Có nên bỏ hình phạt tử hình với tội cướp tài sản, tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tội tham ô tài sản, nhận hối lộ?

Chủ đề   RSS   
  • #384352 21/05/2015

    hoangtiennguyen

    Mầm

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2014
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 965
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 18 lần


    Có nên bỏ hình phạt tử hình với tội cướp tài sản, tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tội tham ô tài sản, nhận hối lộ?

    Tại phiên họp chiều 20/5, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường thay mặt Chính phủ trình bày dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi). Bộ trưởng Cường cho biết, đề xuất giảm hình phạt tử hình nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương trong quá trình xây dựng dự án luật.

    Theo đó hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với một số đối tượng phạm một số loại tội đặc biệt nghiêm trọng; mở rộng diện đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình; mở rộng trường hợp không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân không giảm án nhằm góp phần hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế... 

    Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tư pháp, các phương án đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh cụ thể thì còn có ý kiến trái chiều. Cụ thể, loại ý kiến thứ nhất nhất trí đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 7 trong số 22 tội danh có quy định hình phạt tử hình trong luật hiện hành. Đó là các tội: cướp tài sản; phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội vận chuyển trái phép chất ma túy.

    Loại ý kiến thứ hai thì ngoài 7 tội danh nêu trên, cần bỏ hình phạt tử hình đối với 3 tội danh: sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tham ô tài sản; nhận hối lộ. Những người theo ý kiến này lập luận suy cho cùng các tội phạm này mang tính chất kinh tế, người thực hiện hành vi phạm tội nhằm thu lợi. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, chưa nên bỏ tử hình đối với tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.

    Theo người đứng đầu Bộ Tư pháp, với những ý kiến trên, Chính phủ thấy rằng hiện nay cần nỗ lực đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng. Nhiều biện pháp đã được ban hành nhưng chưa có hiệu quả. Việc đặt vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ - hai tội phạm tham nhũng đặc trưng nhất, nghiêm trọng nhất là chưa phù hợp, sẽ dẫn đến cách hiểu là pháp luật nương tay với các quan chức tham nhũng...

    Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, dự thảo bộ luật cũng bổ sung quy định về việc áp dụng tù chung thân không giảm án đối với trường hợp người bị kết án tử hình được Chủ tịch nước ân giảm xuống tù chung thân nhằm bảo đảm rằng những người này được giữ lại mạng sống, nhưng bị cách ly hoàn toàn và vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội.

    Trình bày báo cáo thẩm tra về dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, Ủy ban tán thành với định hướng tiếp tục hạn chế hình phạt tử hình ở cả 3 phương diện: giảm bớt số tội danh có hình phạt tử hình; quy định điều kiện chặt chẽ nhằm hạn chế trường hợp áp dụng hình phạt tử hình và mở rộng hơn đối tượng bị kết án tử hình, nhưng không phải thi hành án tử hình nhằm thể hiện rõ sự khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước.

    Ông Nguyễn Văn Hiện cho hay, về giảm bớt số tội danh có hình phạt tử hình, hiện còn ý kiến. Đa số ý kiến Ủy ban tán thành việc bỏ 7/22 tội danh có hình phạt tử hình, gồm: cướp tài sản; phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh.

    Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chưa nên bỏ hình phạt tử hình đối với các tội: phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, chống loài người, tội phạm chiến tranh, vì đây là loại tội nghiêm trọng nhất trong các tội đặc biệt nghiêm trọng và xét về ý nghĩa chính trị, chừng nào còn duy trì hình phạt tử hình thì không nên bỏ hình phạt tử hình ở các tội danh này.

    Theo chương trình kỳ họp, dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) sẽ được thảo luận tại tổ ngày 28/5, thảo luận tại hội trường ngày 16/6 và tiếp tục trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp sau.

    Võ Hải (VNexpress.net)

    Cập nhật bởi hoangtiennguyen ngày 21/05/2015 11:42:15 SA
     
    5565 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangtiennguyen vì bài viết hữu ích
    TRUTH (22/05/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #384378   21/05/2015

    thuyvanhlu
    thuyvanhlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Tội tham ô tài sản, nhận hối lộ mà bỏ tử hình thì công cuộc chống tham nhũng sẽ khó khăn gấp bội. Tuy nhiên để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại thì khung hình phạt tử hình cần định lượng số tiền tham ô, nhận hối lộ lên gấp 1,5-2 lần so với mức cũ.

    Tội cướp tài sản mà gây hậu quả nghiêm trọng và buôn ma túy trái phép với số lượng lớn thì theo em cũng cho tiêm thuốc độc cho nhanh, cải tạo gì những loại đấy nữa.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuyvanhlu vì bài viết hữu ích
    hoangtiennguyen (22/05/2015)
  • #384388   21/05/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    bỏ hình phạt tử hình với tội cướp tài sản, tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tội tham ô tài sản, nhận hối lộ?

    Tội phạm 100% sẻ gia tăng...

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguoitruongphu vì bài viết hữu ích
    hoangtiennguyen (22/05/2015)
  • #384402   21/05/2015

    quanghunghn
    quanghunghn

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2015
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 27 lần


    Về mặt luật pháp thì tử hình nhằm trừng trị nghiêm khắc nhất kẻ phạm tội, răn đe kẻ có ý định phạm tội.

    Về mặt đạo đức xã hội thì tử hình là nỗi ô nhục của cả gia đình, dòng họ có người bị kết án tử hình.

    Về kiếp luân hồi, một kẻ bị kết án tử hình sẽ sớm được chuyển kiếp, có thể kiếp sau làm trâu, làm chó hoặc làm cây cỏ ven đường để bị giẫm đạp...

    Vậy thì còn tiếc rẻ những loại cặn bã, ung nhọt của xã hội mà không cho chúng được chuyển kiếp sớm

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quanghunghn vì bài viết hữu ích
    hoangtiennguyen (22/05/2015)
  • #384463   22/05/2015

    hoangtiennguyen
    hoangtiennguyen

    Mầm

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2014
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 965
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 18 lần


    Đồng ý với các bạn, chúng ta có thể bỏ hình phạt tử hình bất cứ lúc nào, kể cả bỏ ở tất cả các tội như một số nước trên thế giới nhưng ở thời điểm này, chúng ta chưa thể bỏ hình phạt tử hình đối với tội cướp tài sản, tội vận chuyển trái phép chất ma túy và tội tham ô, nhận hối lộ được vì đây đang là các hành vi phạm tội này ngày càng tinh vi, gây bức xúc, nhức nhối trong đời sống xã hội.

    Nếu chúng ta bỏ đi có thể sẽ làm cho việc đấu tranh trấn áp tội phạm sẽ khó khăn hơn nhiều, thậm chí còn có nguy cơ bùng phát.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #384488   22/05/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


     Nếu như cướp chỉ là đơn thuần thì không có gì phải nói, tuy nhiên hiện cướp tại VN thì không chỉ là cướp mà còn dùng mọi cách để có thể cướp được trong đó có chém, đâm...

    Như vậy thì khả năng dẫn đến chết người rất cao, tuy nhiên vì thế mà xử tử hình thì có đáng? Nó làm mình suy nghĩ đến cái câu "giết một mạng thì đền một mạng".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    hoangtiennguyen (22/05/2015)
  • #384549   22/05/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Mình nghĩ tử hình cũng không phải là cách tối ưu để răn đe trong nhân dân đâu, giờ xã hội nhiều thành phần ngông cuồng lắm, dọa chết chẳng sợ đâu. Giờ ra đường, giàu có cũng phải cải trang cho nghèo để tránh ảnh hưởng đến tính mạng. :(

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    hoangtiennguyen (22/05/2015)
  • #384585   22/05/2015

    thuyvanhlu
    thuyvanhlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    shin_butchi viết:

    Mình nghĩ tử hình cũng không phải là cách tối ưu để răn đe trong nhân dân đâu, giờ xã hội nhiều thành phần ngông cuồng lắm, dọa chết chẳng sợ đâu. Giờ ra đường, giàu có cũng phải cải trang cho nghèo để tránh ảnh hưởng đến tính mạng. :(

    Có nhiều anh chị giang hồ dọa chết không sợ, nếu dọa chết mà sợ thì còn gọi gì giang hồ, nhưng lâu rồi đọc bài báo về thi hành án tử hình một đại ca xã hội đen khét tiếng của sài gòn, khi đưa ra pháp trường xử bắn thì chân rụng rời không bước đi nổi, đủ hiểu có sợ hay không.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuyvanhlu vì bài viết hữu ích
    hoangtiennguyen (22/05/2015)
  • #384567   22/05/2015

    quanghunghn
    quanghunghn

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2015
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 27 lần


    Theo tôi đây không phải vấn đề giết một mạng đền một mạng, nếu đơn giản như thế thì chỉ là luật rừng .

    Khung hình phạt cao nhất là tử hình nhưng áp dụng nó hay không thì phải căn cứ trên rất nhiều yếu tố, điều này dân luật quá rõ rồi. Do vậy, việc có quy định mức hình phạt là tử hình cũng nhằm răn đe, giáo dục là chính, trường hợp đặc biệt xét thấy cần phải cho tử hình thì cũng có luôn chế tài đủ mạnh để thực hiện.

    Nhiều vụ án giết người cướp của nghiêm trọng xảy ra, dư luận khắp nơi sôi sục muốn phải xử tử ngay những kẻ mất nhân tính đó, nhưng cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án cũng phải xem xét toàn diện nhiều yếu tố, nhiều khi cũng phải xin ý kiến cấp ủy địa phương và cấp trên để đưa ra một bản án hợp tình, hợp lý, yên lòng dân.

    Do vậy, việc có quy định khung hình phạt tử hình trong một số tội trên là cần thiết.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quanghunghn vì bài viết hữu ích
    hoangtiennguyen (22/05/2015)