Cô giáo dạy văn trên Tiktok bị bình luận tiêu cực: Lợi dung tự do ngôn luận có thể bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #611637 17/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 498 lần


    Cô giáo dạy văn trên Tiktok bị bình luận tiêu cực: Lợi dung tự do ngôn luận có thể bị xử lý thế nào?

    Vừa qua, MXH đang xôn xao vụ việc cô giáo dạy văn nhận nhiều bình luận tiêu cực do lỗi kỹ thuật âm thanh khi up clip dạy văn lên Tiktok. Theo đó, việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận để bình luận tiêu cực, khiếm nhã, xúc phạm người khác có thể bị xử lý thế nào?

    Thông tin thêm về vụ việc

    Cô N.T.N là một giáo viên dạy Văn đã về hưu. Bắt đầu lập kênh từ tháng 3/2023, đến nay sau 15 tháng, cô T đã ra gần 200 video. Hiện tài khoản Tiktok của cô giáo cũng có gần 190.000 lượt theo dõi.

    Trên kênh Tiktok, cô giáo thường xuyên đăng tải các bài giảng Văn học như cách làm bài Nghị luận xã hội, phân tích tác phẩm,... được nhiều bạn học sinh cảm ơn vì có thêm nguồn tư liệu để tham khảo, học tập.

    Tuy nhiên trong 1 video mới đây, âm thanh trong clip của cô có vấn đề, dẫn đến tiếng nói bị vọng. Sau khi video được đăng tải, rất nhiều bạn đã để lại loạt bình luận tiêu cực, xúc phạm đến cô giáo lớn tuổi như: "Không hiểu có bị nhập không?"; "Lời giảng vọng từ cõi âm"; "Tiếng dạy Văn cõi âm"…

    Vụ việc trên đã làm nhiều người lên tiếng bức xúc khi những bình luận đó đến từ một bộ phận giới trẻ hiện nay, về cách họ đối nhân xử thế với người lớn tuổi hơn mình và trên hết là với một cô giáo.

    Những người ủng hộ cô đã đứng lên kêu gọi sự tôn trọng người giáo viên, đồng thời yêu cầu Tiktok kiểm duyệt chặt chẽ hơn phần bình luận để bảo vệ môi trường giáo dục trực tuyến.

    Lợi dụng tự do ngôn luận để xúc phạm người khác có thể bị xử lý thế nào?

    1) Mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận

    Theo Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định về quyền tự do ngôn luận như sau:

    Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

    Như vậy, có thể hiểu quyền tự do ngôn luận là quyền được tự do trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

    Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận của mọi công dân khác với việc tùy tiện vu khống, bôi nhọ, xâm hại đến cá nhân, tổ chức. Việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác đều có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự, kể cả trong cuộc sống hằng ngày hay trên các trang mạng xã hội.

    2) Xử phạt hành chính hành vi xúc phạm người khác trên mạng xã hội

    Theo điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

    + Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

    + Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

    + Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

    + Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

    + Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

    + Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

    + Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

    + Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.

    Đồng thời, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định áp dụng mức phạt trên đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

    Như vậy, người lợi dụng quyền tự do ngôn luận bằng để xúc phạm người khác trên mạng xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền lên đến 10 triệu đồng, buộc gỡ bỏ thông tin vi phạm.

    3) Xử lý hình sự hành vi xúc phạm người khác trên mạng xã hội

    Theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như sau:

    - Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    - Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    Như vậy, người lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xúc phạm người khác trên mạng xã hội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

     
    249 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận