có phải đồng phạm?

Chủ đề   RSS   
  • #142929 26/10/2011

    huongheoo

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    có phải đồng phạm?

     

    N đi chơi cá độ bóng đá nên nợ 1 khoản tiền lớn. Để có tiền trả nợ, N rủ bạn là T dàn cảnh bịt mặt xông vào nhà bà H dùng dao khống chế chiếm đoạt 1.500USD. Sau khi lấy được số tiền đó, khi N và T rút chạy thì bà H kêu cứu, thấy vậy N bảo T: "mày làm cho con mụ đó câm miệng đi", T quay lại đâm bà H một nhát trúng tim và bỏ chạy. Bà H chết ngay. N có được coi là đồng phạm với T về hành vi giết người không? Tại sao?
    Mong mọi người giúp đỡ.

     
    15483 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #143982   29/10/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    boyluat viết:
    Tại sao lại ko suy đoán rằng N bảo T thế với mục đích muốn T đánh 1 phát cho bà H ngất đi, mà ko phải là suy đoán N bảo T thế với mục đích muốn T đâm chết ngay bà H chứ anh.

    Bạn học luật sao lại đưa ra câu hỏi như thế, như bạn kia đã nói đây không phải là suy đoán mà là dựa vào lý luận về đồng phạm, là sự tổng hợp kinh nghiệm nhiều năm của các chánh án thông qua việc xét xử trên thực tế.
    ý kiến của mình như sau, về vấn đề "hành vi thái quá của người đồng phạm" thì nếu nhưng người đồng phạm để cho người thực hành hoàn toàn tự do hành động nhằm đạt được mục đích của tội phạm mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện thì mọi hành vi của người thực hành ko được coi là hành vi thái quá và những người đồng phạm khác phải chịu TNHS về hành vi mà người thực hành gây ra.

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |  
  • #143575   28/10/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Ủa, anh đã bảo ở đây không phải là suy đoán. Ma do N muốn T làm cho bà H không kêu cứu được. Còn T làm cách nào thì N không quan tâm, mà N mặc nhiên để T muốn làm gì thì làm và N phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả T gây ra.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #143582   28/10/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em thấy đồng phạm phải là cố ý CÙNG thực hiện một tội phạm, khi mà N không xác định được T sẽ thực hiện tội phạm gì, hay hành vi gì, thì không thể coi là N cùng thực hiện tội phạm với T được.

    Và vấn đề chính ở chỗ làm sao xác định được N có quan tâm tới việc này hay không mới là vấn đề mà em bảo là chưa đủ dữ kiện. Nếu N không kịp phản ứng với hành vi đâm bà H của T khi N không muốn T giết bà ý thì sao đây. Còn nếu N biết T sẽ đâm bà H mà không phản ứng, đấy mới là dấu hiệu chứng minh rằng N là đồng phạm với T.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #143590   28/10/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Đồng phạm là cùng thực hiện một tôi phạm, chứ không phải là cùng TRỰC TIẾP thực hiện một tội phạm.

    Và đây là một bài tập nhóm, chứ có phải là một hồ sơ vụ án đâu mà em đòi hỏi phải có đủ dữ kiện.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #143593   28/10/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em vẫn bảo lưu quan điểm

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #143642   28/10/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Vậy cũng tốt thôi, vì cũng chỉ là quan điểm thôi mà. Người học luật và làm luật nên kiên định như vậy. 

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #143984   29/10/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    ý kiến của mình như sau, về vấn đề "hành vi thái quá của người đồng phạm" thì nếu nhưng người đồng phạm để cho người thực hành hoàn toàn tự do hành động nhằm đạt được mục đích của tội phạm mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện thì mọi hành vi của người thực hành ko được coi là hành vi thái quá và những người đồng phạm khác phải chịu TNHS về hành vi mà người thực hành gây ra.
     nên trong trường hợp này là đồng phạm

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |  
  • #144169   31/10/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào cả nhà, chào Bác BachThanhDC!

    Thật lâu lắm rồi Bác và tôi mới lại gặp nhau vì dạo này tôi cũng hơi bị kẹt về thời gian. Thực tế hiện nay tôi cố gắng cũng chỉ có thể đủ để tư vấn cho các câu hỏi gửi riêng, song chủ đề này khá lý thú và tôi nghĩ mình có chút sở trường nên tham dự, góp vui cùng mọi người.

    1. Trước hết về các nội dung liên quan:
    - Đối với câu hỏi của bạn phutienpham208: Thực tế xét xử thì tùy theo quyết định của HĐXX. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa rõ ràng thì thông thường Tòa trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung.

    - Bạn congtoan.hlu phản ứng với boyluat "Bạn học luật sao lại đưa ra câu hỏi như thế?" là không nên, kể cả về hình thức và nội dung. Theo thiển ý của tôi, ở đời chỉ ngại người không bao giờ nêu câu hỏi. Về khía cạnh khoa học mà nói thì không có câu hỏi, sẽ không có bất kỳ ý tưởng nào, đặc biệt là ý tưởng mới.

    2. Về nội dung tranh luận:
    Tôi thấy lực lượng của "Phe" Bác BachThanhDC hơi bị hùng hậu về số lượng. Tuy nhiên, các ý kiến, ý tưởng và phương pháp chứng minh là tương đối giống nhau. Các bạn cũng chỉ mới dừng lại ở suy luận! Có lúc các bạn nói là suy luận mang tính khoa học nhưng lại không chứng minh được "tính khoa học" như thế nào, đồng thời cũng không thể "chứng minh một cách khoa học" quan điểm của Phe kia là không khoa học. Tựu chung suy luận của các bạn hoặc trên cơ sở cá nhân hoặc cuối cùng đành phải gắn cho các bác thẩm phán đáng kính bằng "thực tế xét xử". Nhưng, thực tế có phải vậy không? Dĩ nhiên không chắc chắn!

    - Cá nhân tôi chưa hề thấy một hướng dẫn chung hoặc cụ thể nào của Quốc hội hay TANDTC về trường hợp này hoặc kể cả là tương tự, trong đó khẳng định là phải hiểu như các bạn hiểu.

    - Cơ sở pháp luật không có (BLHS không quy định), chứng cứ chứng minh bổ sung không có (như bạn huongheoo khẳng định) nên để buộc tội, đúng là các bạn chỉ còn con đường lập luận hay suy luận mà thôi. Mà đã đơn thuần là lập luận thì hiển nhiên là không chắc chắn rồi.

    - Các bạn khẳng định phải hiểu như vậy mới đúng. Sao các bạn không hình dung cho trường hợp ngược lại. Ở đây có vô số ví dụ:
        * Là phụ nữ, người ta có nhiều cái sợ: từ con chuột, con gián,... đến sợ gương mặt bị mất thẩm mỹ, sợ bị lộ bí mật cá nhân. Làm sao các bạn chứng minh loại trừ và làm sao các bạn loại trừ hết được? 
     
         * Cũng còn nhiều cách khác để bà H phải im như: nhét vật vào mồm, bịt miệng bằng băng keo, đánh cho ngất, đánh cho không nói được. Những người giỏi võ như trong truyện chưởng thì quá dễ với động tác điểm huyệt. Làm sao các bạn chứng minh loại trừ và làm sao các bạn loại trừ hết được?

        * Không có tình tiết nào khẳng định về mối quan hệ gắn bó của N và T, đặc biệt liên quan đến vấn đề tội phạm. Không biết cặp đôi này đã từng cùng nhau phạm tội mấy lần, có những lần nào giống như lần này không. Làm sao các bạn chứng minh được?

    Thành thực mà nói, đây là lần đầu tiên tôi thấy Bác đã post đến nhiều hơn bài thứ 2 về một chủ đề mà vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục được (ít nhất là đối phương). Vốn dĩ, đã suy luận thì không bao giờ chắc chắn cả. Bạn boyluat đã nêu một khía cạnh để chứng minh cho quan điểm của Phe chúng tôi và cũng chưa ai phản bác được khía cạnh đó.

    Trân trọng! 

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    boyluat (31/10/2011) chidoancsktdanang (31/10/2011)
  • #144262   31/10/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào Bác Nghị!

    Tôi đồng ý với những lập luận của Bác nếu đó là một hồ sơ vụ án hình sự.

    Còn đây là một bài tập thì tôi giữa quan điểm của mình như những gì đã phân tích. Bởi vì làm một bài tập mà đặt ra nhiều giả thiết như vậy thì tình huống này có thể dẫn đến rất nhiều các kết quả khác nhau.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (13/04/2012)
  • #147346   13/11/2011

    buihuyentb
    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần


    Em xin góp ý kiến với các anh chị!

    Rõ ràng mấu chốt vấn đề là ở chỗ xác định việc T giết bà H có phù hợp với ý chí chủ quan của N không. Nếu mức độ nguy hiểm của hành vi của T ( T giết bà H ) đúng là mục đích của câu nói N bảo T: "mày làm cho con mụ đó câm miệng đi” thì N và T là đồng phạm của tội giết người.

    Việc xác định ý chí chủ quan của N trong tình huống này so với những gì đề bài yêu cầu là vô cùng thiếu cơ sở. Vì câu nói của N là chưa rõ nghĩa và chỉ căn cứ vào sự tự hiểu ý nghĩa câu nói của N từ T mà xác định N muốn T giết bà H thì rõ ràng tội danh của N hoàn toàn bị phụ thuộc vào ý chí chủ quan của T. Mà trách nhiệm hình sự đặt ra với N phát sinh do chính hành vi của N, không thể do ý chí chủ quan của T quyết định được. Hơn nữa giết người trong tình huống này là tội phạm rất nghiêm trọng với khung hình phạt rất cao, nếu chỉ vì thiếu căn cứ mà quy ngay ý chí chủ quan của N với ý chí chủ quan của T về câu nói của N là một thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân N.

    Còn trường hợp người đồng phạm N để mặc cho T hoàn toàn tự do hành động nhằm mục đích của N thì khi đó hành vi của N không bị coi là thái quá và trách nhiệm hình sự lúc này đặt ra với cả N. Tuy nhiên nếu N hoàn toàn chỉ muốn T thực hiện hành vi nào đó không gây nguy hiểm tính mạng bà H và không lường trước được T sẽ giết bà H nên không để ý đến thì cũng không thể quy cho N là đã để mặc cho T tự do hành động.

    Đây là vấn đề trên thực tế rất khó xác định ý chí chủ quan của chủ thể, nhất là trong tình huống chỉ thể hiện qua 1 câu nói như thế này. Chính vì đây là một bài tập nên theo mình, các bạn nên thể hiện đầy đủ quan điểm về các trường hợp có thể xảy ra trong bài và dù chọn trường hợp xác định N có hay không là đồng phạm đi nữa thì cũng phải nêu ra các điều kiện giả sử của mình để chắc chắn xác định đúng người đúng tội.

     

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    Báo quản trị |  
  • #147620   15/11/2011

    dangkhoa_middle
    dangkhoa_middle

    Male
    Mầm

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2011
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Chà, nhiều quan điểm quá, dưới những góc độ # nhau thì có những cách nhìn khác nhau là tất yếu, nhưng phải nhìn nhận là đề bài ko đủ cơ sở:
    - Chưa bik 2 ng này có liên hệ ntn, có phải là trong băng đảng mà chỉ cần im lặng hoặc ra hiệu là đã hiểu nhau ko? hay chỉ giản đơn là mới quen, nên rủ đi cướp. Như vậy cái mức độ thân thiết giúp nói ra được cái đang cần là có phải "cố ý cùng" ko?cùng chung suy nghĩ, ý muốn của ng này là ý muốn chung của cả 2 và kết quả của tội phạm là xuất phát từ ý chí của cả 2. Yếu tố này rất quan trọng. --->mún bik có đồng phạm--->có 2 ng trở lên cố ý cùng ko?
    Topic ở trên chưa thấy vấn đề này nên bạn gì đó có thể chia ra từng trường hợp cho hợp lý. Gặp những đề như vậy, thầy cô chỉ chăm chú vào: bạn nói là có hay ko? và lập luận bảo vệ quan điểm của bạn ntn. vì thế bạn nên đưa ra nhiều tình huống và để bảo vệ quan điểm cá nhân và chống lại quan điểm đối ngịch.thân.
     
    Báo quản trị |  
  • #178220   13/04/2012

    xautraidatinh
    xautraidatinh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2012
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 8 lần


    mình cũng đồng tình cho rằng chưa thể dựa vào suy diễn câu nói của N ,T làm theo mà kết luận N đồng phạm được, vì trước đó N không có chủ định giết bà H,thứ 2 trong cậu nói của N ,Tcos nhiều sự lựa chọn khác nhưng T lại chọn phương án giết bà H,vì vậy đây là hành vi chủ quan của T

    HÃY SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

    tri thức được hình thành trong tĩnh lặng,tính cách được tạo nên từ bão táp

     
    Báo quản trị |  
  • #178224   13/04/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Mình cũng đồng ý với quan điểm của boyluat và LS_CaoSyNghi. bởi ở đây mặc dù N mặc cho T muốn làm gì thì làm nhưng mục đích chính của T và N là đi cướp tài sản nên việc T đâm chết bà H là ngoài dự kiến ban đầu của chúng, đồng thời chúng chưa có sự bàn bạc kỹ lưỡng trước khi hành động giết bà H,hành động đó chỉ là hành động chủ quan của T,cái quan trọng nhất ở đây là T và N không có cùng mục đích vì chúng ta không thể khẳng định rằng chắc chắn N muốn T giết bà H,vì trong tình huống đó N và T chỉ muốn thoát thân.
    Cũng như LS_CaoSyNghi nói việc chỉ dựa trên việc suy luận thôi thì chưa đủ mà còn phải dựa vào cả bằng chứng,chứng cứ nữa.Tuy nhiên việc phân tích yếu tố tâm lý của tội phạm trong tình huống này để đánh giá hành động của chúng thì có vẻ hợp lý hơn là suy diễn của người ngoài cuộc.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |