Có được tách khẩu con sau khi ly hôn k?

Chủ đề   RSS   
  • #84841 23/02/2011

    trangnv1

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Có được tách khẩu con sau khi ly hôn k?

    Kính chào Luật sư và các bạn đọc!

     

    Hiện tại gia đình tôi gặp rắt rối về chuyện ly hôn của chị tôi, mong Luật sư và bạn đọc trả lời giúp tôi một số thắc mắc!


    Tôi có Chị gái ly hôn cũng gần 3 năm rồi. Tòa xử là Chị được quyền nuôi con (cháu tôi lúc ấy hơn 3 tuổi). Về cấp dưỡng gia đình tôi không nhận tiền cấp dưỡng từ cha cháu bé. Cha cháu bé được quyền rước cháu về nhà chơi rồi trả về cho mẹ nó. Hiện tại cha cháu bé đã có vợ mới rồi.

                Do  chưa tách khẩu được nên hiện tại chị tôi và cháu bé còn nằm chung vào Hộ khẩu của gia đình chồng. Đã nhiều lần chị tôi yêu cầu cha của đứa bé làm giấy khai sinh cho cháu thì cha nó không làm cứ nói là bên chị tôi nuôi thì tự làm đi. Do đó chị tôi đòi tách khẩu Chị và Cháu bé ra khẩu hộ khẩu gia đình chồng nhưng bên chồng không cho chỉ cho Chị tôi tách khẩu thôi và bắt buộc đứa bé phải mang họ Cha và phải ở khẩu của Cha nó.

                Do không am hiểu về luật nhiều nên nhờ Luật sư tư vấn giúp gia đình tôi. Nếu gia đình tôi yêu cầu được tách khẩu chị và cháu gái tôi khỏi gia đình chồng và cho cháu bé mang họ của Mẹ nó luôn được không? Có sai với luật hay không? Và Chúng tôi phải làm gì nếu gia đình chồng chị tôi kiên quyết không đồng ý. Chúng tôi phải kiện ở đâu (gia đình tôi thuộc xã) và căn cứ theo điều mấy? bộ luật nào? để làm cơ sở….

                Rất mong Luật sư, bạn đọc am hiểu luật giúp đỡ cho gia đình tôi. Tôi thành thật biết ơn. Trân trọng kính chào!

     
    9886 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #85145   25/02/2011

    thuhau
    thuhau

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 855
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào bạn

    I. Về vấn đề khai sinh:

    Cháu bé chưa có khai sinh: Gia đình bạn cần làm ngay khai sinh cho cháu.

    Thủ tục thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chị bạn có hộ khẩu. Thủ tục gồm:

    “Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng.

    Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi KS  phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trong trường hợp cán bộ Tư pháp HT biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn”

    và “Khi đăng ký KS  quá hạn cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong các hồ sơ, giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung đó.

    Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên.

    Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện tại. Phần khai về cha mẹ trong Giấy KS  và Sổ đăng ký KS  được ghi theo thời điểm đăng ký KS  quá hạn”. (Theo Điều 13, 15, 43, 45 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hộ tịch).

    Do vậy, gia đình bạn cần liên hệ với UBND xã nơi chị bạn đăng ký thường trú để đăng ký khai sinh cho cháu bạn. Bạn lưu ý, nếu cháu bạn đã nhập hộ khẩu nhà nội cháu thì khi đăng ký khai sinh phải theo nội dung về phần tên cha, tên mẹ trong hồ sơ đăng ký hộ khẩu. Việc đi đăng ký khai sinh không bắt buộc là cha hay mẹ đi mà khười khác đi vẫn được chấp nhận.

    Nếu cháu bạn chưa có tên trong hộ khẩu của gia đình nội cháu thì việc chị bạn được tách khỏi hộ khẩu là tốt. Bởi lẽ, sau khi tách khẩu bên chồng, chị bạn nhập về gia đình và đăng ký khai sinh cho cháu tại địa phương chị bạn đang ở. Thủ tục đăng ký cũng giống như thuhau nêu trên.

    Thuhau hiểu những bức xúc của bạn và gia đình đối với hành vi của cha cháu bạn và không muốn cho tên chau cháu bạn vào giấy khai sinh. Điều này vì hai bên đã ly hôn, chị bạn làm thủ tục đăng ký khai sinh thì hoàn toàn có thể thực hiện.

    Tuy nhiên, nếu sau này cha cháu có nhu cầu nhận lại con thì chỉ cần làm thủ tục xác nhận con cho cha tại Tòa án thì mọi việc sẽ trở về thực tế. Sự thật cháu bạn là con của cha nó là điều không thể chối cãi, chưa tính đến việc khai sinh chau để trống tên cha, sau này đi học bạn bè trêu chọc thì cháu lại tủi thân hoặc thắc mắc lý do tại sao khai sinh của mình bị để trống như thế…. Và rất nhiều vấn đề phức tạp khác.

    Bạn và gia đình có thể suy nghĩ thêm về quyết định này.

    II. Về vấn đề hộ khẩu

    Thủ tục tách khẩu của chị bạn, bạn vui lòng cho biết là gia đình bạn và gia đình chồng chị bạn có cùng quận huyện hay khác. Cụ thể, giấy chuyển khẩu chỉ cấp cho những trường hợp sau: “Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh (do Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu) hoặc Chuyn đi ngoài phm vi huyn, qun, th xã ca thành ph trc thuc trung ương; th xã, thành ph thuc tnh (Do trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu)” (điều 28 Luật Cư trú).

     

    Thủ tục chuyển khẩu gồm:

    1/ Sổ hộ khẩu;

    2/ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

     

    Sau khi nộp thủ tục chuyển khẩu, chị bạn sẽ được cấp Giấy chuyển khẩu và làm thủ tục tiếp theo sau đây:

    Thủ tục np h sơ ti Công an xã, th trn thuc huyn, Công an th xã, thành ph thuc tnh nơi chị bạn chuyển đến gồm:

    1/ Phiếu báo thay đi h khu, nhân khu; bn khai nhân khu;

    2/ Giy chuyn h khu theo quy đnh ti Điu 28 ca Lut này;

    3/ Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

     

    Trân trọng,

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuhau vì bài viết hữu ích
    trangnv1 (03/03/2011)
  • #86386   03/03/2011

    trangnv1
    trangnv1

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Thanh that cam on ban!

    Nhưng bạn cho mình hỏi thêm là: Để thuận tiện cho việc học tập của Cháu sau này gia đình mình muốn tách khẩu cháu về nhập chung vào khẩu gia đình mình (hiện cháu đã có khẩu bên nội nó). Nhưng gia đình bên nội kiên quyết không cho. Mình không muốn sau này mỗi khi cần có hộ khẩu là phải đi mượn từ gia đình nội nó (vì tình cảm 2 nhà k còn như lúc trước nữa). Vậy bạn cho mình hỏi gia đình mình có quyền yêu câu tách khẩu cháu được không? Và căn cứ vào đâu? Nếu gia đình họ kiên quyết không cho thì làm cách nào?

    Rất mong được tư vấn!
    Trân trọng kính chào!
     
    Báo quản trị |