Có được đăng ký kết hôn bằng hộ chiếu thay vì CMND không?

Chủ đề   RSS   
  • #592573 20/10/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74916
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần


    Có được đăng ký kết hôn bằng hộ chiếu thay vì CMND không?

    Trong một số trường hợp, người dân bị mất giấy Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc CMND hết hạn, lúc này khi muốn đăng ký kết hôn, người dân thắc mắc rằng không biết có thể thay thế bằng giấy tờ khác hay không? Vậy liệu đăng ký kết hôn bằng hộ chiếu có được không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này mong hữu ích đối với bạn đọc.

    Đăng ký kết hôn là thủ tục do pháp luật quy định nhằm công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ khi kết hôn.

    Việc kết hôn phải được đăng ký theo nghi thức Nhà nước tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hôn nhân và gia đình. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.

    Giấy tờ khi đăng ký kết hôn

    Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

    Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:

    - Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

    Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

    - Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.”

    Theo đó người yêu cầu kết hôn phải xuất trình giấy tờ theo quy định, cụ thể là:

    Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

    Đăng ký kết hôn bằng hộ chiếu có được không?

    Việc kết hôn là một trong những sự kiện hộ tịch bên cạnh việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc…

    Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, CMND, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.

    Do đó, người yêu cầu có thể sử dụng hộ chiếu để đăng ký kết hôn thay vì CMND như mọi khi, trong trường hợp như bị mất CMND hay CMND hết hạn,...

    Lưu ý: hộ chiếu khi đăng ký kết hôn phải còn giá trị sử dụng.

    Thời hạn của hộ chiếu

    Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định như sau:

    Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh:

    Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.

    Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:

    - Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;

    - Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;

    - Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

    Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

    Như vậy, đối với hộ chiếu phổ thông thì thời hạn được quy định như sau:

    - Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;

    - Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;

    - Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

    Như vậy, thời hạn sử dụng của hộ chiếu phổ thông là 10 năm và không thể gia hạn sử dụng cho hộ chiếu.

    Trường hợp hộ chiếu phổ thông đã hết hạn sử dụng thì người dùng cần thực hiện thủ tục cấp mới lại hộ chiếu.

     
    1328 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593349   31/10/2022

    Có được đăng ký kết hôn bằng hộ chiếu thay vì CMND không?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Khi bị mất CCCD hay CMND thì đợi cấp lại khá mất thời gian. VÌ vậy khi muốn đăng ký kết hôn thì người yêu cầu đăng ký có thể sử dụng hộ chiếu để đăng ký kết hôn. Tuy nhiên hộ chiếu phải còn hạn sử dụng. Trong trường hợp hộ chiếu hết hạn sử dụng và CCCD bị mất thì người dân phải đăng ký lại CCCD sau đó mới tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định được.

     
    Báo quản trị |  
  • #594709   29/11/2022

    Có được đăng ký kết hôn bằng hộ chiếu thay vì CMND không?

    Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
    "1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú
    2.  Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm các giấy tờ sau đây:
    a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 01 Tờ khai chung;
    b) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng;
    c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng
    3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.
    Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn; mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.”
    Như vậy, có thể hiểu rằng chỉ cần chứng minh được nhân thân và nơi thường trú thì có thể sử dụng được hộ chiếu thay cho CMND.
     
    Báo quản trị |