Có được đặt tên cho con theo tên vua chúa ngày xưa hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #612981 19/06/2024

    HongThiaPham

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:22/12/2023
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có được đặt tên cho con theo tên vua chúa ngày xưa hay không?

    Theo quan niệm của nhiều người thì việc đặt tên cho con theo các vị vua chúa ngày xưa sẽ mang nhiều may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Vậy, có được đặt tên cho con theo tên vua chúa ngày xưa hay không?

    Có được đặt tên cho con theo tên vua chúa ngày xưa hay không?

    Căn cứ Luật Hộ tịch 2014 và Điều 4 Nghị định 123/2015 NĐ-CP thì tên của con sẽ do cha mẹ thỏa thuận, không thống nhất được sẽ xác định theo tập quán. 

    Trong đó, họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.

    Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP thì việc đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

    Đồng thời, khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. 

    Như vậy, từ những quy định nêu trên cho thấy pháp luật chỉ quy định việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm quyền, lợi ích người khác hoặc vi phạm nguyên tắc "không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng” chứ không có quy định nào cấm việc lấy tên nhân vật lịch sử, vua chúa để đặt cho con.

    Do đó, cha, mẹ có thể đặt tên cho con của mình theo tên của vua chúa ngày xưa. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên xem xét để lựa chọn cho con mình những cái tên hay và phù hợp cho trẻ.

    Trường hợp nào thì cá nhân có quyền thay đổi tên?

    Căn cứ Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

    - Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

    - Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

    - Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

    - Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

    - Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

    - Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

    - Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

    Lưu ý: 

    - Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

    - Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

    Như vậy, khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì cá nhân có quyền thay đổi tên của mình theo quy định nhưng cần lưu ý rằng việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự đã xác lập.

    Trường hợp nào thì cá nhân có quyền thay đổi họ?

    Căn cứ Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

    - Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại.

    - Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi.

    - Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ.

    - Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con.

    - Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.

    - Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi.

    - Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ.

    - Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

    Lưu ý:

    - Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

    - Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

    Như vậy, khi thuộc một trong những trường hợp liệt kê nêu trên thì cá nhân có quyền thay đổi họ của mình hoặc thay đổi họ cho con và những người khác theo quy định.

     
    53 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận