chào bạn,
Theo những thông tin bạn cung cấp, tôi tư vấn cho bạn như sau:
1, Câu chuyện về sổ đỏ.
Khi ông bà bạn đi làm sổ đỏ, cho bố bạn đứng tên trong sổ đỏ.
Có 3 vấn đề pháp lý:
- Thời điểm trước khi ông bà làm sổ đỏ: ông bà bạn ở trên mảnh đất đó sẽ có tài liệu ghi nhận quyền sử dụng đất của ông bà bạn trong hệ thống dữ liệu của UBND.
- Xuất hiện quan hệ hợp đồng tặng cho: Theo quy định của pháp luật thì các hợp đồng tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản, phải được công chứng hoặc chứng thực.
(giữa bố bạn và ông bà bạn có văn bản nào có nội dung về tặng cho quyền sử dụng đất không ?)
- quyết định cấp sổ đỏ.
Do tính chất đặc thù của quyền sử dụng đất phải bắt buộc đăng ký. Mặc dù sổ đỏ được cấp ghi tên bố bạn nhưng Việc cấp sổ đỏ không đủ căn cứ pháp luật hay khác đi là quyết định trái pháp luật --> Coi như chưa hề có việc cấp sổ đỏ có tên bố bạn, và Quyền sử dụng đất này vẫn thuộc về ông bà bạn. Chính vì thế, quyền sử dụng đất này phải bị chia thừa kế. (nếu cô chú bạn biết việc cấp sổ này là không có căn cứ)
Cả 3 vấn đề trên được giải quyết khi tồn tài giữa ông bà và bố bạn văn bản có nội dung tặng cho quyền sử dụng đất.
2,Về ngôi nhà của bố bạn xây dựng kiên cố: Ngôi nhà là tài sản của bố bạn nhưng nó gắn liến với đất. Nếu quyền sử dụng đất phải chia thừa kế thì bố bạn buộc phải thỏa thuận với cô, chú để trả giá trị phần đất mà họ được hưởng, còn nếu quyền sử dụng đất không phải chia thừa kế thì không có vấn đề gì xảy ra cả.
thân !
Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải
Điện thoại: 0962976053