Có phải mở phiên toà khi đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau ?

Chủ đề   RSS   
  • #60809 14/09/2010

    nongtrang_kb

    Mầm

    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 755
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    Có phải mở phiên toà khi đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau ?

    Trong vụ án dân sự đòi bồi thường ngoài hợp đồng. Qua các phiên hoà giải các đương sự không thoả thuận được với nhau, Toà án ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử (Sau khi ra QĐ đưa vụ án ra xét xử và trước khi mở phiên toà) thì các đương sự tự thoả thuận được với nhau. Nguyên đơn có đơn xin rút đơn khởi kiện không yêu cầu Toà án giải quyết nữa.

    Hỏi trường hợp trên Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án ra QĐ đình chỉ hay phải mở phiên toà hỏi bị đơn có yêu cầu phản tố không, người có quyền lợi, nghĩa vụ có yêu cầu độc lập không thì Hội đồng xét xử mới ra QĐ đình chỉ?
    Cập nhật bởi admin ngày 14/09/2010 04:16:48 PM Chính tả
     
    9073 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #60835   14/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!
    Về nguyên tắc, tất cả những vấn đề liên quan đến việc giải quyết một vụ án phát sinh ở giai đoạn nào thì phải được kịp thời xử lý ở giai đoạn đó. Trường hợp này phát sinh trong giai đoạn hoà giải và chuẩn bị xét xử (quyết định đưa vụ án ra xét xử là quyết định được ban hành trong giai đoạn này) nên không phải chờ đến ngày mở phiên toà rồi mới xử lý.
    Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là Thẩm phán ra ngay quyết định đình chỉ việc giải quyết toàn bộ vụ án, mà tuỳ từn trường hợp mà giải quyết theo quy định tại mục 10 phần II và mục 7 phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP.

    10. Về điểm c và điểm h khoản 1 Điều 192 của BLTTDS

    10.1. Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, thì Toà án cần phải xem xét trong vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không để quyết định như sau:

    a. Trong trường hợp không có yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập, thì Toà án chấp nhận việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện và căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

    b. Trong trường hợp có yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì tuỳ trường hợp mà giải quyết như sau:

    b.1. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;

    b.2. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu phản tố của bị đơn đã rút;

    b.3. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã rút.

    c. Sau khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của đương sự đã rút được hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 10.1 mục 10 này, Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định lại địa vị tố tụng của các đương sự theo đúng quy định tại Điều 219 của BLTTDS và hướng dẫn tại mục 7 Phần III của Nghị quyết này.

    d. Trong trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết toàn bộ vụ án.

    7. Về Điều 219 của BLTTDS

    Trường hợp tại phiên toà có đương sự rút yêu cầu, thì tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:           

    7.1. Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ yêu cầu phản tố của mình theo quy định tại khoản 1 Điều 219 của BLTTDS, thì Hội đồng xét xử:

    a. Ra quyết định đình chỉ xét xử đối với toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn đã rút theo quy định tại khoản 2 Điều 218 của BLTTDS;

    b. Công bố việc thay đổi địa vị tố tụng của các đương sự. Bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình trở thành nguyên đơn; nguyên đơn đã rút toàn bộ yêu cầu của mình trở thành bị đơn.

    7.2. Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 219 của BLTTDS, thì Hội đồng xét xử:

    a. Ra quyết định đình chỉ xét xử đối với toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, của bị đơn đã rút theo quy định tại khoản 2 Điều 218 của BLTTDS.

    b. Công bố công khai tại phiên toà việc thay đổi địa vị tố tụng tuỳ theo mối quan hệ giữa các đương sự liên quan đến yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    7.3. Việc thay đổi địa vị tố tụng của đương sự phải được ghi vào biên bản phiên toà và phải được ghi trong bản án.

     

     

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |