Có phải cướp giật không?

Chủ đề   RSS   
  • #107982 04/06/2011

    Có phải cướp giật không?

      Trường hợp.Hiện tại 1 người A 15,5 tuổi cung 1 anh B 19 tuổi vì mê điện tử nên đã chặn đường 1 học sinh chấn lấy 1 chiếc điện thoại của 1 hs cấp 2 .Sau đó đưa cắm quán rồi dùng tiền đi chơi điện từ . Cho minh hoi trong trường hợp trên A và B phạm tội gì ?
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 05/06/2011 09:25:11 SA

    >> Giang Nguyễn Văn<<

    sđt: 0944722520

     
    10102 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #108004   04/06/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Mình ko hiểu bạn nói chấn là thế nào, có hành vi đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực ko, hay là có hành động làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng ko thể chống cự được. Theo mình hiểu thì chấn là hành vi đe dọa dùng vũ lực, ví dụ như
    -ko đưa đây tao đánh.
    Hoặc là dùng vũ lực như là đánh, đấm.
    nếu như vậy thì A và B phạm tội cướp tài sản.

    và các khung hình phạt của tội cướp tài sản điều là tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (Khoản 1 là tội phạm rất nghiêm trọng; Khoản 2,3,4 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng). 
    Vì thế mà cả A và B đều phạm tội cướp tài sản.

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #108007   04/06/2011

    k3405
    k3405
    Top 500
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2009
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 16 lần


    thứ nhất mình có thể khẳng định với bạn đây không phải là tội cướp giật tài sản theo điều 136 BLHS. bởi vì theo điiều 136 của tội cướp giật là phải có hành vi nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoặt và nhanh chóng tẩu thoát trong đó dấu hiệu nhanh chóng chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc phải có.
    cũng như em kainodo92 mình cũng không hiểu từ "chấn" của bạn dùng nghĩa là như thế nào? có thể là tội cướp tài sản 133 cũng có thể là cưỡng đoạt tài sản 135. nói chung là không đủ dữ kiện để kết luận đó là tội gì. nhưng chắc chắc không phải là cướp giật.
    thân!
    Cập nhật bởi k3405 ngày 04/06/2011 11:41:46 CH

    http://kine.cyworld.vn/detail/12000100544/89

     
    Báo quản trị |  
  • #108009   04/06/2011

    nguyenlong505
    nguyenlong505

    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2010
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 890
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 13 lần


    dung từ "chấn" thật khó hiểu. mình cũng nghĩ sẽ không phải tội cướp tài sản mà có thể phạm tội ở Điều 135 tội cưỡng đoạt tài sản hoặc có thể là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản ở Điều 137 BLHS

    những lối đi vĩ đại luôn được khởi đầu bằng những bước đi nhỏ...!

     
    Báo quản trị |  
  • #108011   04/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chấn có nghĩa là Trấn lột ý mà mọi người. Chắc do mem này viết sai chính tả thôi.

    Nếu chỉ có cần này dữ kiện thì chưa đủ để khẳng định hành vi cấu thành tội gì. Tuy nhiên nếu xét thực tế thông thường của hành vi trấn lột thì quan điểm cho rằng hành vi này là hành vi cướp tài sản là hợp lý hơn cả.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #108026   05/06/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Boy đúng rồi, nó là trấn lột. Chấn là từ địa phương của mấy tỉnh bắc miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh... #0072bc;">k3405 là dân Nghệ mà không hiểu từ này là sao ta.

    Trong thực tế thì tùy trừng trường hợp cụ thể mà hành vi này thường cấu thành 1 trong 2 tội là cướp tài sản hoặc cưỡng đoạt tài sản. Với những gì topic đã nêu thì thể khẳng định là tội gì được.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #108035   05/06/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Ui, sao không thấy ai phân tích, tư vấn thêm về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ta???????????

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #108039   05/06/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    E đã nói ở trên rồi mà, phân tích kỹ hơn nha.

    Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
    2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
    Như vậy ở tình huống trên B chắc chắn phải chịu trách nhiệm hình sự.
    Còn với A 15 tuổi, thuộc khoản 2 Điều 12 BLHS,
    Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS, 
    3.Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
    Căn cứ vào tội mà A và B đã phạm,
    Nếu là tội cướp tài sản Điều 133.
    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
      đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
      e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
      a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
      b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
      a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
      b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
    Như vậy đối chiếu với khoản 3 Điều 8 thì
    khoản 1 có mức cao nhất của khung hình phạt là 10 năm tù nên khoản 1 Điều 133 là tội phạm rất nghiêm trọng.
    Khoản 2 có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù nên khoản 2 Điều 133 là tội phạm rất nghiêm trọng.
    Khoản 3 có mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù nên khoản 3 Điều 133 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    Khoản 4 có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình nên khoản 4 Điều 133 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    Hơn nữa A thực hiện hành vi cướp tài sản thì luôn luôn là lỗi cố ý.
    vậy hành vi của A trong trường hợp này là tội phạm, và A phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Nếu là tội cưỡng đoạt tài sản điều 135

    Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản

    1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị ph��t tù từ ba năm đến mười năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
    Tương tự như trên khoản 1 là tội phạm nghiêm trọng, khoản 2,3  là tội phạm rất nghiêm trọng, khoản 4 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    vậy nếu A phạm vào khoản 1 điều 135 thì ko được coi là tội phạm, nếu phạm vào các khoản còn lại thì là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự.
    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 05/06/2011 08:35:45 SA

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #108042   05/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    @ anh nkkhuy và em kajnodo92:

    Hành vi có cấu thành tội phạm hay không, và hành vi có phải chịu TNHS hay không là các vấn đề khác nhau. Một hành vi có thể cấu thành tội phạm, nhưng nó không phải chịu TNHS. Chỉ cần một hành vi có các dấu hiệu thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm thì nó đã là tội phạm. Còn người thực hiện tội phạm có phải chịu TNHS hay không, thì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lỗi, tuổi, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi,....

    Trong đề bài chỉ hỏi phạm tội gì, chứ không hỏi là phải chịu TNHS về tội gì, nên không cần phải phân tích về độ tuổi.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #108082   05/06/2011

    mình hỏi trong trường hợp này là vì có đọc trên một trang web có một luật sư nói là tội cướp giật tài sản lên đưa lên xem các bạn thảo luận xem.http://www.luatgiaiphong.com/hinh-su/1869-cuop-dat-tai-san 
    còn mình thấy đây là tội cướp tài sản vì dùng từ "chấn" ở đây là từ địa phương nhưng có thể hiểu là hành vi ép buộc nạn nhân đưa tài sản.
    còn tuổi trong trường hợp này thì A mới 15.5 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý theo điêuf 12 BLHS nhưng ở Điều 133 khoản 1 là khung co bản chỉ là tội ít nghiêm trọng đến nghiêm trọng cho lên A không phải chịu trách nhiệm hình sự, còn B thì đã đủ tuổi lên phải chịu trách nhiệm về tôi cướp tài sản Điều 133

    >> Giang Nguyễn Văn<<

    sđt: 0944722520

     
    Báo quản trị |  
  • #108159   05/06/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào boyluat!
    Tôi hiểu ý mà bạn nói. 
    Vậy giờ tôi hỏi bạn nhé, nếu người có những hành vi, theo pháp luật không chịu trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự thì có được xem là tội phạm hay không???
    "Một hành vi có thể cấu thành tội phạm, nhưng nó không phải chịu TNHS"
    Bạn có thể cho ví dụ về hành vi nào được xem là đã cấu thành tội phạm, nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự?? Bạn lưu ý là hành vì nào được xem hay đã được cấu thành theo các quy định, dấu hiệu mà pháp luật đề ra để được xem là tội phạm nhé.
    "Chỉ cần một hành vi có các dấu hiệu thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm thì nó đã là tội phạm. Còn người thực hiện tội phạm có phải chịu TNHS hay không, thì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lỗi, tuổi, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi,...."
    Bạn có hiểu như thế nào là thỏa mãn dấu hiệu quy định trong cấu thành tội phạm không??? Bạn cho rằng các yếu tối như lỗi, độ tuổi là không phải một trong các dấu hiệu cấu thành tôi phạm???
    Điều 12 BLHS quy định về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Vậy nếu như theo cách mà bạn hiểu, thì phải có thêm một định nghĩa nữa, đó là độ tuổi để được xem là người phạm tội, hay bạn cho rằng, mọi cá nhân khi sinh ra đều có thể là tội phạm...???
    Để một cá nhân xem là tội phạm thì không chỉ căn cứ vào mỗi "hành vi" ở mặt khách quan.
    Có trường hợp hành vi của cá nhân thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm, tuy nhiên sẽ được miễn trách nhiệm hình sự. Về trường hợp này thì thật ra các nhân đó đã phải nằm trong diện chịu trách nhiệm hình sự tuy nhiên do điều kiện hoàn cảnh....ĐIều 25 BLHS nên mới được miễn trách nhiệm hình sự.
    Trân trọng!!!
    Cập nhật bởi nkkhuy ngày 05/06/2011 10:52:00 CH

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #108171   05/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    nkkhuy viết:
    Chào boyluat!
    Tôi hiểu ý mà bạn nói. 
    Vậy giờ tôi hỏi bạn nhé, nếu người có những hành vi, theo pháp luật không chịu trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự thì có được xem là tội phạm hay không???
    "Một hành vi có thể cấu thành tội phạm, nhưng nó không phải chịu TNHS"
    Bạn có thể cho ví dụ về hành vi nào được xem là đã cấu thành tội phạm, nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự?? Bạn lưu ý là hành vì nào được xem hay đã được cấu thành theo các quy định, dấu hiệu mà pháp luật đề ra để được xem là tội phạm nhé.
    "Chỉ cần một hành vi có các dấu hiệu thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm thì nó đã là tội phạm. Còn người thực hiện tội phạm có phải chịu TNHS hay không, thì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lỗi, tuổi, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi,...."
    Bạn có hiểu như thế nào là thỏa mãn dấu hiệu quy định trong cấu thành tội phạm không??? Bạn cho rằng các yếu tối như lỗi, độ tuổi là không phải một trong các dấu hiệu cấu thành tôi phạm???
    Điều 12 BLHS quy định về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Vậy nếu như theo cách mà bạn hiểu, thì phải có thêm một định nghĩa nữa, đó là độ tuổi để được xem là người phạm tội, hay bạn cho rằng, mọi cá nhân khi sinh ra đều có thể là tội phạm...???
    Để một cá nhân xem là tội phạm thì không chỉ căn cứ vào mỗi "hành vi" ở mặt khách quan.
    Có trường hợp hành vi của cá nhân thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm, tuy nhiên sẽ được miễn trách nhiệm hình sự. Về trường hợp này thì thật ra các nhân đó đã phải nằm trong diện chịu trách nhiệm hình sự tuy nhiên do điều kiện hoàn cảnh....ĐIều 25 BLHS nên mới được miễn trách nhiệm hình sự.
    Trân trọng!!!


    Anh không hiểu ý em. Thật sự !

    Em nói rằng: Chỉ cần một hành vi có các dấu hiệu thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm thì nó đã là tội phạm. Các dấu hiệu được quy định trong CTTP ở đây phải bao gồm cả 4 mặt, điều này ai cũng biết, và em cũng vậy ! Em không hề nói rằng Để một cá nhân xem là tội phạm thì không chỉ căn cứ vào mỗi "hành vi" ở mặt khách quan. như anh viết, mà em chỉ nói như trên.

    Em chỉ cần lấy 1 điều luật ra là anh hiểu: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc  tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Theo điều luật này, thì dù hành vi có cấu thành tội phạm, nhưng tùy theo độ tuổi, mức độ lỗi, và mức độ nguy hiểm của hành vi để xác định có phải chịu TNHS hay không. Ví dụ:

    - Một em nhỏ 13 tuổi thực hiện hành vi hiếp dâm. Hành vi hiếp dâm của em này đương nhiên cấu thành tội phạm, tuy nhiên em không phải chịu TNHS.
    - Một em nhỏ 15 tuổi thực hiện hành vi vô ý làm lộ bí mật quốc gia. Hành vi này đương nhiên cấu thành tội phạm, tuy nhiên em không phải chịu TNHS.
    - Bloger Hương Trà thực hiện hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Hành vi này cấu thành tội phạm, tuy nhiên thì VKSND Tối cao đánh giá hành vi phạm tội của Hương Trà thuộc trường hợp ít nghiêm trọng chỉ cần giáo dục, răn đe, có nhân thân tốt và nơi cư trú rõ ràng nên đã đình chỉ vụ án, và như vậy HT không phải chịu TNHS.
    - ... là một số tình huống khác có thể xảy ra. Ví dụ như thực hiện hành vi hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp sự kiện bất ngờ cũng cấu thành tội phạm. Tuy nhiên thì họ không phải chịu TNHS. Hoặc hành vi của người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm thì có thể không phải chịu TNHS.
    Cập nhật bởi boyluat ngày 05/06/2011 11:40:51 CH

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #108172   05/06/2011

    k3405
    k3405
    Top 500
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2009
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 16 lần


    bachthanhDC ơ kìa ông anh sao lại nói thế?
    nghệ an có 17 huyện với dân số hơn 3 triệu,(sau sài thành, hà thành, và thanh hóa)  tiếng nghệ an tuy đặc biệt nhưng mỗi huyện lại có một nét riêng khác nhau bản thân em là người nghệ an mà em còn chưa phân biệt nổi đây là tiếng của huyện nào. anh nói thế đánh đồng quá.

    http://kine.cyworld.vn/detail/12000100544/89

     
    Báo quản trị |  
  • #108178   06/06/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     k3405 ơi, đừng quên bác BachThanhDC cũng ở Nghệ an đấy nhé!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #108352   06/06/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào Boyluat!
    #c00000;"> "Một em nhỏ 13 tuổi thực hiện hành vi hiếp dâm. Hành vi hiếp dâm của em này đương nhiên cấu thành tội phạm, tuy nhiên em không phải chịu TNHS.
    - Một em nhỏ 15 tuổi thực hiện hành vi vô ý làm lộ bí mật quốc gia. Hành vi này đương nhiên cấu thành tội phạm, tuy nhiên em không phải chịu TNHS.
    - Bloger Hương Trà thực hiện hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Hành vi này cấu thành tội phạm, tuy nhiên thì VKSND Tối cao đánh giá hành vi phạm tội của Hương Trà thuộc trường hợp ít nghiêm trọng chỉ cần giáo dục, răn đe, có nhân thân tốt và nơi cư trú rõ ràng nên đã đình chỉ vụ án, và như vậy HT không phải chịu TNHS.
    - ... là một số tình huống khác có thể xảy ra. Ví dụ như thực hiện hành vi hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp sự kiện bất ngờ cũng cấu thành tội phạm. Tuy nhiên thì họ không phải chịu TNHS. Hoặc hành vi của người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm thì có thể không phải chịu TNHS."
    Bạn đưa ra ví dụ, một em nhỏ 13 tuổi thực hiện hành vi hiếu dâm, và bạn cho rằng hành vi này cấu thành tội phạm. 
    Như thế này, nếu chúng ta tách ra, chỉ xem xét ở góc độ hành vi thôi thì hành vi trên đảm bảo ở dấu hiệu khách quan, là một trong 4 dấu hiệu, tuy nhiên nếu xét về dấu hiệu chủ thể thì đương nhiên với chủ thể tuổi 13 thì không đảm bảo, theo luật định, vì vậy hành vi trên không cấu thành tội phạm. Tôi muốn nhắc lại cho bạn rõ hơn là hành vi luôn có sự liên quan về mặt nhận thức, mà dấu hiệu chủ thể là mục đích mà Luật đề ra nhằm tạo sự khách quan, đánh giá đúng mức độ nguy hiểm hành vi của con người.
    Vì vậy ví dụ mà bạn đưa ra, nó mâu thuẩn ở chổ, hành vi đó #0070c0;">không đương nhiên#fac08f;"> cấu thành tội phạm vì nó không thỏa mãn dấu hiệu để cấu thành tội phạm.
    Cũng tương tự, ví dụ bạn đưa ra với hành vi gây thiệt hại trong "sự kiện bất ngờ", vì đây là trường hợp được pháp luật liệt kê là hành vi được "miễn trừ lỗi", nên nó không được coi là phạm tội vì không thỏa mãn dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm, và vì thể nó cũng không đương nhiên cấu thành tội phạm....
    Một số trường hợp, pháp luật quy định để miễn trách nhiệm dân sự, bạn đừng nhầm lẫn hai vấn đề trên.
    Nếu như bạn vẫn cảm thấy không hợp lý thì bạn có thể giải thích với chính ví dụ mà bạn đưa ra: "Một em nhỏ 13 tuổi thực hiện hành vi hiếp dâm,#0070c0;"> hành vi này đương nhiên cấu thành tội phạm, tuy nhiên em không chịu TNHS". VẬY BẠN HÃY CHỈ RÕ NÓ ĐƯỜNG NHIÊN CẤU THÀNH TỘI PHẠM NHƯ THẾ NÀO, VÀ BẠN CĂN CỨ VÀO ĐÂU????
    Trân trọng!!!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #108366   06/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào anh Huy ! Thật ra em biết viết thế kiểu gì anh cũng sẽ hỏi em như vậy, nhưng em ko thể không viết thế, vì chỉ có đó mới là câu trả lời.

    Về thắc mắc này của anh, thì theo BLHS: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý...

    Vậy hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS là ở chỗ nào, đó là ở các điều luật. Một hành vi nguy hiểm cho xã hội khi nó có đủ các dấu hiệu hành vi được quy định trong điều luật.

    Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người như thế nào. BLHS quy định chỉ quy định về tình trạng không có năng lực TNHS (điều 13) mà không quy định về tình trạng có năng lực TNHS. Như vậy, ngoài các trường hợp được quy định tại điều 13 thì các trường hợp còn lại đều được coi là có năng lực TNHS cả. Quan điểm của em cho rằng yếu tổ chủ thể này ngoài ra còn để xác định đối tượng phạm tội chứ không phải xác định đối tượng chịu TNHS. Ví dụ xác định đối tượng phạm tội là người đã thành niên trong tội giao cấu với trẻ em hay dâm ô với trẻ em, hoặc đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn trong các tội phạm về chức vụ.

    Vì thế, chỉ cần là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do người có năng lực không thuộc tình trạng không có năng lực TNHS thực hiện là tội phạm. Không phải như anh nói là trường hợp một em nhỏ 13 tuổi thực hiện hành vi hiếu dâm thì hành vi này không cấu thành tội phạm vì nó đương nhiên không cấu thành tội phạm đâu. Quan điểm của em cho rằng em nhỏ 13 tuổi vẫn có năng lực TNHS nếu em này không thuộc tình trạng không có năng lực TNHS theo điều 13.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #108633   07/06/2011

    phuongsotiensinh
    phuongsotiensinh

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2008
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 10 lần


    boyluat viết:
    Chào anh Huy ! Thật ra em biết viết thế kiểu gì anh cũng sẽ hỏi em như vậy, nhưng em ko thể không viết thế, vì chỉ có đó mới là câu trả lời.

    Về thắc mắc này của anh, thì theo BLHS: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý...

    Vậy hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS là ở chỗ nào, đó là ở các điều luật. Một hành vi nguy hiểm cho xã hội khi nó có đủ các dấu hiệu hành vi được quy định trong điều luật.

    Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người như thế nào. BLHS quy định chỉ quy định về tình trạng không có năng lực TNHS (điều 13) mà không quy định về tình trạng có năng lực TNHS. Như vậy, ngoài các trường hợp được quy định tại điều 13 thì các trường hợp còn lại đều được coi là có năng lực TNHS cả. Quan điểm của em cho rằng yếu tổ chủ thể này ngoài ra còn để xác định đối tượng phạm tội chứ không phải xác định đối tượng chịu TNHS. Ví dụ xác định đối tượng phạm tội là người đã thành niên trong tội giao cấu với trẻ em hay dâm ô với trẻ em, hoặc đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn trong các tội phạm về chức vụ.

    Vì thế, chỉ cần là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do người có năng lực không thuộc tình trạng không có năng lực TNHS thực hiện là tội phạm. Không phải như anh nói là trường hợp một em nhỏ 13 tuổi thực hiện hành vi hiếu dâm thì hành vi này không cấu thành tội phạm vì nó đương nhiên không cấu thành tội phạm đâu. Quan điểm của em cho rằng em nhỏ 13 tuổi vẫn có năng lực TNHS nếu em này không thuộc tình trạng không có năng lực TNHS theo điều 13.


    Boyluat nói như vậy cũng không phải là không có lý. Nếu xét theo câu chữ của điều luật (Điều 12 và Điều 13 BLHS) thì việc hiểu theo quan điểm của boyluat là có hạt nhân hợp lý và lô-gic về hình thức. (Vì không có Điều luật nào quy định trực tiếp độ tuổi nào thì bắt đầu có năng lực TNHS).
    Tuy nhiên năng lực TNHS được quy định trong phần chung của BLHS nên hiểu như boyluat có lẽ là hơi "cứng".
    - Năng lực TNHS là điều kiện cần thiết để xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người có năng lực TNHS là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy. Con người không phải bẩm sinh đã có năng lực TNHS. Năng lực TNHS "là năng lực của tự ý thức được hình thành trong quá trình phát triển của cá thể về mặt tự nhiên và mặt xã hội".
    - Như vậy năng lực TNHS chỉ được hình thành khi đã đạt độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong thời gian tiếp theo.
       Bởi vậy với Điều 12 BLHS thì chúng ta không đơn thuần chỉ hiểu rằng nó chỉ quy định về tuổi chịu TNHS mà còn quy định về độ tuổi bắt đầu có năng lực TNHS (từ đủ 14 tuổi) và độ tuổi có đầy đủ năng lực TNHS (16 tuổi).
    Vậy những người có năng lực TNHS chỉ là những người từ đủ 14 tuổi trở lên và không thuộc những người quy định tại Điều 13 BLHS. Chứ 1 em bé 13 tuổi thì không có năng lực trách nhiệm hình sự. Bởi những người chưa đủ 14 tuổi thì tư duy,trí tuệ phát triển còn chưa đủ để nhận thức được những việc mình làm là tội phạm (theo quan điểm của của các nhà làm Luật Hình sự Việt Nam)

    Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị liên hệ với Công ty Luật Hà Huy theo địa chỉ: tranvanhoang.law@gmail.com hoặc điện thoại 01688.209.867 để được giải đáp và tư vấn kịp thời. Chân thành cảm ơn!

    Công ty Luật Hà Huy (Galaxy Law Firm)

    H.O: 127/11 Doc Ngu Str., Hanoi, Vietnam

    R.O: Tan Xuan, Tu Liem, Hanoi

    Website: www.hahuy.com.vn

    T: (84.4) 38.327.723 I F: (84.4) 37.579.567 I M: 0913.577.696

    E: tuhahuy@gmail.com I tuhahuy@vnn.vn I tuhahuy@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuongsotiensinh vì bài viết hữu ích
    boyluat (07/06/2011)
  • #108722   07/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào phuongsotiensinh. Vấn đề anh nói thì không phải em không biết, nhưng nếu mà theo đúng luật thì vấn đề nó phải là như thế, chỉ được hiểu theo nguyên văn câu chữ của luật, không được phép suy diễn. Cơ bản cũng tại luật của mình chưa quy định chặt chẽ mà thôi.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #108734   07/06/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Híc. Cái chi mà lằng tà là ngoằng thế nhỉ. Lại liên quan tới độ tuổi và chuyển sang NLTNHS là sao ta.
    Trước đây mình có đưa ra một chủ đề là NLTNHS có bao gồm cả độ tuổi hay không rồi.
    Việc hiểu thế nào là NLTNHS như thế nào ảnh hưởng tới việc bạn xác định xem tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay không.
    Theo như các giáo trình LHS hiện nay người ta định nghĩa:
    NLTNHS là năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi. Với định nghĩa này thì ta hiểu NLTNHS không bao gồm trong đó yếu tố độ tuổi.
    Một người có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi (cái này do yếu tố sinh học - xã hội quy định) và đạt độ tuổi luật định (do pháp luật quốc gia quy định) thì người đó có Năng lực phải chịu TNHS.
    Nhưng theo như quy định pháp luật ta hiểu một người có NLTNHS là người đạt độ tuổi luật định và không thuộc trường hợp mất năng lực TNHS.
    Các bạn có thể hiểu theo cách nào cũng được.
    Tóm lại, khi xác định A có phạm tội hay không, người ta thường phải xác định xem hành vi phạm tội trong trường hợp trên thuộc loại tội nào? (INT. NT, RNT, ĐBNT). Sau đó xác định xem A có đủ tuổi chịu TNHS hay không. Và cuối cùng là A có thuộc trường hợp mất NLTNHS hay không.
    Trường hợp mà topic đã nêu thì chưa thể nói rõ được hành vi "trấn" trên thuộc hành vi phạm tội nào (cưỡng đoạt hay cướp tài sản). Nếu là bài tập, mà chỉ có mỗi tình huống trên thì các bạn phải chia trường hợp rồi phân tích cụ thể từng trường hợp để xác định xem A có phạm tội hay không.
    Cần phải xác định rõ hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi đủ 4 yếu tố CTTP. Nếu không thỏa mãn bất kì một trong các yếu tố khác thì không phải tội phạm.
    Người chưa đủ tuổi chịu TNHS không thể coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do đó, người chưa đủ tuổi chịu TNHS khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không phải là tội phạm.
    Vậy phải xem A có đủ tuổi chịu TNHS đối với loại tội cụ thuộc tình huống trên hay không, nếu không đủ tuổi chịu TNHS thì A không phạm tội.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |