Có nên ký hợp đồng xuất khẩu chênh lệch giá bán?

Chủ đề   RSS   
  • #2948 30/10/2008

    kiemtoanhp

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/10/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có nên ký hợp đồng xuất khẩu chênh lệch giá bán?

       GIÁ BÁN HÀNG THỰC TẾ CAO HƠN GIÁ THỎA THUẬN TRONG HỢP ĐỒNG Xin Luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề trong thực tế đã phát sinh ở một công ty khách hàng của tôi ( tạm gọi là công ty A ):
    A vốn là một công ty Nhà nước được cổ phần hóa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu . Trong quá trình hoạt động , có một khác hàng lớn ở nước ngoài đồng ý mua hàng với thỏa thuận như sau :
    - Giá mua thực tế một sản phẩm là 2 USD .
    - Hợp đồng & các chứng từ bán hàng chỉ được ghi giá bán là 1,5 USD .
    - Số tiền chênh lệch ( 0,5 USD ) sẽ được khách hàng thanh toán lại cho A không phải từ khách hàng này mà từ một công ty khác ( công ty này cũng ở nước ngoài & không có bất kỳ một sự liên quan đến A ) .
    Tôi đã góp ý với khách hàng là không nên tiếp tục thưc hiện hợp đồng với các lý do như sau :
    - Các chứng từ xuất khẩu hàng ghi thấp có lẽ đã giúp cho khách hàng trốn thuế nhập khẩu ở đất nước họ .
    - Nếu xảy ra trường hợp bị nước có công ty mua hàng phát hiện thì có lẽ đây là trường hợp bán phá giá ( vì thuế nhập khẩu đã bị giảm xuống ) .
    - Nếu cơ quan quản lý ở VN phát hiện có khoản tiền thu chênh lệch 0,5 USD thì có thể họ cũng nghĩ tới đây là một vụ rửa tiền .
    ...
    Nhưng vì đây là một khách hàng lớn , giá bán tương đối tốt nên bỏ khách hàng này sẽ rất phí .
    Vì vậy xin được hỏi luật sư góp ý của tôi có đúng không ? Trong trường hợp này nên xử lý như thế nào để vừa có khách hàng & vừa đảm bảo về mặt pháp lý ?




     
    10447 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #2949   29/10/2008

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần


    Việc ghi giá bán trong hợp đồng thấp hơn giá bán thực tế là một việc làm trái pháp luật, vừa là hành vi gây nhiều nguy hại cho công ty nếu có tranh chấp xảy ra, người nào ký và thực hiện hợp dồng phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngoài những lý do bạn đã nêu, công ty chắc chắn phải làm sổ sách gian dối đễ hợp pháp hóa số tiền chênh lệch, dẫn đến nhiều vi phạm pháp luật hơn nữa

    Không có giải pháp nào bảo đảm tình trạng hợp pháp cho việc làm trái pháp luật ngoài biện pháp “ không nên tiếp tục thực hiện hợp đồng” như bạn đã khuyên khách hàng của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #2952   04/11/2008

    kiemtoanhp
    kiemtoanhp

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/10/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn luật sư đã giải đáp thắc mắc cho tôi . Nhưng tôi cũng muốn được luật sư  giải đáp thêm cho tôi :
    Thực tế là công ty này không hề có 2 hệ thống sổ kế toán , phần chênh lệch công ty cũng đã ghi là một khoản thu khác & số tiền chênh lệch này đã được thu trước khi  công ty xuất hàng . Ban lãnh đạo công ty cũng không lấy số tiền này nhưng vì khách hàng chỉ đồng ý ký với các điều khoản như trên còn nếu không ký  như vậy thì  công ty sẽ mất khách hàng đó ( Thực chất là đã mất khách hàng này rồi ) . Vì vậy tôi xin được hỏi thêm :
    Trường hợp công ty không có bất kỳ một gian lận nào trong việc hợp đồng được thực hiện hai giá như trên nhưng đây là khách hàng lớn , giá bán tương đối tốt . Nếu bỏ khách hàng này thì lợi nhuận công ty sẽ giảm đáng kể . Theo luật sư công ty có nên  tiếp tục thực hiện hợp đồng này không? Cái lợi thì đã thấy rõ , còn cái hại ?


     
    Báo quản trị |  
  • #2953   03/11/2008

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần


    Theo tôi không nên tiếp tục hợp đồng, vì đây là hành vi cố ý làm trái trong lĩnh vực kinh tế, dù có vào sổ sách, nhưng không đúng tài khoản. Thu khác không phai là doanh thu, hạ giá bán là trốn thuế VAT, sai lệch kết quả kinh doanh, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, những việc nầy dẫn đến trách nhiệm hinh sự cho những người có trách nhiệm trong công ty

     
    Báo quản trị |  
  • #2954   07/11/2008

    daoconsetre
    daoconsetre

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin luật sư tư vấn giúp:
    Cty tôi có nhập lô hàng nguyên liệu sơn từ Indo, nay không sử dụng được nên muốn xuất bán lại cho một đối tác khác tại malaysia, nếu giá bán trên hợp đống với Malay bắng với giá nhập từ Indo thì có được không ?Nếu bắt buộc phải cao hơn thì cao hơn bao nhiêu phần trăm ? Có qui định nào từ phía Nhà Nước ?
    Xin chân thành cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #2955   07/11/2008

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần


    Không có qui định nào buộc kinh doanh phải có lải, việc mua bán hàng hóa tùy thuộc vào thị truong , doanh nghiệp có toàn quyền quyết định giá bán. Tuy nhiên khi bán bằng hoặc thấp hơn gía mua, cần có ý kiến của hội đồng thành viên, hoặc HĐ quản trị công ty.

     
    Báo quản trị |  
  • #44244   11/11/2008

    daoconsetre
    daoconsetre

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Dạ , xin cảm ơn Luật sư nhiều.
    Chúc sức khỏe.
    DHMINH
     
    Báo quản trị |  
  • #44245   11/11/2008

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần


    Không có chi.

    Thân chào.


     
    Báo quản trị |  
  • #307953   23/01/2014

     
    Báo quản trị |