Có phải sau khi bản án ly hôn có hiệu lực thì vợ chồng không còn trách nhiệm gì với nhau?

Chủ đề   RSS   
  • #574529 12/08/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Có phải sau khi bản án ly hôn có hiệu lực thì vợ chồng không còn trách nhiệm gì với nhau?

    Trách nhiệm sau ly hôn - Minh họa

    Trách nhiệm sau ly hôn - Minh họa

    Nhiều người vẫn nhầm tưởng sau khi bản án ly hôn có hiệu lực thì hai vợ chồng sẽ “hết chuyện” với nhau, tức là không còn có nghĩa vụ gì liên quan đến gia đình cũ của mình nữa, tuy nhiên thực tế không phải như vậy!

    Sau khi bản án ly hôn có hiệu lực, về cơ bản quan hệ vợ chồng của 2 người đã chấm dứt, tuy nhiên họ còn phải giải quyết những nghĩa vụ sau đây:

    1. Nghĩa vụ chung trong việc chăm sóc con cái

    Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (LHNGĐ), nghĩa vụ này được thực hiện như sau:

    - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    - Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con (như điều kiện công việc, tài chính, nơi ở, học tập,…) nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    2. Nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

    Điều 82 LHNGĐ quy định cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và có quyền thăm non con mà không bị cản trở.

    Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

    Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần, nếu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 1 lần thì sau đó người này không còn nghĩa vụ cấp dưỡng nữa.

    Mức cấp dưỡng được quy  định tại Điều 116 LHNGĐ: D o người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    3. Nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con với người trực tiếp nuôi con

    Căn cứ Điều 83 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ như:

    - Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    - Cấp dưỡng cho con

    - Thăm non con

    Ngoài ra, theo quy định tại Điều 60 LHNGĐ thì Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác, vì vậy nếu có một khoản nợ chung mà chủ nợ yêu cầu cả 2 vợ chồng cùng giải quyết thì hiệu lực của thỏa thuận đó vẫn tồn tại dù bản án ly hôn đã có hiệu lực.

     
    3485 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    admin (13/08/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #575405   11/09/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2033)
    Số điểm: 14971
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 323 lần


    Có phải sau khi bản án ly hôn có hiệu lực thì vợ chồng không còn trách nhiệm gì với nhau?

    Tại Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn:
     
    "Điều 115. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
     
    Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình."
     
    Không rõ trên thực tế có trường hợp cấp dưỡng này không nhỉ? Lý do chính đáng ở đây là gì?
     
    Báo quản trị |  
  • #579072   31/12/2021

    Có phải sau khi bản án ly hôn có hiệu lực thì vợ chồng không còn trách nhiệm gì với nhau?

    Sau khi ly hôn, chỉ có quan hệ vợ chồng trên giấy tờ là chấm dứt, vợ chồng vẫn còn phải giải quyết với nhau những vấn đề về con chung (nếu có con chung). Người trực tiếp nuôi con không được cản trở việc thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con; người không trực tiếp nuôi có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con. Nhìn chung, trách nhiệm của cả hai bên đều có cùng mục đích là chăm sóc con cái được phát triển một cách tốt nhất

     
    Báo quản trị |