Có được phép mang gậy baton theo bên mình để phòng vệ không?

Chủ đề   RSS   
  • #607630 21/12/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1708 lần


    Có được phép mang gậy baton theo bên mình để phòng vệ không?

    Gậy baton (hay còn gọi là gậy 3 khúc) là một loại vũ khí, hiện nay đã và đang được bán tràn lan trên mạng. Mọi người đều có thể dễ dàng tìm và mua được, tuy nhiên để dùng gậy baton để phòng thân, mang theo bên mình thì có phù hợp với quy định pháp luật?

    Gậy baton là gì?

    Gậy 3 khúc còn có tên gọi khác là baton hay cây dũ 3 khúc. Như tên gọi, loại vũ khí này có thiết kế 3 khúc. Được cấu thành từ từ gỗ, kim loại hoặc cao su. Gậy baton thông thường có độ dài khoảng 50 cm. Phần chuôi của nó được thiết kế dây, giúp người dùng có thể lồng vào tay, tạo sự chắc chắn khi chiến đấu.

    Bên cạnh đó, gậy baton 3 khúc còn trở thành vật phòng thân hữu ích cho rất nhiều người dùng. Loại gậy này được thiết kế với độ dài khi thu gọn là khoảng 25cm, khi duỗi ra có chiều dài khoảng 55 – 75cm. Vô cùng đơn giản và tiện lợi để có thể mang theo bên mình.

    Tuy nhiên pháp luật có cho phép việc mang gậy baton theo bên mình để phòng vệ hay không?

    Mang theo gậy baton theo bên mình để phòng vệ có vi phạm pháp luật?

    Căn cứ tại điểm d  Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, quy định về công cụ hỗ trợ như sau:

    Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

    “...d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;..”

    Theo quy định này, mặc dù baton không được liệt kê là công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên về bản chất, baton được xác định là dùi cui, có tính sát thương và được xếp vào nhóm công cụ hỗ trợ.

    Đồng thời, việc trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ, tại Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định như sau:

    Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ, bao gồm:

    - Quân đội nhân dân;

    - Dân quân tự vệ;

    - Cảnh sát biển;

    - Công an nhân dân;

    - Cơ yếu;

    - Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    - Cơ quan thi hành án dân sự;

    - Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;

    - Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;

    - Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;

    - An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;

    - Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

    - Ban Bảo vệ dân phố;

    - Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

    - Cơ sở cai nghiện ma túy;

    - Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định”.

    Theo đó, việc trang bị và mang theo công cụ hỗ trợ cũng phải tuân thủ đúng quy định này. Pháp luật nghiêm cấm trường hợp sở hữu công cụ hỗ trợ trái pháp luật. 

    Như vậy, gậy baton được xem là công cụ hỗ trợ và nếu bạn không thuộc những trường hợp được trang bị công cụ hỗ trợ kể trên mà do bản thân tự mình trang bị là trái với quy định pháp luật. 

    Hành vi sử dụng trái phép công cụ hỗ trợ là hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ 2017 và sẽ bị xử phạt theo Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ–CP với mức phạt từ 500.000 đồng đến 40.000.000 đồng tùy theo hành vi đã thực hiện.  

    Tham khảo: Các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng công cụ hỗ trợ:

    Theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ 2017, nghiêm cấm các hành vi sử dụng công cụ hỗ trợ cụ thể sau đây:

    - Thứ nhất, nghiêm cấm các cá nhân sở hữu, trao đổi, tặng cho, thuê, gửi, mượn, cho thuê, cầm cố, chiếm đoạt hay làm giả, tẩy xóa, sửa chữa đối với các công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận, chứng chỉ về công cụ hỗ trợ.

    - Thứ hai, thực hiện các hành vi như chế tạo, nghiên cứu, sản xuất, đào bới, tìm kiếm, thu gom, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép,  hành vi xuất, nhập khẩu đối với công cụ hỗ trợ và các chi tiết lắp ráp (bao gồm cả việc hủy hoại, che giấu, không tố giác, giúp người khác thực hiện).

    - Thứ ba, hành vi mang công cụ hỗ trơ ra khỏi Việt Nam hoặc mang đến khu vực cấm, khu vục, mục tiêu bảo vệ.

    - Thứ tư, thực hiện hành vi cố ý, hủy hoại công cụ hỗ trợ được giao hoặc lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng công cụ hỗ trợ để thực hiện hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân khác, đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

    - Thứ năm, thực hiện hành vi bảo quản, tiêu hủy, vận chuyển  không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng đến môi trường hoặc giao công cụ hỗ trợ cho các cá nhân, đơn vị không đủ điều kiện.

    - Thứ sáu, thực hiện trái pháp luật các hành vi huấn luyện, hướng dẫn việc sử dụng, chế tạo, sản xuất, sửa chữa đối với công cụ hỗ trợ

    - Thứ bảy, thực hiện hành vi cung cấp thông tin sai lệch một cách cố ý hoặc báo cáo sai lệch, không báo cáo kịp thời, che giấu về các vấn đề liên quan trong quản lý công cụ hỗ trợ.

     
    7166 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (05/02/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận