Có phải là phạm tội Xâm phạm chỗ ở hay tội Không chấp hành án, hay là Công nhiên CĐTS???

Chủ đề   RSS   
  • #53333 09/06/2010

    vietthanhster

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có phải là phạm tội Xâm phạm chỗ ở hay tội Không chấp hành án, hay là Công nhiên CĐTS???

    ông An mua đất của bà Ánh (là em ruột ông An) nhưng không có giấy tờ gì chứng minh vì tin nhau, sau đó cho con trai và con dâu là Xuân và Hồng xây nhà ở. Sau đó do mâu thuẫn nên bà Ánh kiện đòi lại đất, Toà xử bà Ánh thắng kiện vì là Hợp đồng vô hiệu buộc ông An và con trai phải trả lại đất cho bà Ánh, bà Ánh phải trả tiền xây nhà cho Xuân và Hồng. Bản án có hiệu lực, bà Ánh đã yêu cầu thi hành án và nộp tiền xây nhà cho Xuân và Hồng (nộp cho cơ quan Thi hành án, vì Xuân và Hồng không lấy), cơ quan THA đã cưỡng chế đất và nhà rồi giao cho bà Ánh, bà Ánh đã ký nhận (đã có quyết định kết thúc việc THA). 1 ngày sau khi cưỡng chế giao đất và nhà, vợ chồng Xuân, Hồng đã mở cửa nhà và mang đồ đạc đến sinh sống như cũ, đã nhiều lần cơ quan chức năng yêu cầu trả nhà cho bà Ánh nhưng Xuân, Hồng không chấp nhận vì cho rằng bản án xử sai (Xuân và Hồng đã ở đến nay là 1 năm). Vậy Xuân và Hồng có phạm tội không? Nếu phạm tội thì là tội gì. Có quan điểm cho răng Xuân và Hồng không phạm tội, có quan điểm cho rằng phạm tội Không chấp hành án. có quan điểm cho rằng phạm tội Công nhiên CĐTS ???
    Tôi nghĩ rằng họ phạm tội Xâm phạm chỗ ở ?
    Cao thủ nào chỉ giáo được không????????
    Cập nhật bởi admin ngày 16/07/2010 03:23:49 PM
     
    14612 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #53430   11/06/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!
    - Tôi đồng ý với quan điểm của bạn là Xuân và Hồng đã phạm tội. Bởi Xuân và Hồng là người có năng lực trách nhiệm hình sự, họ thực hiện hành vi một cách cố ý và rõ ràng hành vi của họ là hành vi nguy hiểm cho xã hội bởi nó đã gây thiệt hại đáng kể đến tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của bà Ánh.
    - Về tội danh, tôi lại có quan điểm là Xuân và Hồng đã phạm tội "Công nhiên CĐTS" mà không phải là các tội khác. Bởi:
    + Về tội không chấp hành án:
    Về mặt định nghĩa, không chấp hành án là hành vi cố ý không chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết.
    Hành vi khách quan của tội "Không chấp hành án" là người phạm tội thực hiện hành vi dưới dạng "không hành động", tức là không làm một việc mà họ có nghĩa vụ phải làm và có thể làm được. Tuy nhiên theo văn phạm của điều luật thì hành vi khách quan đó phải đi liền với một dấu hiệu kách quan mà nếu thiếu nó thì hành vi không chấp hành án chưa cấu thành tội phạm, dấu hiệu đó là "mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết". Sau khi đã áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết mà người phải thi hành án vẫn cố tình không chấp hành án và việc thi hành án không có kết quả thì người có hành vi không chấp hành án mới bị truy cứu TNHS.
    Quay lại với chủ đề của bạn thấy rằng: khi chưa có quyết định cưỡng chế thì Xuân và Hồng đã có hành vi không chấp hành án. Nhưng khi cơ quan THA đã áp dụng biện pháp cưỡng chế (đó là biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bà Ánh) thi việc thi hành án đạt kết quả là nhà, đất đã được giao cho bà Ánh. Điều này chứng tỏ Xuân và Hồng đã chấp hành (buộc phải chấp hành) quyết định cưỡng chế, cũng đồng nghĩa với việc Xuân và Hồng đã chấp hành quyết định của bản án. Sau khi tài sản đã được giao cho bà Ánh, có quyết định kết thúc việc THA thì tài sản thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của bà Ánh. Vậy việc sau đó Xuân và Hồng đến sinh sống trong ngôi nhà sẽ cấu thành một tội phạm khác mà không phải là tội "Không chấp hành án".
    + Về tội "Xâm phạm chỗ ở của công dân"
    Tội xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
    Như vậy khách thể của tội phạm này phải là "chỗ ở" của công dân.
    Các hành vi khách quan của tội phạm này gồm:
    - Lục soát, tìm kiếm trong phạm vi chỗ ở của người khác mà không được pháp luật cho phép.
    - Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc bằng nhxng thủ đoạn khác nhằm buộc người khác ra khỏi chỗ họ đang ở.
    - Hành vi khác được thể hiện dưới các hình thức như: dùng thủ đoạn gian dối lừa chủ nhà ra khỏi chỗ ở rồi chiếm chỗ ở của họ; tự ý dọn đồ của chủ nhà ra ngoài rồi đưa đồ đạc của mình vào khi chủ nhà đi vắng rồi ở luôn trong nhà...
    Hậu quả của tội phạm là làm cho người khác bị mất chỗ ở, bị ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sinh hoạt bình thường của công dân và các thành viên trong gia đình họ hoặc gây ra những thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho người bị hại. Các thiệt hại này đều phải liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
    Mục đích của người phạm tôi là mong muốn xâm phạm chỗ ở của người khác.
    Đối chiếu với trường hợp bạn nêu thi rõ ràng Xuân và Hòng không phạm tội này vì nhiều lý do:
    Thứ nhất: ngôi nhà mới được cơ quan THA giao cho bà Ánh đúng một ngày. Trước đó là chỗ ở của Xuân và Hồng, còn bà Ánh có chỗ ở khác. Bà Ánh chưa dọn đồ vào ở. Vì vậy không thỏa mãn dấu hiệu về khách thể của tội phạm là "chỗ ở" của công dân.
    Thứ hai: Xuân và Hồng không thực hiện các hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm.
    Thứ ba: hậu quả do hành vi của Xuân và Hồng gây ra không liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của bà Ánh.
    Thứ tư: mục đích của Xuân và Hồng không chỉ là xâm phạm chỗ ở của người khác mà còn mong muốn chiếm đoạt ngôi nhà của bà Ánh.
    + Về tội công nhiên CĐTS
    Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để lấy tài sản một cách công khai.
    Căn cứ vào lý luận cũng như thực tiễn xét xử thì công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực, không đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản. Đặc điểm nổi bật của tội phạm này là người phạm tội ngang nhiên lấy tài sản trước mắt người quản lý tài sản mà họ không làm gì được, không có biện pháp nào ngăn cản được hành vi chiếm đoạt của người phạm tội hoặc nếu có thì biện pháp đó cũng không đem lại hiệu quả.
    Tội "Công nhiên CĐTS" chỉ có một hành vi khách quan duy nhất  là hành vi "chiếm đoạt", nhưng chiếm đoạt bằng hình thức công khai. Thực tiễn xét xử xảy ra một số trường hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản như: người phạm tội lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản làm cho họ không có điều kiện bảo vệ tài sản của mình để chiếm đoạt tài sản; hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, bị tai nạn.... làm cho người quản lý tài sản lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình để chiếm đoạt tài sản; hoặc người phạm tội thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản sau khi đã thực hiện xong hành vi phạm tội khác. 
    Hậu quả của tội phạm là thiệt hại về tài sản và mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
    Hành vi của Xuân và Hồng thỏa mãn các dấu hiệu trên. Cụ thể vợ chồng họ đã lợi dụng sơ hở trong việc quản lý nhà của bà Ánh để đưa đồ đạc của mình vào nhà để ở, đồng thời chiếm đoạt luôn ngôi nhà. Hậu quả của tội phạm đã xảy ra. Mục đích chiếm đoạt của Xuân và Hồng thể hiện ở chỗ các cơ quan chứ năng đã nhiều lần yêu cầu họ trả nhà cho bà Ánh nhưng đến nay đã hơn 1 năm mà họ vẫn không thực hiện. Lý do "bản án xử sai" mà họ đưa ra chỉ là cái cớ để thực hiện mục đích của mình và nó sẽ không được xem xét khi đánh giá động cơ, mục đích của họ khi thực hiện hành vi chiếm đoạt ngôi nhà của bà Ánh.
    Vậy hành vi của Xuân và Hồng phạm vào tội "Công nhiên CĐTS".
     Trên đây là quan điểm của tôi về tình huống của bạn. Mong các thành viên khác cùng tham gia thảo luận.
    Trân trọng!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 08/11/2010 05:26:47 PM Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 11/06/2010 04:07:22 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #56683   14/07/2010

    TRITHONGMINHNHANTAO
    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Tôi ko nghĩ Hồng và Xuân phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và Khoản 1 Điều 137 BLHS sđ, bs quy định “Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ….”, tức là ở đây tài sản phải được quy giá trị thành tiền. Mà căn nhà đó dù vào ở cũng không thể trở thành TS của mình, vì chỉ có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà mang tên mình thì mới là của mình. Nên ko thể nói Hồng và Xuân phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì căn nhà đó vẩn thuộc quyee62n sở hữu của bà Ánh.

     
    Báo quản trị |  
  • #57028   20/07/2010

    qhieu
    qhieu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/07/2010
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    TRITHONGMINHNHANTAO viết:

    Tôi ko nghĩ Hồng và Xuân phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và Khoản 1 Điều 137 BLHS sđ, bs quy định “Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ….”, tức là ở đây tài sản phải được quy giá trị thành tiền. Mà căn nhà đó dù vào ở cũng không thể trở thành TS của mình, vì chỉ có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà mang tên mình thì mới là của mình. Nên ko thể nói Hồng và Xuân phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì căn nhà đó vẩn thuộc quyee62n sở hữu của bà Ánh.


    Bài phận tích của BachThanhDc rất thuyết phục. TRITHONGMINHNHANTAO muốn biết giá trị tài sản để định tội ? "bà Ánh đã yêu cầu thi hành án và nộp tiền xây nhà cho Xuân và Hồng " khoảng tiền này có được xem là giá trị của tài sản bị chiếm đoạt không ?


     
    Báo quản trị |  
  • #56686   15/07/2010

    anhmst
    anhmst

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ông TRITHONGMINHNHANTAO ơi, bây giờ tôi lựa lúc ông đi vắng vào chiếm nhà ông tôi ở, nhà thì trên giấy tờ cũng vẫn là của ông, nhưng quyền chiếm hữu thuộc về tôi dù đó là bất hợp pháp, vậy tội của tôi là tội gì?
     
    Báo quản trị |  
  • #56761   15/07/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Nếu TRITHONGMINHNHANTAO đưa ra được căn cứ chứng minh Hồng và Xuân không phạm tội hoặc phạm một tội khác. Tôi đây xin bái phục.
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 15/07/2010 06:22:11 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #56776   15/07/2010

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 100
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Công nhận thành viên BachThanhDC phá án Hình sự là số một. Khanh cũng có đọc một bài tư vấn tương tự về chiếm dụng đất tại đây:
    http://www.anninhthudo.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=76141&ChannelID=84
    nếu là đất thì đúng là ko còn tội nào để xử, nhưng đây lại là nhà.
    Khanh vẫn băn khoăn một điều là "chỗ ở" không bắt buộc một người chỉ có một. Cho nên lập luận căn nhà không xem là "chỗ ở" của bà Ánh thì mình cảm thấy hơi ko thuyết phục. Căn nhà vẫn có thể được xem là "chỗ ở" của bà Ánh vì bà là chủ sở hữu, đương nhiên có quyền ở trong nhà, nhưng Hồng và Xuân đã xâm phạm, chiếm căn nhà làm chỗ ở của họ một cách trái pháp luật.
    Bản chất của Hồng và Xuân là vào đó ở chứ không bán căn nhà này. Đồng ý rằng căn nhà là tài sản, nhưng là tài sản đặc biệt. Chủ sở hữu có 3 quyền: chiếm hữu (nắm giữ, quản lý), sử dụng (khai thác công dụng), định đoạt (bán hoặc từ bỏ bỏ tài sản).  Hồng và Xuân đã thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng căn nhà một cách công khai, không giấu diếm, bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình. Do vậy, có nguy cơ cấu thành cả tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, không phải toàn bộ 3 quyền mà chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng. -> Điều này khiến thành viên Trithongminhnhantao bị khó khăn để xác định tội.
    Tuy nhiên, quay trở lại, nguyên nhân bắt đầu từ tranh chấp dân sự đã có bản án có hiệu lực, đã được thi hành. Nhưng theo Khanh, Ánh và Hồng đã thi hành tạm thời rồi sau đó hủy bỏ việc thi hành án, tiếp tục quay trở lại nhà ở và xem như nhà mình, họ cũng chưa nhận số tiền bồi thường tại THA -> dẫn đến việc thi hành án không đạt kết quả (chứ ko phải đã thi hành án xong như BachThanhDC khẳng định) cho nên nếu là TA, nếu có thể phân tích rõ cho 2 đối tượng hiểu sự sai trái của mình, thì Khanh sẽ không kết tội điều 139 mà buộc họ cam kết chấp hành đúng bản án đã có hiệu lực, và sẽ xử tội quy định tại điều 304 của bộ luật Hình sự - Tội không chấp hành án - để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.  
    Tội xâm phạm chỗ ở (124): bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
    Tội không chấp hành án (304): bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (khoản 2 điều 137): bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 
    Và xét theo mức hình phạt, trong trường hợp này thì điều 304 nhẹ hơn điều 137, phải không? 

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #57063   20/07/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    TRITHONGMINHNHANTAO viết:
    "Mà căn nhà đó dù vào ở cũng không thể trở thành TS của mình, vì chỉ có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà mang tên mình thì mới là của mình. Nên ko thể nói Hồng và Xuân phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì căn nhà đó vẩn thuộc quyền sở hữu của bà Ánh".
    Thử đưa ra một ví dụ để các bạn phân tích:
    A đi bắn chim. A bắn được một con chim nhưng khổ nổi con chim không rơi xuống mà mắc trên cành cây. A bỏ súng dưới gốc cây (súng của A được sử dụng hợp pháp) rồi trèo lên cây lấy chim. B thấy vậy đến lấy súng mang đi. A nhìn thấy nhưng không thể làm gì được vì đang ở trên cành cao.

    Vậy câu hỏi đặt ra là: trong trường hợp này khẩu súng có thể trở thành tài sản của B không, khi giấy phép sử dụng súng, giấy chứng nhận quyền sử dụng súng vẫn nằm trong tay A? Câu trả lời chắ chắn là: không. Nhưng hành vi của B vẫn cấu thành tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản". Đơn giản bởi khi anh thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trái phép, thỏa mãn các yêu tố cấu thành tội phạm thì hành vi của anh là hành vi phạm tội. Và yếu tố chiếm đoạt trong cấu thành các tội xâm phạm sở hữu đều là trái pháp luật. Tội phạm không quy định tài sản bị chiếm đoạt phải bao gồm cả giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu đối với tài sản đó mới cấu thành tội phạm. Cũng là một ví dụ rất đơn giản nữa: A trộm của B một chiếc xe máy, giấy đăng ký xe máy B vẫn cầm. Vậy chẳng lẽ A không phạm tội?

    Chung quy lại, các tội xâm phạm sở hữu đều được thể hiện dưới hình thức chiếm đoạt tài sản một cách trái pháp luật. Cho nên dù giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản bị xâm phạm thuộc về ai thì tài sản đó cũng không thể thuộc quyền sở hữu của người có hành vi chiếm đoạt. Hay nói cách khác, cấu thành các tội xâm phạm sở hữu không phụ thuộc vào việc người chiếm đoạt tài sản có nắm giữ được giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu đối với tài sản hay không.    

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #57123   21/07/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1257 lần


    21/07/2010 - 12:04 AM

    Chiếm lại nhà đã bán, tội gì?

     

    Người bảo bị cáo phạm tội không chấp hành án, người nói tội chiếm giữ trái phép tài sản, người cho rằng tội xâm phạm chỗ ở.

    TAND quận Thủ Đức (TP.HCM) vừa tuyên phạt Bùi Văn Thành một năm tù treo về tội chiếm giữ trái phép tài sản. Tuy bị cáo bị truy tố theo khoản 2 của điều luật (khung hình phạt cao nhất đến năm năm tù) nhưng do bị cáo tuổi cao (81 tuổi) và có nhiều tình tiết giảm nhẹ khác nên HĐXX đã tuyên mức án khoan hồng như trên.

    Trước đó, cơ quan tố tụng đã khá lúng túng khi xác định tội danh của bị cáo.

    Quay lại chiếm nhà

    Theo cáo trạng, năm 2005, vợ chồng Thành bán nhà cho một gia đình khác. Thủ tục đã hoàn tất nhưng bên bán không chịu giao nhà. Bên mua khởi kiện đòi nhà và được TAND quận Thủ Đức chấp nhận yêu cầu.

    Tiếp đó, bên mua đã bán nhà cho chị Q. Người mua này cũng đến yêu cầu vợ chồng Thành giao trả nhà nhưng không được đáp ứng. Tháng 8-2008, cơ quan thi hành án quận Thủ Đức cưỡng chế, bàn giao nhà cho chị Q. Chị này liền thuê vệ sĩ đến tiếp quản.

    Nhưng ngay sau đó, gia đình Thành đã quay lại đuổi các vệ sĩ đi, tái chiếm nhà. Sau khi nhận được đơn tố giác, cơ quan chức năng đã mời Thành đến làm việc, yêu cầu phải trả tài sản cho khổ chủ. Tuy nhiên, Thành vẫn không đồng ý. Thành nại rằng đã bị người khác lợi dụng sự thiếu hiểu biết để ký vào hợp đồng chuyển nhượng...

    Tội nào mới đúng?

    Tháng 12-2008, Thành đã bị khởi tố, truy tố về tội không chấp hành án. Tuy nhiên, nghiên cứu hồ sơ, TAND quận Thủ Đức đã không đồng tình với tội danh này. Tòa cho rằng việc thi hành án đã hoàn thành kể từ lúc cơ quan thi hành án ký biên bản bàn giao căn nhà cho chị Q. Đồng thời, vệ sĩ của chị Q. thuê đã tiếp quản căn nhà. VKS truy tố Thành tội không chấp hành án là không đúng. Tòa trả hồ sơ để xác định lại tội danh.

    Gần bảy tháng sau, cơ quan tố tụng đã quyết định khởi tố, truy tố Thành về tội chiếm giữ trái phép tài sản. Tại phiên tòa, đại diện VKS khẳng định: “Việc truy tố bị cáo tội chiếm giữ trái phép tài sản là hoàn toàn có cơ sở, đúng pháp luật, đúng người, đúng tội”.

    Thế nhưng luật sư bào chữa cho rằng: “Tội chiếm giữ trái phép tài sản được xác định khi người phạm tội có hành vi chiếm giữ tài sản không có căn cứ do được giao nhầm, tìm được, bắt được mà không chịu trả lại dù đã được yêu cầu phải trả. Bị cáo chiếm giữ căn nhà không do người khác giao nhầm, không do tìm được, bắt được nên xác định tội danh trên đối với bị cáo là không chính xác”.

    Luật sư yêu cầu HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản và bồi thường cho bị cáo do bị tạm giam oan.

    Tuy nhiên, HĐXX đã không chấp nhận quan điểm bào chữa trên của luật sư. HĐXX nhận định việc buộc tội của đại diện VKS là có cơ sở. Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến tài sản người khác. Bị cáo đã phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản…

    #e6e6fa; margin: 5px; width: 400px; border-collapse: collapse;border: black 1px solid;" cellspacing="5" cellpadding="0" align="center">

    Dấu hiệu của tội xâm phạm chỗ ở

    Qua nội dung trên, tôi cho rằng các cơ quan tố tụng quận Thủ Đức đã không chính xác khi xác định bị cáo Thành phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản. Tội chiếm giữ trái phép tài sản nằm trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu. Dấu hiệu bắt buộc về mặt khách quan là tài sản bị chiếm giữ có được từ việc bị giao nhầm, do bị cáo tìm được hoặc bắt được (nhặt được) nhưng bị cáo không trả lại... Đồng thời, khi xác định nhóm tội này có một nguyên tắc chung là đối tượng bị tác động không thể là bất động sản. Ví dụ không thể cướp, trộm, cướp giật… đối với nhà cửa, đất đai.

    Hành vi của bị cáo rõ ràng là phạm tội và tôi cho rằng xử lý bị cáo về tội xâm phạm chỗ ở của công dân mới hợp lý.

    Thạc sĩ PHAN ANH TUẤN, Trưởng bộ môn Luật hình sự, Đại học Luật TP.HCM

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #57455   25/07/2010

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 100
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Ái chà chà!
    Cảm ơn thông tin mới của LS.Cao. Thế này thì Khanh chẳng biết chúng ta sẽ còn tranh luận đến đâu nữa. Hay là nhờ BQT Dân Luật lập hệ thống để các thành viên biểu quyết cho câu hỏi này 

    PS: ở trên có nói là gia đình Thành quay lại chiếm nhà nhưng tại sao chỉ xử mỗi bị cáo?

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |