Chào hanhlaw.vnu,
Với nội dung bạn đã nêu, mặc dù mảnh đất đứng tên cụ Thái nhưng theo Điều 15 Luật hôn nhân gia đình năm 1959 thì đây là tài sản chung của 2 cụ, hai cụ có quyền sử dụng, định đoạt ngang nhau, mảnh đất này hoàn toàn có thể chia đôi hay chia nhiều phần cũng được (tất nhiên mỗi phần phải có diện tích tối thiểu có thể tách được sổ đỏ theo quy định tại địa phương bạn).
Theo quy định tại Điều 219 Bộ luật dân sự 2005. Sở hữu chung của vợ chồng :
« 1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án.”
Cụ Thái định đoạt phần của cụ là đồng ý cho bác của bạn.
Còn cụ bà mong muốn cắt lại 150m2 (không biết 150m2 là một nửa mảnh đất hay là một phần nhỏ) để dưỡng già nhưng sau cụ lại tuyên bố là 150m2 đất ấy sẽ cho cháu-con trai ruột của Bác cả làm đất kinh doanh. Với thực tế đời sống xã hội hiện nay, đây là một việc làm hết sức bình thường,. Trẻ cậy cha, già cậy con nhưng nhiều khi bố mẹ già cả không còn làm ra tiền nữa, cũng chẳng có gì để mà cho hay để viết di chúc thì con cái nhiều khi đối xử cũng không ra gì. Chẳng ai thương mình bằng mình, đây là quy luật bình thường của cuộc sống nên thiết nghĩ rằng mình nên thông cảm, tôn trọng ý chí của cụ bà và cũng không nên bất mãn khi cụ bà làm như vậy.
Hơn nữa, sau đó thì cụ lại nói cho cháu - con trai ruột của Bác cả làm đất kinh doanh thì cũng tốt chứ sao, lọt sàng xuống nia đi đâu mà thiệt