Có được dùng tài sản đang tranh chấp để vay thế chấp không?

Chủ đề   RSS   
  • #612860 15/06/2024

    taphuonglanh

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/06/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Có được dùng tài sản đang tranh chấp để vay thế chấp không?

    chào anh chị luật sư,

    Gia đình em năm 2022 có nhờ ông H, là người quen, mua một ngôi nhà. Sau nhiều lần chuyển tiền tổng cộng là 3 tỷ 3 thì ông H đã mua giúp gia đình em ngôi nhà với giá 4 tỷ 4. Do còn thiếu 1 tỷ 1 nên ông H đề nghị để ông H đứng tên nhà và làm thủ tục vay ngân hàng số tiền 1 tỷ 1. Sau đó ông H luôn từ chối cho xem hợp đồng vay nợ từ ngân hàng và chỉ hẹn ngày về đáo hạn ngân hàng và giao nhà. Sau đó gia đình em nhiều lần về Việt Nam theo hẹn mà ông H đưa ra từ ngân hàng nhưng ông H có dấu hiệu từ chối nhiều lần việc thực hiện thủ tục giao nhà vì nhiều lý do khác nhau. Năm 2023 gia đình em đã đề đơn kiện ông H theo luật dân sự và được TAND Bình Tân thụ lý. Sau đó Toà án quận Bình Tân phải chuyển hồ sơ vụ án về TAND Thành phố vì yếu tố nước ngoài từ gia đình em. Sau đó ông H vay nợ bên ngoài để lấy giấy phép sử dụng đất ra trong thời gian kiện tụng và lại lợi dụng việc đứng tên giấy phép sử dụng đất của gia đình em làm thêm một hợp đồng vay thế chấp với 1 ngân hàng khác trong lúc TAND Thành Phố đã nhận được và trong quá trình thụ lý hồ sơ. Em muốn hỏi rằng: ông H có cho thấy dấu hiệu hình sự khi ông H cố tình dùng tài sản đang tranh chấp làm hợp đồng thế chấp ? Về phía ngân hàng thứ 2 chấp nhận vay thế chấp tài sản không đủ pháp lý ( đang tranh chấp) có ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình em không ? hợp đồng thế chấp của ông H và ngân hàng thứ 2 có hiệu lực hay không khi tài sản không dảm bảo pháp lý ?

    Em xin chân thành cám ơn các anh chị.

     
    375 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn taphuonglanh vì bài viết hữu ích
    admin (30/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #613206   24/06/2024

    LSNHAMLAN
    LSNHAMLAN

    Luật sư địa phương


    Tham gia:13/06/2024
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Vay thế chấp tài sản tranh chấp

    Chào bạn,

    Theo thông tin bạn cung cấp thì, Luật sư phản hồi thắc mắc của bạn như sau:

    1/. Ông H là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó, việc ông H thế chấp, chuyển nhượng ….. quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho tổ chức, cá nhân khác sẽ không có dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự. Trường hợp, bạn chứng minh được ông H “lạm dụng” hoặc “lừa đảo” gia đình bạn thì có thể phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định của Bộ luật Hình sự.

    2/. Về phía ngân hàng thứ 2 chấp nhận vay thế chấp tài sản không đủ pháp lý (đang tranh chấp) có ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình bạn không?

    Khi giải quyết tranh chấp giữa gia đình bạn và ông H thì ngân hàng thứ 2 có thể sẽ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia vụ án.

    Về việc quyền lợi của gia đình bạn có ảnh hưởng hay không thì bạn cần phải cung cấp được các văn bản, tài liệu chứng minh việc nhờ ông H mua nhà hộ, đứng tên hộ; các lần gia đình bạn chuyển tiền; các thông tin trao đổi liên quan đến quá trình nhờ mua nhà, đứng tên hộ.

    Trường hợp, chứng minh được việc chuyển tiền nhưng không chứng minh được việc nhờ mua nhà, đứng tên hộ thì gia đình bạn có khả năng chỉ có thể đòi lại được số tiền đã chuyển (mà không thể nhận được nhà).

    3/. Hợp đồng thế chấp của ông H và ngân hàng thứ 2 có hiệu lực pháp luật không khi tài sản không đảm bảo pháp lý?

    Hợp đồng thế chấp của ông H và ngân hàng thứ 2 vẫn sẽ có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng điều kiện về hợp đồng thế chấp như:

    + Hình thức hợp đồng: được công chứng, chứng thực;

    + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

    Việc thế chấp có hiệu lực với người thứ ba kể từ thời điểm được đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.

    Không rõ khi Tòa án thụ lý vụ án thì bạn có gửi đơn đề nghị tạm dừng giao dịch tài sản đối với quyền sử dụng đất, kèm theo thông báo thụ lý đến cơ quan đăng ký về đất đai hay không? Trường hợp bạn đã gửi đơn đề nghị tạm dừng giao dịch (kèm theo thông báo thụ lý đến cơ quan đăng ký về đất đai) thì thông tin ngăn chặn sẽ được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực và hợp đồng thế chấp giữa ông H và ngân hàng thứ hai không công chứng, chứng thực được, cũng không đăng ký được việc thế chấp.

    Trên đây là phản hồi của LS. Nhâm Lan về vấn đề bạn thắc mắc.

    Trường hợp cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ qua email: luathoangphat@gmail.com hoặc SĐT: 0875198555

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSNHAMLAN vì bài viết hữu ích
    admin (30/08/2024)
  • #613207   24/06/2024

    btrannguyen
    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 494 lần


    Vay thế chấp tài sản tranh chấp

    Chào bạn, về vấn đề này bạn có thể tham khảo giải đáp như sau:

    Theo Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định một trong những điều kiện bắt buộc của nhà ở tham gia giao dịch là: Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

    Như vậy, nhà ở thuộc diện đang tranh chấp sẽ không được dùng làm tài sản bảo đảm. Lúc này, hợp đồng thế chấp căn nhà làm tài sản bảo đảm giữa ông H và ngân hàng thứ 2 sẽ vô hiệu, tuy nhiên hợp đồng vay vẫn còn. Theo đó, khoản vay ngân hàng của ông H lúc này sẽ trở thành khoản vay không có tài sản bảo đảm.

    Về phía ngân hàng thứ 2, theo  Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015, ngân hàng có quyền xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp; Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

    Theo đó, nếu ngân hàng không thực hiện kiểm tra căn nhà là tài sản thế chấp thì sẽ là lỗi của ngân hàng, còn nếu ông H cố tình cung cấp sai thông tin, có dấu hiệu lừa dối thì hợp đồng vay sẽ vô hiệu do bị lừa dối, lúc này giữa ngân hàng thứ 2 và ông H sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và sẽ không ảnh hưởng đến căn nhà là tài sản đang tranh chấp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (30/08/2024)