Có phải trộm cắp tài sản hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #221708 23/10/2012

    tamgiang789

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có phải trộm cắp tài sản hay không?

    Theo như thỏa thuận A được doanh nghiệp B thuê chở hàng cho hợp tác xã C. Do quen biệt với chủ kho cho nên chủ kho hoàn toàn tin tưởng A để cho A tự bốc hàng, theo đơn là mỗi lần 60 bao. 4 lần đầu A đều bốc đủ là mỗi lần 60 bao, lần thứ năm là lần cuối A tự ý bốc lên thêm 4 bao là 64 bao, và điềm nhiên qua cổng cho chủ xe kí vào giấy xuất hàng, do tin tưởng A nên chủ kho đã không đến hàng kí vào giấy cho xuất kho và A đã đem 4 bao hàng đi bán được 15 tr đồng vậy trong trường hợp này A có phải phạm tội trộm cắp không?

    Thứ hai đó là trong qua trình điều tra,thì còn phát hiện ra, những lần trước trở hàng cho hợp tác xã D, mỗi lần A có rút bớt số hàng bằng các thủ đoạn khác nhau,mỗi lần như vậy số tiền mà B có được do bán hàng rút bớt mà có là 5triệu vậy trong trường hợp này A có phạm thêm tội tham ô tài sản nữa không?

    Cập nhật bởi Xmen-8711 ngày 23/10/2012 04:19:45 CH sửa tiêu đề
     
    3092 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #221763   23/10/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Bạn có thể tham khảo điều 138 BLHS

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Tái phạm nguy hiểm;
    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
    đ) Hành hung để tẩu thoát;
    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    Tội trộm cắp tài sản (Điều 138): là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ (hoặc là lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác.

    Hành vi trước đó của A cũng là trộm cắp tài sản và chưa bị phát hiện và xét xử nên A phạm tội nhiều lần

    phạm tội nhiều lần là thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất một lần và chưa bị xét xử.

    Trong trường hợp phạm tội nhiều lần, người phạm tội bị coi là phạm một tội cụ thể nhiều lần. Các hành vi phạm tội và hậu quả của các hành vi đó trong các lần phạm tội có tính độc lập với nhau.

    Ngoài ra để hiểu rõ hơn vấn đề, bạn có thể xem thêm TTLT 02/2001 Quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu

    Thân ái!

     

     

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |