Có nên cho phép giảng viên giảng dạy luật làm luật sư không?

Chủ đề   RSS   
  • #57824 12/08/2010

    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Có nên cho phép giảng viên giảng dạy luật làm luật sư không?

    Theo Luật Luật sư của chúng ta hiện nay, toàn bộ cán bộ, công chức nhà nước( trong đó bao gồm cả giảng viên các trường đại học luật, giảng viên giảng dạy các trường đại học không chuyên luật)  không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư nên không thể hoạt động tranh tụng cũng như tư vấn một cách chính thức.

    Tôi hoàn toàn đồng ý rằng công chức nhà nước, đặc biệt là công chức các ngành tòa án, viện kiểm sát sở tư pháp v.v là những người không thể được cấp chứng chỉ và hành nghề luật sư. Vì họ là những người nhân danh quyền lực nhà nước để tham gia vào việc giải quyết tranh chấp tại tòa với những vai trò khác.

    Tuy nhiên, tôi không đồng ý với việc không cấp chứng chỉ và không cho phép hành nghề luật sư đối với giảng viên giảng dạy luật tại các trường đại học. Bởi lẽ, việc này xem ra không được khoa học lắm.

    Chúng ta biết rằng nghiên cứu khoa học phải gắn liền với thực tiễn. Để một giảng viên có thể làm tốt công việc giảng dạy của mình, đòi hỏi giảng viên đó phải có kiến thức sâu rộng về thực tiễn.

    Giảng viên không thể ngồi ở nhà, đọc hàng đống tài liệu mà trở nên giỏi được. Họ phải được bước chân vào thực tiễn, rồi rút ra những kiến thức lý luận từ thực tiễn. Việc nghiên cứu khoa học của họ có tốt hay không, những nhận định của họ đưa ra có sát với thực tiễn hay không phải xuất phát từ việc họ có kiến thức thực tiễn hay không?


    Trên đây là quan điểm của tôi về vấn đề giảng viên có được làm luật sư hay không? Anh, chị, em nào có quan điểm đồng tình hay ủng hộ thì nêu ra trao đổi, thảo luận trong lúc uống cafe tại Dân Luật.
     
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 04/10/2010 02:33:47 PM

    CV

     
    11035 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #57846   12/08/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Ít nhất thì đến giờ (18h40') có một người đồng quan điểm với bạn là tôi. Tuy nhiên theo tôi thì Bộ GD-ĐT cũng cần thay đổi quan điểm về quy dịnh giảng dạy bộ môn pháp luật trong các trường Đại học.

    Lần sau bạn nhớ mời cafe trước nhé
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 04/10/2010 02:35:47 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #57849   12/08/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Vậy theo bạn BachThanhDC thì Bộ nên thay đổi theo hướng nào: không dạy nữa, dạy nhiều hơn hay dạy ít đi???

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #57860   12/08/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Trời! Không dạy nữa? Dạy ít hơn? Bạn đang nghĩ gì vậy?

    Ý mình là hiện nay chương trình giảng dạy luật tại các trường Đại học tập trung quá nhiều về lý luận mà xem nhẹ thực tiễn. Mục đích của việc học là để mang kiến thức lý luận để áp dụng vào thực tiễn.

    Nhưng điều dễ nhận thấy là ngành nào thì không biết, riêng ngành luận thì giữa lý luận đến thực tiễn là cả một khoảng cách mênh mông, nếu không muốn nói là chẳng ăn nhập gì với nhau.

    Vậy nên vấn đề cần thiết là phải truyền đạt đến sinh viên những kiến thức về thực tiễn ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế giảng đường để khi ra trường họ có thể tiếp cận ngay được với những công việc cần sử dụng đến kiến thức đã được học. Muốn được vậy thì cách mà bạn đề cập đến giảng viên ngành luật là một giải pháp.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 04/10/2010 02:36:36 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #57912   13/08/2010

    trathainguyen
    trathainguyen
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 989
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Em xin đưa ra ý kiến đồng quan điểm với hai bác chaulevan và BachthanhDC. Hiện nay việc dạy và học luật ở nước ta nghiêng nhiều về lý thuyết mà thiếu hẳn mảng thực tiễn.

    Là sinh viên mới tốt nghiệp đại học Luật, đi làm được hai tháng mà em vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ đối với việc giải quyết các vụ việc trên thực tiễn. Thực tế áp dụng luật nhiều khi khác xa với quy định của văn bản.

    Vì thế nếu chỉ học lý thuyết, đem bài vở vào giải quyết các vụ việc thì mới chỉ tiếp cận một góc nhỏ của vấn đề cần giải quyết mà thôi. Điều cần thiết đối với sinh viên luật là cần có cơ hội tiếp cận với thực tế nhiều hơn nữa. Có những bạn ra trường đã làm việc rất tốt bởi từ khi còn ngồi trên giảng đường họ đã tự xin đi thực tập tại các văn phòng luật hoặc công ty luật. Chính khoảng thời gian đó đã giúp họ bổ sung nửa còn thiếu của quá trình đào tạo đó là "thực hành".

    Theo ý kiến chủ quan của em, việc cần thiết bây giờ là thay đổi phương pháp dạy và học luật ở các trường đại học, nhất là khối trường chuyên về luật. Mà muốn có được sự thay đổi đó thì trước hết đội ngũ giảng viên trong nhà trường phải có kinh nghiệm thực tiễn thì mới có thể chuyền tải tới sinh viên.

    Vì thế, giảng viên Luật làm Luật sư là điều hoàn toàn có thể.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 04/10/2010 02:37:30 PM

    http://www.sungroup.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #57915   13/08/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Thực ra, việc giảng dạy ở các trường đại học Luật hiện nay không đến nỗi xám xịt, bi đát như là các bác mô tả. Nói chính xác thì vì chương trình cử nhân Luật của mình chỉ có thời gian học chỉ có 4 năm, với tổng thời gian đó thì việc có kiến thức lý luận nền tảng đã là vất vả rồi, lấy đâu ra thời gian mà thực hành nhiều.

    Các bác cũng phải nhìn lui nhìn tới ở các nước khác mà xem. Ở Pháp, để hành nghề Luật sư, sinh viên phải học tới 6 năm, ở Mỹ và ở Anh, thời gian học cũng là từ 6 - 7 năm. Vì vậy nên họ ra khỏi trường là có thể làm việc được ngay, giỏi ngay. Vì vậy nên sinh viên Luật chúng ta ra trường còn nhiều bỡ ngỡ với thực tiễn là phải rồi.

    Nhưng cần phải nhìn nhận một cách công bằng rằng sinh viên của chúng ta bỡ ngỡ chứ không phải hoàn toàn không làm được việc. Bạn nào học ở trường với kết quả học tập tốt, nhạy bén với công việc thì thời gian bắt kịp công việc cũng rất nhanh. Bạn nào chậm chạp thì cho dù đó là ngành gì thì ra trường cũng chẳng làm được việc hoặc để làm được cũng phải mất thời gian dài.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 04/10/2010 02:38:11 PM

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #57927   14/08/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Ái chà! cái vụ không cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho giảng viên này mình nghĩ mãi mà không biết quan điểm của các bác làm luật là như thế nào? Theo mình thì có thể có những lý do sau:
    1 - Các bác sợ giảng viên không chuyên tâm vào giảng dạy mà chỉ lo đi kiếm cơm bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
    Nếu là lý do này thì thật là buồn cười, bởi vì nó liên quan đến công tác tổ chức và quản lý giảng dạy của các trường để đảm bảo chất lượng, pháp luật chẳng nên can thiệp vào.

    2 - Các bác sợ giảng viên sẽ đưa những điều không đúng với sách vở vào trong giảng dạy.
    Nếu là lý do này thì càng buồn cười hơn, vì thực tế đã chứng minh có bao giờ thực tế khớp đúng với lý thuyết đâu.

    3 - Các bác sợ giảng viên sẽ dùng uy tín của mình làm ảnh hưởng đến công tác và kết quả xét xử (gây ảnh hưởng đối với các thẩm phán, quan tòa là sinh viên do mình đã đào tạo trong trường hợp mình là luật sư cho một bên tham gia).
    Nếu là cái này thì không phù hợp vì nó vơ đũa cả nắm. Vấn đề pháp luật cần can thiệp là tính độc lập của các bên liên quan trong tham gia xét xử chứ không phải cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.

    Vì vậy mình nghĩ mãi vẫn chưa ra...Bạn nào có lý do nào hay thì bổ sung nhé.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    chaulevan (30/10/2012)
  • #223170   30/10/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào các bạn,

    Cái chủ đề này mình lập từ ngày mới bước chân vào DL, nay Quốc hội đang thảo luận vấn để này nên chúng ta lại lôi ra bàn tiếp.

    Hình như Quốc hội cũng lại quyết không cho giảng viên làm luật sư nữa rồi. Mình cũng giống như bạn Unjustice, nghĩ mãi mà không hiểu ra tại sao lại không được. Mà hình như cũng chả ai đưa ra lý do gì thuyết phục hơn.

    Mạo muội đưa ra ý kiến này và cũng rất mong ý kiến này không đúng: Phải chăng những người làm trong các cơ quan tố tụng "ngán" các vị giảng viên nhiều chữ, nhiều lý luận...Nếu để họ tham gia tố tụng thì tự mình làm khó cho mình??? 

    Cập nhật bởi chaulevan ngày 30/10/2012 10:38:12 CH

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #223185   30/10/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Bệnh nghề nghiệp gọi nghề luật sư là "thầy cãi". Giảng viên là những người "truyền đạt". Nếu để họ ra Tòa "cãi" lâu ngày thành "bệnh", khi vào lớp "cãi" với sinh viên thì hết chỗ nói.

    Có lẽ đây là một trong vô vàn lý do để không cho Giảng viên làm Luật sư, nhưng ngược lại, Luật sư làm giảng viên thì được, bởi không biết lý do làm sao.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #223351   31/10/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Bệnh nghề nghiệp gọi nghề luật sư là "thầy cãi". Giảng viên là những người "truyền đạt". Nếu để họ ra Tòa "cãi" lâu ngày thành "bệnh", khi vào lớp "cãi" với sinh viên thì hết chỗ nói.

    Có lẽ đây là một trong vô vàn lý do để không cho Giảng viên làm Luật sư, nhưng ngược lại, Luật sư làm giảng viên thì được, bởi không biết lý do làm sao.

     

    Hi hi, vì sinh viên cần có những giảng viên vừa có kiến thức lý luận, vừa có kiến thức thực tiễn. Mà kiến thức thực tiễn thì chỉ có luật sư mới có. Nên mời luật sư làm giảng viên là đương nhiên rồi!

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (31/10/2012)
  • #223353   31/10/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Đấy đấy, chị thấy chưa! Vậy nên phải có bên này-bên kia mới tạo ra sự cân bằng trạng thái, chứ một bên kiêm nhiều thứ quá thì bên kia còn gì nữa đâu.

    Em còn chưa tưởng tượng ra cảnh thẩm phán, hội thẩm, luật sư, KSV, thư ký tòa án là Sinh viên/học trò của một luật sư trong vụ án/vụ việc thì nó làm sao nữa cơ.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #223356   31/10/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Ủa, vậy sao luật sư được kiêm nhiều thứ vậy???

    Với lại, thẩm phán, kiểm sát viên, hội thẩm, luật sư ...tất cả đều làm việc theo nguyên tắc "độc lập và chỉ tuân theo pháp luât". Đến cấp trên (người trực tiếp bổ nhiệm mình), về nguyên tắc,còn chưa sợ nữa là một ông thầy, đúng không?

    CV

     
    Báo quản trị |