Có nên lập thêm 1 phiên toà mới sau phúc thẩm không?

Chủ đề   RSS   
  • #115847 06/07/2011

    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Có nên lập thêm 1 phiên toà mới sau phúc thẩm không?

    Như chúng ta được biết hiện nay thì có 2 phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm còn giám đốc thẩm là trường hợp  đặc biệt khác.
    Phiên toà ở đây theo ý nghĩa của mình tự đặt tên là "chung thẩm"

    1)Điều kiện để lập phiên toà là án sơ thẩm và phúc thẩm khác nhau >=5 năm tù và chung thân hoặc tử hình.
    VD:
    Bản án sơ thẩm cho bị cáo đó là 5 năm tù nhưng sang phúc thẩm là >=10 năm tù.
    Bản án sơ thẩm cho bị cáo là chung thân nhưng sang phúc thẩm là tử hình(Và ngược lại).

    Do đó theo mình nên lập ra phiên toà "chung thẩm" để cho bị cáo có quyền kháng cáo bản án "bất ngờ" này và cho viện kiểm soát có quyền kháng nghị.

    2)Trong trường hợp sau đây là không được lập phiên toà là án sơ thẩm và phúc thẩm giống nhau hoặc án tù giam chênh lệch từ 1 đến 4.

    VD
    Bản án sơ thẩm cho bị cáo đó là 5 năm tù nhưng sang phúc thẩm là 8 năm tù.
    Bản án sơ thẩm cho bị cáo là tử hình và phúc thẩm là tử hình.
    Bản án sơ thẩm cho bị cáo là chung thân và phúc thẩm là chung thân.

    3) Thủ tục kháng cáo ý như cũ(giống như làm đơn kháng cáo hoặc kháng nghị ra phúc thẩm)
    Đây là ý kiến của mình còn theo các bạn có nên lập ra phiên toà "chung thẩm" này không?


     
    4558 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #116014   06/07/2011

    phamthuphuonganh
    phamthuphuonganh

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2009
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 598
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 25 lần


    Hì, chào bạn.
    Sáng kiến of bạn cũng rất thú vị, tuy nhiên bạn có thể nói rõ hơn về mục đích và ý nghĩa của phiên tòa chung thẩm hay không?. Bởi vì tính "bất ngờ" của quyền kháng cáo mình thấy chưa được thuyết phục lắm.
    Và còn một điều rất quan trọng nữa, đó là bạn đã viết Viện kiểm soát thay vì phải viết là Viện kiểm sát. Hy vọng chỉ là lỗi đánh máy, hì
     
    Báo quản trị |  
  • #116016   06/07/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    phamthuphuonganh viết:

    Và còn một điều rất quan trọng nữa, đó là bạn đã viết Viện kiểm soát thay vì phải viết là Viện kiểm sát. Hy vọng chỉ là lỗi đánh máy, hì


    Chị Anh ơi, bạn Kỳ Hữu Phát không phải là sinh viên luật nên cái vụ kiểm soát và kiểm sát có lẽ bỏ qua cho bạn ấy!

     
    Báo quản trị |  
  • #116036   07/07/2011

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    phamthuphuonganh viết:
    Hì, chào bạn.
    Sáng kiến of bạn cũng rất thú vị, tuy nhiên bạn có thể nói rõ hơn về mục đích và ý nghĩa của phiên tòa chung thẩm hay không?. Bởi vì tính "bất ngờ" của quyền kháng cáo mình thấy chưa được thuyết phục lắm.
    Và còn một điều rất quan trọng nữa, đó là bạn đã viết Viện kiểm soát thay vì phải viết là Viện kiểm sát. Hy vọng chỉ là lỗi đánh máy, hì


    Chào chị anh.
    Đúng là em dùng từ "bất ngờ" này thì hơi wa'
    Nhưng mà chị có công nhận 1 điều là từ được sống(là án chung thân phiên sơ thẩm) sang phải chờ chết(án tử hình  phúc thẩm) đối với bị cáo thì cũng hơi bị "sốc". Cho nên theo em cho bị cáo có cơ hội kháng cáo lần cuối và bản án "chung thẩm" là bản án cuối cùng để quyết định họ được sống hay chết.(Ngoại trừ qua trường hợp đặc biệt là "giám đốc thẩm").

    Đó chính là mục đích và ý nghĩa của phiên toà chung thẩm này. Theo chị thì chị thấy thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #116227   07/07/2011

    phamthuphuonganh
    phamthuphuonganh

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2009
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 598
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 25 lần


    Phải chăng bạn đang muốn nói tới quyền con người?. Và cho rằng để đảm bảo nhân quyền, thì cần thiết phải có một phiên tòa chung thẩm?
    Ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới, Tòa án đều thực hiện chế độ hai cấp xét xử nhằm đảm bảo việc xét xử của Tòa án được khách quan, chính xác, đảm bảo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải tất cả các bản án đã có hiệu lực pháp luật thì vụ án đều được giải quyết khách quan, công bằng, đúng người, đúng tội mà có những trường hợp vẫn còn phát hiện ra những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Vì lẽ đó, quan điểm bạn cho rằng nên có một cấp xét xử nữa - một phiên tòa chung thẩm để giải quyết hết các vấn đề đó?.
    Đây cũng là một ý kiến rất hay. Nhưng sẽ hay hơn nếu như bạn phân tích cụ thể hơn nữa ý tưởng của mình.
    Hiện nay, ở Việt Nam "thịnh hành" lối giải quyết theo thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với các bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #116242   07/07/2011

    Hieu_Revive
    Hieu_Revive

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2011
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    theo mình nên mở một lớp đào tạo thật chuyên sâu, chuyên nghiệp và thực tế cho mấy bác trong hội đồng xét xử thì hay hơn. thẩm phán gì đâu mà kiến thức luật với chuyên môn nghiệp vụ còn ú ớ thì làm sao không phúc thẩm, kháng cáo cđược. mở thêm 1 tòa nữa thì chỉ tốn kém tiền bạc, làm phức tạp thêm thôi. năng lực hạn chế thì có mở thêm mấy phiên tòa nữa cũng chẳng giải quyết được gì hết...

    Ngô Trọng Hiếu.lớp HS34B, khoa Luật Hình Sự, ĐH Luật TP.HCM

    mail : ngotronghieu90@gmail.com

    mobile : 01 674 675 673

     
    Báo quản trị |