Có được xử lí hình sự với tàu thuyền nước ngoài đổ rác thải ở vùng biển Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #173680 23/03/2012

    hungkaka2611

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2011
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Có được xử lí hình sự với tàu thuyền nước ngoài đổ rác thải ở vùng biển Việt Nam

    Em đang học công pháp quốc tế, có một tình huống đưa ra để mọi người cùng trao đổi.Tình huống như sau: Ngày 8/10/2011, tàu thương mại X, treo cờ quốc gia A tiến hành đổ rác thải công nghiệp tại vùng biển cách đường cơ sở của Việt Nam 40 hải lý. Khi lực lượng bảo vệ bờ biển của Việt Nam phát hiện, tàu X đã bỏ chạy và Việt Nam đã cử tàu quân sự truy đuổi. Khi tàu X ở cách đường cơ sở của Việt Nam 200 hải lí thì bị tàu quân sự của Việt Nam đuổi kịp và bắt giữ. Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quyết định đưa thuyền trưởng và đoàn thủy thủ ra xét xử theo quy định của pháp luật nước mình đồng thời quyết định hình phạt tù giam trong thời hạn 6 tháng đối với thuyền trưởng. Vậy, theo quy định của Công ước luật biển 1982, hành vi truy đuổi và bắt giữ của Việt Nam có hợp pháp không? và việc xét xử và quyết định hình phạt đối với thuyền trưởng và đoàn thủy thủ tàu X của Việt Nam có phù hợp với công ước trên.

     
    5395 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #174289   26/03/2012

    hangdlu
    hangdlu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/03/2012
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    mình xin giải quyết tình huống này như  sau:
    40 hải lý( 40* 1.852=74.08km)=>đây là khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế tính từ đường cơ sở vậy tàu thương mại X  treo cờ quốc gia A đã vi phạm luật biển của VN
    theo Đ7 : trách nhiệm  ,nhiệm vụ  và quyền hạn của lực lượng cảnh sát biển VN
     
    Điều 7
    Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán; bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền, vận chuyển trái phép và buôn bán người, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma tuý, tiền chất.
     như vậy hành vi truy  và bắt giữ của việt nam là hợp pháp , đồng thời việc xét xử 
    và quyết định hình phạt đối với thuyền trưởng và đoàn thủy thủ tàu X của Việt Nam là  phù hợp với công ước trên.( xin nói thêm Khi tàu X ở cách đường cơ sở của Việt Nam 200 hải lí thì bị tàu quân sự của Việt Nam đuổi kịp và bắt giữ có  nghĩa là nằm ngoài vùng biển VN nhưng do vi phạm về luật biển của VN nên vẫn phải chịu trách nhiệm trước pl VN trừ trường hợp PL VN có quy định khác)
    mong mọi người góp ý! thanks <.......>

     
    Báo quản trị |  
  • #177248   09/04/2012

    myhanha
    myhanha

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 545
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    b ơi nhưng mà theo như mình hiểu thì theo Khoản 3 Điều 37 Công ước thì vi phạm trong vùng đặc quyền kinh tế không được phạt tù mà b?
     
    Báo quản trị |  
  • #177299   10/04/2012

    tuyen_dhl
    tuyen_dhl

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2011
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 395
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    bạn #fff8df;">hangdlu chỉ mới căn cứ vào pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp này là vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam, do đó, chiểu theo công ước luật biển 1982 thì khi quyết định hình phạt đúng là quyết định theo pháp luật của quốc gia ven biển, dựa trên những nguyên tắc đã được ghi nhận trong Công ước. Tuy nhiên, Có được phạt tù trong trường hợp này hay không? hành vi truy đuổi và bắt giữ của phía Việt Nam có hợp pháp không? cái này bắt buộc phải áp dụng các quy định của Công ước luật biển 1982. Không đơn giản như bạn #fff8df;">hangdlu giải đáp.
    các căn cứ của Công ước 1982 mà bạn có thể tham khảo đó là: Điều 73 (chứ không phải điều 37 như bạn #edf5f9;">myhanha nói) , Điều 111, Điều, phần XII - bảo vệ và gìn giữ môi trường biển (trong đó bạn chú ý Điều 220)...Để đưa ra được câu trả lời, buộc bạn phải đọc tất cả các căn cứ pháp lý này và suy luận, tổng hợp.
    thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #178329   13/04/2012

    tuyen_dhl
    tuyen_dhl

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2011
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 395
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    bạn #fff8df;">hangdlu nói rằng: "Khi tàu X ở cách đường cơ sở của Việt Nam 200 hải lí thì bị tàu quân sự của Việt Nam đuổi kịp và bắt giữ có  nghĩa là nằm ngoài vùng biển VN", điều này không chính xác. cách đường cơ sở của Việt Nam 200 hải lý thì tức là vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu này vẫn chưa đi vào lãnh hải của một quốc gia khác, do đó thõa mãn điều kiện truy đuổi tàu thuyền đó là khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác thì tàu quân sự của quốc gia truy đuổi phải dừng hành vi truy đuổi (theo điều 111 Công ước 1982).
    thân!

     
    Báo quản trị |