Có phải phụ nữ mang thì sẽ không bị tử hình cho dù phạm tội cực kỳ nghiêm trọng?

Chủ đề   RSS   
  • #587782 18/07/2022

    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Có phải phụ nữ mang thì sẽ không bị tử hình cho dù phạm tội cực kỳ nghiêm trọng?

    Tôi đã từng nói với bạn bè của tôi ở Việt Nam thì phụ nữ mang thai hoặc có con dưới 3 tuổi thì sẽ được miễn án tử hình cho dù phạm tội ác cực kỳ nghiêm trọng.

    Lời nói của tôi trong lúc tán gẫu với bạn bè:

    "Phụ nữ mang thai hoặc có con dưới 3 tuổi cho dù giết tới 1000 người hoặc 1 triệu người thậm chí 96 triệu dân Việt Nam (99% dân số) thì mức án cao nhất vẫn là tù chung thân"

    Tôi lấy ra dẫn chứng vụ nữ tử tù lấy ống tiêm bơm tinh trùng để có thai sau đó thoát án tử hình.

    https://vnexpress.net/bi-cao-tu-mang-thai-khi-biet-giam-da-thoat-an-tu-hinh-2076184.html

    Như vậy:

    Có phải ở Việt Nam thì phụ nữ mang thai hoặc có con dưới 3 tuổi thì sẽ không bị tử hình cho dù phạm tội cực kỳ nghiêm trọng?

     
    534 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/07/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #587790   18/07/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Có phải phụ nữ mang thì sẽ không bị tử hình cho dù phạm tội cực kỳ nghiêm trọng?

    Trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Căn cứ theo Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015:

    Điều 40. Tử hình

    ...

    2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
    3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
    ...”

    Theo quy định trên, phụ nữ có thai sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình.

    Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC, nữ tử tù phải được kiểm tra có thai không trước khi tử hình. Nếu được phát hiện là có thai, người bị kết án sẽ được hoãn thi hành án tử hình.

    Ngoài ra, Theo điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

    Theo quy định trên, phụ nữ có thai vẫn bị áp dụng hình phạt tù nhưng sẽ được tạm hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

    Tuy nhiên, sau khi con đủ 36 tháng, không thể tránh khỏi một số trường hợp người mẹ mang thai tiếp. Vậy đối với người bị kết án là phụ nữ mà sau khi bị kết án họ liên tục có thai và sinh con để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù thì  tại Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC: “người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không.”

    Như vậy, dù cố tình có thai và sinh con liên tục thì người bị kết án vẫn tiếp tục được hoãn chấp hành án phạt tù.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/07/2022)
  • #587799   19/07/2022

    Có phải phụ nữ mang thì sẽ không bị tử hình cho dù phạm tội cực kỳ nghiêm trọng?

    Cảm ơn câu hỏi rất hay mà bạn đã chia sẻ.
    Việc hoãn thi hành án đối với phụ nữ mang thai là một phần trong nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa. 
    Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Dù phạm tội thì họ vẫn là công dân Việt Nam, vẫn là thành viên của xã hội. Vì vậy, khi xem xét hành vi phạm tội của họ, Nhà nước luôn chú ý đến nhiều khía cạnh như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng bản thân khi phạm tội như mang thai, hoàn cảnh gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt để xác định mức hình phạt phù hợp, điều đó xuất phát từ đạo đức, truyền thống dân tộc Việt Nam và được thấm nhuần trong nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của Luật Hình sự Việt Nam.

    Nguyên tắc nhân đạo tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, có cơ hội để sớm hòa nhập vào cộng đồng như: quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, án treo và một số hình phạt không tước quyền tự do như hình phạt cảnh cáo.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranquanghung651999@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/07/2022)
  • #587827   19/07/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Có phải phụ nữ mang thì sẽ không bị tử hình cho dù phạm tội cực kỳ nghiêm trọng?

    Cũng giống như các hình phạt khác, hình phạt tử hình được đặt ra để trừng trị người phạm tội, để răn đe, ngăn ngừa tội phạm. Tuy nhiên, hình phạt tử hình khác ở chỗ nó tước đoạt đi quyền sống của con người. Việc thực thi hình phạt tử hình đối với một người sẽ chấm dứt sự tồn tại, loại bỏ vĩnh viễn người ấy ra khỏi xã hội. Điều đó được những người ủng hộ hình phạt tử hình lý giải bằng lý do bảo vệ xã hội: “Một số tội phạm phải chết để những người còn lại được an toàn, hay ít ra là an toàn hơn”. Bởi vậy, nên bất chấp những nỗ lực đấu tranh không ngừng nghỉ đòi xóa bỏ hình phạt tử hình của các phong trào nhân đạo, giá trị của hình phạt này vẫn không bị phủ nhận, nó vẫn được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Và mặc dù không phải là phổ biến nhưng cũng không tránh khỏi thực tế có những trường hợp người phải đối mặt với án tử hình là phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ. Đối với trường hợp này, pháp luật quốc tế và pháp luật của hầu hết các quốc gia đương đại đều có yêu cầu loại trừ việc áp dụng hoặc thi hành hình phạt tử hình. 

     

     
    Báo quản trị |