn phải làm dựa trên quan điểm của mình chứ không phải quan điểm của người khác.

     

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |