Có gì bất thường trong một vụ án?

Chủ đề   RSS   
  • #162660 02/02/2012

    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Có gì bất thường trong một vụ án?

     

    Ngày 01/02/2012, báo Pháp luật (TP.HCM) đăng bài báo về việc giải quyết một vụ án dân sự. Mọi người hãy xem có gì bất thường nhé!


    01/02/2012 - 04:05

    Rắc rối chia tài sản sau ly hôn
    Bị hủy án vì không tuân nguyên tắc bất động sản phải chia bằng hiện vật... Hai người cùng có nhiều khoản nợ chung gồm tiền vay của hai ngân hàng gần 3 tỉ đồng, nợ hai cá nhân khác hơn 60 lượng vàng.

     

    Sau khi ly hôn, bà N. và chồng cũ còn có các tài sản chung là một căn nhà, một nền nhà, 43 phòng trọ ở quận 2
    (TP.HCM) cùng một lô đất nông nghiệp tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).

    Chia nhà đất để trả nợ

    Tuy nhiên, hai người cùng có nhiều khoản nợ chung gồm tiền vay của hai ngân hàng gần 3 tỉ đồng (bà N. đã trả được hơn 500 triệu đồng) và nợ hai cá nhân khác hơn 60 lượng vàng SJC.

    Ban đầu hai người thỏa thuận bán tất cả khối tài sản chung để trả nợ chung. Sau đó hai bên lại bất đồng nên tháng 5-2007, bà N. khởi kiện yêu cầu chia đôi tất cả tài sản chung và những món nợ chung để... thân ai nấy lo. Bà yêu cầu tòa chia bằng hiện vật để bà có nhà ở.

    Tháng 11-2010, TAND quận 2 công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên với nội dung bà N. được sử dụng toàn bộ lô đất tại huyện Nhơn Trạch. Người chồng cũ phải hoàn lại cho bà hơn 9 tỉ đồng và được lấy phần tài sản là nhà, đất và các phòng trọ tại quận 2... Sau đó, bà N. kháng cáo với lý do hai bên không thỏa thuận thành nhưng tòa tuyên như vậy là bất hợp lý, không có lợi cho bà...

    Sai nguyên tắc chia tài sản

    Xử phúc thẩm vừa qua, TAND TP.HCM chấp nhận kháng cáo của bà N. Theo tòa, phân chia tài sản chung là bất động sản phải được xem xét trên phương diện phân chia hiện vật. Chỉ khi các bất động sản đó không có đủ các điều kiện để phân chia hiện vật như không đủ diện tích, hình thể, không đảm bảo sự sử dụng riêng biệt... thì mới xét đến việc phân chia bằng tiền. Trong khi đó một phần tài sản tại quận 2 là đất vườn, trên đất có nhà, có trồng cây lâu năm nhưng tòa án cấp sơ thẩm không thẩm định đó là nhà gì, bao nhiêu phòng trọ, số cây trồng lâu năm... để xem xét trong trường hợp phải chia hiện vật. Cạnh đó trong tổng diện tích đất có phần được cấp sổ đỏ, có phần chưa được công nhận nhưng hồ sơ chưa đủ để thể hiện rõ vị trí giữa các phần này. Tòa sơ thẩm chưa xác định rõ phần đất nào đã được cấp giấy chứng nhận cho vợ chồng bà N. mà đã vội xác định là tài sản chung để phân chia là không có căn cứ.

    Theo tòa những thiếu sót trên là nghiêm trọng, cấp phúc thẩm không thể bổ sung tại tòa nên cần hủy án để giải quyết lại theo hướng chia bằng hiện vật, trên cơ sở đó phân chia trách nhiệm trả nợ chung giữa vợ chồng bà N.

    #e6e6fa;border:1px solid black;">

    Có thể chia bằng hiện vật

    Điểm d khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. Do đó chỉ khi diện tích bất động sản đó quá nhỏ không đảm bảo việc tách thửa, sang tên thì tòa áp dụng nguyên tắc giao cho một người có nhu cầu thực sự, người kia được nhận tiền chênh lệch. Nhưng nếu việc phân chia bằng hiện vật không gây trở ngại cho hai đương sự thì tòa nên áp dụng để đảm bảo nguyên tắc tài sản trong thời kỳ hôn nhân được chia đều. Vụ án nêu trên tòa án hoàn toàn có thể áp dụng quy định chia bằng hiện vật.

    Luật sư TRẦN HẢI ĐỨC, Đoàn Luật sư TP.HCM

    SONG NGUYỄN

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    9923 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #162714   02/02/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Đọc qua bài báo này, tôi có thể thấy #ffff00;">mấu chốt vấn đề để Tòa phúc thẩm hủy án (và nội dung bài báo cũng xoay quanh chủ yếu là vấn đề này) đó là việc Tòa sơ thẩm chia tài sản chung khi ly hôn theo giá trị là vi phạm nghiêm trọng và cần hủy án để giải quyết lại theo hướng phân chia bằng hiện vật. Theo tôi, nhận định này của Tòa phúc thẩm là chưa đúng với tinh thần của điều luật liên quan đến nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn theo Điều 95, Luật hôn nhân và gia đình 2000. Theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 95, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì :
    Luật hôn nhân và gia đình 2000 viết:
    Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    d) #ffff00;">Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.


    Như vậy, Điều luật không cho rằng phải xem xét việc phân chia tài sản chung (dù là bất động sản hay động sản) bằng hiện vật trước, nếu không chia được bằng hiện vật thì mới chia theo giá trị. Theo quy định trên, việc áp dụng chia bằng hiện vật hay chia theo giá trị là quyết định ở Tòa lựa chọn (liên từ "hoặc" cho thấy điều đó) miễn là đảm bảo công bằng giữa các bên. Như vậy, Tòa sơ thẩm (TAND Quận 2) chia theo giá trị tài sản chung là không sai, Tòa án cấp trên chỉ có thể "khuyến khích" Tòa cấp dưới xem xét phân chia tài sản chung bằng hiện vật trước rồi mới xem xét đến phân chia theo giá trị của tài sản chung đó chứ không có quyền buộc Tòa cấp dưới phải thực hiện, bởi như vậy là trái với tinh thần của quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 95, Luật hôn nhân và gia đình 2000.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #162845   03/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Quan điểm, tư tưởng gốc rễ chi phối vấn đề này là:

    1/ Các đương sự là chủ sở hữu tài sản. Định đoạt tài sản thế nào là quyền hợp pháp của họ.

    2/ Như là hệ quả tất yếu của quyền về tài sản, việc chia tài sản khi ly hôn trước hết và chủ yếu phải do các bên đương sự tự thỏa thuận.

    Do đó, nhiệm vụ của Tòa trong các vụ việc này là:

    1/ Tư vấn, giám sát quá trình thương lượng phân chia tài sản của các bên để đảm bảo thỏa thuận đạt được phù hợp với các quy định của pháp luật và tiến hành ra bản án công nhận thỏa thuận đạt được.

    2/ Chỉ khi nào các bên không thỏa thuận được đối với toàn bộ hay một phần tài sản thì phần không thỏa thuận được đó Tòa mới có quyền áp dụng ý chí của mình để thực hiện việc phân chia

     

    Điều luật về nguyên tắc phân chia tài sản chung của LHNVGD năm 2000 viết chưa chặt, chưa đủ bao quát các trường hợp, nên được sửa đổi, bổ sung. Ví dụ có thể sửa lại như sau:

     

    “ d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị hoặc kết hợp chia bằng hiện vật và giá trị hoặc có thể định đoạt bằng hình thức hợp pháp khác trước hết theo thỏa thuận của các bên.

     

    Nếu các bên không đạt được thỏa thuận phân chia đối với toàn bộ hay một phần tài sản chung thì cách thức phân chia phần không thỏa thuận được đó sẽ do Tòa án quyết định căn cứ vào các quy định pháp luật liên quan và điều kiện thực tế theo một trong các cách sau:

    -       chia bằng hiện vật

    -       chia theo giá trị

    -       kết hợp giữa chia bằng hiện vật và chia theo giá trị”

     
    Báo quản trị |  
  • #162911   03/02/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Cái mình thắc mắc là ở chỗ tại sao tòa ra biên bản công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên (tức là hai bên đã đồng ý về việc chia này) sau đó một bên kháng cáo (chắc về nhà tính lại thấy lỗ). Rồi cấp phúc thẩm dựa vào một lý do trời ơi đất hỡi để hủy án (lý do đó thật ra không phù hợp vì hai bên đã tự thỏa thuận chia tài sản với nhau, tòa đâu có đứng ra chia).

    Hổng biết ý của bác LS. Nghị có giống của em không?
    Cập nhật bởi Unjustice ngày 03/02/2012 10:59:06 SA

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (03/02/2012)
  • #162925   03/02/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Unjustice viết:
    Chào mọi người,

    Cái mình thắc mắc là ở chỗ tại sao tòa ra biên bản công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên (tức là hai bên đã đồng ý về việc chia này) sau đó một bên kháng cáo (chắc về nhà tính lại thấy lỗ). Rồi cấp phúc thẩm dựa vào một lý do trời ơi đất hỡi để hủy án (lý do đó thật ra không phù hợp vì hai bên đã tự thỏa thuận chia tài sản với nhau, tòa đâu có đứng ra chia).

    Hổng biết ý của bác LS. Nghị có giống của em không?

    Ý này của anh Unjustice tôi chưa nghĩ tới, tại cách sử dụng ngôn từ của bài báo không đúng thuật ngữ pháp lý cho lắm nên không dám chắc ! Báo viết: "Tòa công nhận sự thỏa thuận của các bên" nhưng câu này có thể hiểu theo hai nghĩa:

    - Thứ nhất, Tòa công nhận sự thỏa thuận của các bên trong giai đoạn Hòa giải và đã ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 187, Điều 188, BLTTDS 2004. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

    - Thứ hai, Tòa công nhận sự thỏa thuận của các bên trong giai đoạn xét xử, lúc này Tòa sẽ phân chia theo ý chí của Tòa (nhưng tham khảo ý kiến các bên). Như vậy, nguyên đơn hay bị đơn đều có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

    - Thứ ba, Tòa đã lập biên bản hòa giải thành nhưng chưa ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên thì một trong hai bên đổi ý, vì thế Tòa tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #162923   03/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Khả năng là tòa cấp dưới làm sai về thủ tục cho nên đương sự mới khiếu nại được và phải xử phúc thẩm.

    Thay vì tuyên hủy bản án vì lý do thực như nói trên thì tòa cấp trên bao che cho cấp dưới, nại ra lý do lãng xẹt. Bảo rằng tòa phúc thẩm không hiểu luật e không ổn. Chắc vậy LS Nghị mới nói là nó bất thường?
     
    Báo quản trị |  
  • #162927   03/02/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Trích dẫn:

    Ban đầu hai người thỏa thuận bán tất cả khối tài sản chung để trả nợ chung. Sau đó hai bên lại bất đồng nên tháng 5-2007, bà N. khởi kiện yêu cầu chia đôi tất cả tài sản chung và những món nợ chung để... thân ai nấy lo. Bà yêu cầu tòa chia bằng hiện vật để bà có nhà ở.

    Tháng 11-2010, TAND quận 2 công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên với nội dung bà N. được sử dụng toàn bộ lô đất tại huyện Nhơn Trạch. Người chồng cũ phải hoàn lại cho bà hơn 9 tỉ đồng và được lấy phần tài sản là nhà, đất và các phòng trọ tại quận 2... Sau đó, bà N. kháng cáo với lý do hai bên không thỏa thuận thành nhưng tòa tuyên như vậy là bất hợp lý, không có lợi cho bà...



    Với nội dung trên, có thể thấy TAND quận 2 đã giải quyết vụ án bằng một bản án, trong đó có sự công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về quan hệ tài sản, chứ không phải là một quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Bởi nếu là một quyết định thì bà N không có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Trong bản án ly hôn, quan hệ nào các đương sự thỏa thuận dược với nhau thì Tòa án có thể xử chấp nhận sự thỏa thuận đó nếu nó là thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội. 

    Nhưng theo yêu cầu khởi kiện của bà N thì bà yêu cầu cụ thể của bà là được chia tài sản bằng hiện vật. Và theo đơn kháng cáo của bà N thì bà khẳng định hai bên không thỏa thuận thành. Thế nhưng Tòa quận 2 lại tuyên công nhận sự thỏa thuận của hai bên để chia tài sản theo giá trị. Đấy là cái sai của tòa sơ thẩm, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Bà N yêu cầu chia bằng hiện vật và hai bên đâu có thỏa thuận được với nhau mà Tòa lại công nhận sự thỏa thuận.

    Còn về lý do tòa phúc thẩm hủy án, bài báo nêu:

    Trích dẫn:

    Xử phúc thẩm vừa qua, TAND TP.HCM chấp nhận kháng cáo của bà N. Theo tòa, phân chia tài sản chung là bất động sản phải được xem xét trên phương diện phân chia hiện vật. Chỉ khi các bất động sản đó không có đủ các điều kiện để phân chia hiện vật như không đủ diện tích, hình thể, không đảm bảo sự sử dụng riêng biệt... thì mới xét đến việc phân chia bằng tiền. Trong khi đó một phần tài sản tại quận 2 là đất vườn, trên đất có nhà, có trồng cây lâu năm nhưng tòa án cấp sơ thẩm không thẩm định đó là nhà gì, bao nhiêu phòng trọ, số cây trồng lâu năm... để xem xét trong trường hợp phải chia hiện vật. Cạnh đó trong tổng diện tích đất có phần được cấp sổ đỏ, có phần chưa được công nhận nhưng hồ sơ chưa đủ để thể hiện rõ vị trí giữa các phần này. Tòa sơ thẩm chưa xác định rõ phần đất nào đã được cấp giấy chứng nhận cho vợ chồng bà N. mà đã vội xác định là tài sản chung để phân chia là không có căn cứ.

    Theo tòa những thiếu sót trên là nghiêm trọng, cấp phúc thẩm không thể bổ sung tại tòa nên cần hủy án để giải quyết lại theo hướng chia bằng hiện vật, trên cơ sở đó phân chia trách nhiệm trả nợ chung giữa vợ chồng bà N.



    Tôi thấy có lẽ do ngay khi mở đầu, bài báo đã phán một câu "Bị hủy án vì không tuân nguyên tắc bất động sản phải chia bằng hiện vật..." đã làm cho các bạn chú ý quá nhiều đến nhận định về nguyên tắc chia tài sản của tòa phúc thẩm, mà bỏ qua mất lý do chính của việc hủy án sơ thẩm lại là phần được tô màu đỏ ở trên.

    Mặt khác thì theo tôi, nhận định về nguyên tắc chia tài sản của tòa phúc thảm không phải là không có lý. Bởi tài sản trong vụ án trên có cả đất ở, nhà ở, đất nông nghiệp. Với số lượng đất ở và nhà ở nhiều như vậy thì tòa sơ thẩm hoàn toàn có thể chia bằng hiện vật theo yêu cầu của bà N để đảm bảo quyền lợi cho bà, cụ thể là nhu cầu về chỗ ở sau khi ly hôn. Và đó cũng là nguyên tắc chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng quy định tại Điều 98 Luật HN&GĐ, khi không thể chia bằng hiện vật thì mới chia theo giá trị.

    #ffffff; font-family: arial, helvetica, sans-serif;">Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng


    #ffffff; font-family: arial, helvetica, sans-serif;">Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.

    Trân trọng!


    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #162948   03/02/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Trích dẫn:
    Tháng 11-2010, TAND quận 2 công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên với nội dung bà N. được sử dụng toàn bộ lô đất tại huyện Nhơn Trạch. Người chồng cũ phải hoàn lại cho bà hơn 9 tỉ đồng và được lấy phần tài sản là nhà, đất và các phòng trọ tại quận 2... Sau đó, bà N. kháng cáo với lý do hai bên không thỏa thuận thành nhưng tòa tuyên như vậy là bất hợp lý, không có lợi cho bà...


    Khi Tòa đã công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì hệ quả tất yếu là Tòa sẽ ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà không có bản án ( các đương sự không có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm).

    - Trường hợp thứ nhất, Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được Tòa ban hành trong giai đoạn hòa giải, khi mà các đương sự đã thỏa thuận được với nhau và trong 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành các bên không có ý kiến phản đối gì.

    - Trường hợp thứ hai, Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đuợc Tòa ban hành ở giai đoạn xét xử. Theo quy định tại Điều 220, BLTTDS 2004 cũng như hướng dẫn tại khoản 8, Mục II, Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP thì trước khi tiến hành chuyển sang Phần xét hỏi, HĐXX sẽ hỏi lại các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hay không? Nếu thỏa thuận được với nhau, HĐXX sẽ ra Quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án mà không tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung và không có bản án. Nếu không thỏa thuận được với nhau, HĐXX tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung, chuyển sang phần xét hỏi,...và thỏa thuận của các bên không còn giá trị tham khảo kể từ thời điểm này, HĐXX sẽ ban hành bản án và trong bản án có đề cập tới sự thỏa thuận của các đương sự thì sự thỏa thuận này không còn giá trị pháp lý so với thỏa thuận của các đương sự trong Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

    Vì vậy, nếu không nắm rõ trình tự tố tụng mà cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện trong thực tế cũng như nội dung bản án, đưa ra kết luận xem ra còn quá sớm !

    Luật hôn nhân và gia đình 2000 viết:
    Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng
    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.


    Quy định tại Điều 98 có chút gì đó không logic cho lắm. Nếu chỉ xem quy định này, có thể hiểu rằng, nguyên tắc chia tài sản là nhà ở thuộc sở hữu chung thì ưu tiên chia bằng hiện vật (nếu sau khi chia thì việc sử dụng không bị ảnh hưởng) (vế 1), nếu không chia được bằng hiện vật thì mới chia theo giá trị (vế 2). Tuy nhiên, nguyên tắc áp dung khi chia theo vế 1 là các nguyên tắc chia tài sản theo Điều 95, Luật HN & GĐ 2000, tức là việc chia bằng hiện vật hay bằng giá trị được phép lựa chọn chứ không bắt buộc theo điểm d, khoản 2. Về cơ bản, tôi cho rằng, khi việc chia tài sản do HĐXX quyết định thì Tòa được phép lựa chọn một trong hai cách chia theo điểm d, khoản 2, Điều 95 Luật HN & GĐ 2000.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #162954   03/02/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Im_lawyerx0 viết:
    Trích dẫn:
    Tháng 11-2010, TAND quận 2 công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên với nội dung bà N. được sử dụng toàn bộ lô đất tại huyện Nhơn Trạch. Người chồng cũ phải hoàn lại cho bà hơn 9 tỉ đồng và được lấy phần tài sản là nhà, đất và các phòng trọ tại quận 2... Sau đó, bà N. kháng cáo với lý do hai bên không thỏa thuận thành nhưng tòa tuyên như vậy là bất hợp lý, không có lợi cho bà...


    Khi Tòa đã công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì hệ quả tất yếu là Tòa sẽ ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà không có bản án ( các đương sự không có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm).


    Tôi đồng ý với bạn là ngôn ngữ của báo chí không được chuẩn nên dễ làm cho người đọc khó xác định được bản chất của sự việc. Còn về quy định của pháp luật thì bản thân tôi công tác gần 15 năm trong ngành Tòa án nên tôi biết rõ khi nào thì ra quyết định công nhận, khi nào thì phải dưa ra xét xử và phán quyết bằng một bản án.

    Tôi cũng thừa hiểu thủ tục tố tụng tại phiên tòa được tiến hành theo trình tự như thế nào, kể cả sơ thẩm hay phúc thẩm, tố tụng dân sự hay hình sự, hành chính...Và cũng hiểu việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong quyết định công nhận và trong bản án khác nhau như thế nào; trong trường hợp nào thì đương sự được quyền kháng cáo, trường hợp nào thì không...

    Còn nếu nội dung bài báo phản ánh dúng sự việc thì tôi khẳng định tòa quận 2 đã ban hành một bản án chứ không phải là một quyết định công nhận sự thỏa thuận. Bởi vì thực tế thì bà N đã kháng cáo, TAND Tp HCM đã chấp nhận kháng cáo và đưa ra xét xử phúc thẩm. 

    Còn về phần thảo luận nội dung topic này thì ý kiến của tôi dã có ở trên và tôi chẳng có sự thay đổi nào cả.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #162962   03/02/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    BachThanhDC viết:


    Tôi đồng ý với bạn là ngôn ngữ của báo chí không được chuẩn nên dễ làm cho người đọc khó xác định được bản chất của sự việc. Còn về quy định của pháp luật thì bản thân tôi công tác gần 15 năm trong ngành Tòa án nên tôi biết rõ khi nào thì ra quyết định công nhận, khi nào thì phải dưa ra xét xử và phán quyết bằng một bản án.

    Tôi cũng thừa hiểu thủ tục tố tụng tại phiên tòa được tiến hành theo trình tự như thế nào, kể cả sơ thẩm hay phúc thẩm, tố tụng dân sự hay hình sự, hành chính...Và cũng hiểu việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong quyết định công nhận và trong bản án khác nhau như thế nào; trong trường hợp nào thì đương sự được quyền kháng cáo, trường hợp nào thì không...


    Còn về phần thảo luận nội dung topic này thì ý kiến của tôi dã có ở trên và tôi chẳng có sự thay đổi nào cả.


    Tôi nghĩ anh BachThanhDC đã hơn quan trọng hóa phản hồi của tôi. Có lẽ do bài phản hồi cảu tôi được đăng ngay sau khi anh phản hồi nên khiến anh hiểu nhầm gì đó. Sau khi đọc bài của anh BachThanhDC tôi cảm tháy có một số điểm liên quan đến quy định của pháp luật có thể hỗ trợ cho những lập luận mà tôi đưa ra , tuy rằng không hẳn liên quan đến vụ án nhưng nếu phân tích mở rộng hơn một chút sẽ giúp mọi người đánh giá được một cách khách quan hơn, bởi tham gia theo dõi và thảo luận không hẳn chỉ có những người có chuyên môn về pháp luật. Tôi cũng không hề đưa ra bình phẩm hay từ ngữ đại loại về năng lực của ai đó cả!

    Nếu thật sự muốn tranh luận riêng với ai đó, tôi sẽ trích dẫn hẳn phản hồi của người đó và chỉ ra những điểm tôi cho rằng chưa chính xác chứ không chỉ bình luận chung chung như vậy.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #162970   03/02/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Làm gì căng thẳng thế . Mình cũng đồng ý là bài báo này viết khó hiểu nếu viết theo hướng một bên tham gia vụ kiện có yêu cầu phân chia tài sản bằng hiện vật nhưng tòa lại không thực hiện theo yêu cầu đó mà phân chia bằng theo giá trị nên bị cấp phúc thẩm hủy thì dễ hiểu hơn nhiều (cơ sở của việc phân chia tài sản chưa được xác định rõ). Việc bài báo sử dụng cụm từ (tòa) "công nhận thỏa thuận của hai bên" cũng khiến cho người đọc không rành về kiến thức tố tụng giống như mình hiểu lầm , thực chất thì họ có thỏa thuận được đâu nên mới kháng cáo.

    Cảm ơn Im_lawyer đã cất công trích dẫn các quy định pháp lý có liên quan để cho bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề.

    Chuyện chỉ có vậy thôi mà . Thế nhé.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #162976   03/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Unjustice viet:

    #f4f9fd; vertical-align: top;">Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng
    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.

    Quy định tại Điều 98 có chút gì đó không logic cho lắm. Nếu chỉ xem quy định này, có thể hiểu rằng, nguyên tắc chia tài sản là nhà ở thuộc sở hữu chung thì ưu tiên chia bằng hiện vật (nếu sau khi chia thì việc sử dụng không bị ảnh hưởng) (vế 1), nếu không chia được bằng hiện vật thì mới chia theo giá trị (vế 2). Tuy nhiên, nguyên tắc áp dung khi chia theo vế 1 là các nguyên tắc chia tài sản theo Điều 95, Luật HN & GĐ 2000, tức là việc chia bằng hiện vật hay bằng giá trị được phép lựa chọn chứ không bắt buộc theo điểm d, khoản 2. Về cơ bản, tôi cho rằng, khi việc chia tài sản do HĐXX quyết định thì Tòa được phép lựa chọn một trong hai cách chia theo điểm d, khoản 2, Điều 95 Luật HN & GĐ 2000.

    Theo tôi hiểu không có gì là không logic cả mà chỗ này bác hơi nhầm lẫn 1 chút.

     

    1/ TÀI SẢN CHUNG: theo điều 95, tức là chia bằng hiện vật hay giá trị cho phép thỏa thuận, lựa chọn

    2/ NHÀ Ở CHUNG (NHÀ Ở CHUNG không phải là TÀI SẢN CHUNG nhé): cái này về nguyên tắc phải theo điều 98 mới hợp lý.

     

    Vì sao vậy?  Nếu là nhà ở chung, Tòa sẽ ưu tiên chọn chia bằng hiện vật vì lý do rất nhân đạo. Nếu chia theo giá trị, rất có thể 1 bên sẽ bị đẩy ra đường với rất nhiều khó khăn mặc dù có tiền trong tay vì việc thu xếp một chỗ ở mới không phải là điều dễ dàng, mặc dù có tiền nhưng bên ra đường có khi cũng không đủ tiền để mua nhà. Chỉ khi không thể chia được bằng hiện vật (ví dụ nhà quá chật hoặc do địa hình không thể chia đôi được vì 1 bên không có lối ra chẳng hạn…) Tòa mới chia theo giá trị.

     

    Tuy nhiên trong vụ án cụ thể này, việc áp dụng điều 98 theo tôi là không phù hợp. Lí do là 2 ông bà này có rất nhiều nhà, đất chứ không phải CHỈ CÓ 1 NHÀ Ở DUY NHÂT và 2 BÊN ĐANG Ở CHUNG VỚI NHAU. Chính vì có nhiều bất động sản cho nên việc này nên là các bên THỎA THUẬN. Tòa vận dụng chia NHÀ Ở CHUNG theo hiện vật là MÁY MÓC, GIÁO ĐIỀU

     
    Báo quản trị |  
  • #162983   03/02/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Bác nvdcyah ơi!

    Tôi làm gì có trích dẫn mấy điều luật ấy, vì tôi lười trích dẫn văn bản pháp luật lắm.  Bác đưa tên tôi vào không khéo tác giả lại bảo tôi nhận "tác quyền" bừa đấy.

    Còn về chia tài sản thì nguyên tắc các bên thỏa thuận được thì tốt không được thì theo tôi sẽ tiến hành chia dựa theo các tiêu chí sau:

    - Công bằng.
    - Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

    Phương pháp chia theo hiện vật hay giá trị hay kết hợp cả hai nếu cái nào đáp ứng tốt nhất các tiêu chí này thì chọn chứ không ưu tiên cái nào hơn cái nào cả.
    Đây mới là quan điểm của tôi nhé.


    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #162985   03/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    @unjustice

    Sorry lộn rồi. Cái đoạn trich đó là của tác gia khác
     
    Báo quản trị |  
  • #163003   03/02/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    nvdcyah viết:

    Tuy nhiên trong vụ án cụ thể này, việc áp dụng điều 98 theo tôi là không phù hợp. Lí do là 2 ông bà này có rất nhiều nhà, đất chứ không phải CHỈ CÓ 1 NHÀ Ở DUY NHÂT và 2 BÊN ĐANG Ở CHUNG VỚI NHAU. Chính vì có nhiều bất động sản cho nên việc này nên là các bên THỎA THUẬN. Tòa vận dụng chia NHÀ Ở CHUNG theo hiện vật là MÁY MÓC, GIÁO ĐIỀU



    Chào bạn!

    Tài sản của vợ chồng này gồm có một căn nhà, một nền nhà, 43 phòng trọ ở Quận 2 Tp HCM và một lô đất nông nghiệp ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.

    Vậy mà tòa lại chia cho ông chồng toàn bộ một căn nhà, một nền nhà, 43 phòng trọ ở Quận 2 Tp HCM, còn bà vợ chỉ được chia một lô đất nông nghiệp ở huyện Nhơn Trạch thì không hợp lý tý nào. 

    Theo ý tôi Tòa nên chia theo hiện vật là ở chỗ đó.

    Thân ái!



    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #163403   06/02/2012

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào các bạn,

    Tôi rất hân hạnh khi thấy topic đã được nhiều bạn đóng góp ý kiến tranh luận.

    Về áp dụng pháp luật, các bạn và LS THĐ được nêu trong bài báo đều đã nêu khá rõ quan điểm và lập luận của mình và rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, những lập luận này nếu đưa ra tại phiên tòa đó thì e chừng không được ghi nhận. Vì sao vậy? Vì theo nhận định của tôi, phiên tòa đã sai nếu bài báo không sai. Và khi đó, một khi tòa đã sai mà cụ thể là việc mở phiên tòa phúc thẩm là không phù hợp với quy định tố tụng thì các tranh luận tại tòa sẽ không còn ý nghĩa.

    1. Trường hợp bài báo nêu sai!
    Có thể chỉ là những lỗi hoặc sai sót mà có người nghĩ là không lớn, song về mặt pháp luật, đôi khi "sai một ly đi nghìn dặm". Tôi nghĩ, lĩnh vực pháp luật đòi hỏi phóng viên và Ban biên tập phải hết sức thận trọng nên nếu bài báo này có sai sót thì coi như câu chuyện không phải như báo đăng và mọi chuyện không có gì để bàn.

    2. Trường hợp bài báo là đúng thì có thể khẳng định, phiên tòa là sai!
    Trước hết, để tránh những tranh cãi không cần thiết khi mở rộng theo các phương án thì cần thống nhất là "hồ sơ vụ án" là nguyên bản và chỉ bao gồm toàn bộ bài báo mà thôi. Ta xem vụ án này như thế nào.

    - Điều bất thường đầu tiên có thể nhận thấy là: Một vụ án không quá phức tạp khi chỉ có nguyên đơn (1 người) và bị đơn (1 người) và tài sản tranh chấp đã được các bên liệt kê (cũng không nhiều lắm). Vậy mà Tòa án thụ lý từ tháng 5/2007 đến tận tháng 11/2010 mới xử sơ thẩm. Có lẽ người trong cuộc mới biết được tại sao!

    “Tháng 11-2010, TAND quận 2 công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên với nội dung bà N”.  Sự công nhận này có thể là do thẩm phán (không mở phiên tòa) hoặc do HĐXX tại phiên tòa. Dù trong trường hợp nào thì sự công nhận này cũng đã có hiệu lực pháp luật theo khoản 2 Điều 188 khoản 2 Điều 200 BLTTDS. Tòa phúc thẩm không có thẩm quyền xét xử bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, việc mở phiên tòa phúc thẩm là không đúng quy định tố tụng (dĩ nhiên với điều kiện dữ liệu ban đầu của bài báo là đúng hoàn toàn).

    Nhân tiện ở đây cũng trao đổi với Bác BachThanhDC về nội dung ý kiến của Bác có liên quan như sau:
       * Bất chấp thâm niên của Bác là bao nhiêu, tuy nhiên, qua những topic tôi đã đọc thì theo đánh giá riêng của tôi, những thành viên như chúng tôi đều đánh giá rất cao kiến thức và lập luận về mặt pháp luật của Bác. Có thể khẳng định, Bác là cao thủ hạng nhất trên Diễn đàn này.
       *Việc Bác thắc mắc khi khẳng định tính đúng đắn của việc mở phiên tòa phúc thẩm (do kháng cáo đúng), tôi thấy, người ta có thể sai do trình độ chuyên môn, do bất cẩn, do vô ý hoặc cả do cố ý và có thể nguyên nhân khác (nếu có). Về cố ý, đơn giản có thể lấy ví dụ: một người biết mình làm như vậy là không đúng nhưng không muốn nhận sai, ngược lại lại càng muốn chứng minh mình đúng. Trường hợp này, phiên tòa vẫn có thể xảy ra là có thể hiểu được.

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |