+ Vấn đề thứ nhất của bạn, trường hợp sáp nhập doanh nghiệp có phải là trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu theo Điều 17, BLLĐ hay không?
Nghị định số 39/2003/NĐ-CP viết:Điều 11. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ Luật Lao động:
1. Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn.
2. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn.
3. Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.
+ Vấn đề thứ hai của bạn, theo tôi, trình tự chấm dứt HĐLĐ sẽ thực hiện theo quy định tại đoạn 2, Điều 31;khoản 2, ĐIều 17, BLLĐ như sau: 1)Lập phương án sử dụng lao động theo ĐIều 6, Nghị định 44/2003/NĐ-CP; 2) trao đổi, nhất trí với BCH công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2, Điều 38; 2) Báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết và 3) cho NLĐ thôi việc.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.