Cô chú ơi cho cháu hỏi....

Chủ đề   RSS   
  • #290806 10/10/2013

    Honganh239

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cô chú ơi cho cháu hỏi....

    Cô giáo cháu yêu cầu sưu tầm những hành vi vi phạm pháp luật rồi phân tích dựa trên 4 yếu tố là:

    1.Là hành vi trái pháp luật

    2. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

    3. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi

    4. Xâm hại đến các mối quan hệ xã hội do pháp luật bảo vệ

    Cháu  có tìm trên mạng về vụ án bệnh nhân tâm thần Hà Văn Pẩu giết người rồi ăn thịt :(( 

    Và cháu cũng có thấy là trong BLHS 2009 

    Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự[sửa]

    1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
    2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng qui định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Theo cháu hiểu thì tức là Hà Văn Pẩu đã rơi vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Hành vi vủa hắn là hành vi trái pháp luật nhưng hắn-kẻ thực hiện hành vi ấy-lại là người không có năng lực trách nhiệm hình sự. Vậy thì hành vi của hắn không phải là vi phạm pháp luật đúng không ạ???:(

     
    6482 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #290950   11/10/2013

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Ko đủ 4 yếu tố trên thì sẽ ko phải là hành vi vi phạm pháp luật bạn nhé

    thân!

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #291070   11/10/2013

    freshmanyear270
    freshmanyear270

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 13 lần


    Có vẻ như bạn đang học môn "Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật" thì phải?

    Đúng rồi đấy bạn, ông chú ấy không được xem là vi phạm pháp luật, ông í là người tâm thần cơ mà! Hạn chế năng lực hành vi dân sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #291148   12/10/2013

    hipgov
    hipgov
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2013
    Tổng số bài viết (246)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 83
    Được cảm ơn 61 lần


    freshmanyear270 viết:

    Có vẻ như bạn đang học môn "Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật" thì phải?

    Đúng rồi đấy bạn, ông chú ấy không được xem là vi phạm pháp luật, ông í là người tâm thần cơ mà! Hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    cái này là không có năng lực trách nhiệm hình sự cơ mà liên quan gì đến dân sự đâu bạn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #292264   18/10/2013

    freshmanyear270
    freshmanyear270

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 13 lần


    năng lực trách nhiệm là năng lực cơ bản mà bạn, muốn có năng lực trách nhiệm hình sự thì phải có đầy đủ năng lực chủ thể đã chứ :v dân sự là cái gần nhất và cơ bản nhất với chúng ta mà!  

     
    Báo quản trị |  
  • #292338   19/10/2013

    nguyenlong0189
    nguyenlong0189

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 305
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 13 lần


    Bạn xem lại nhá. Năng lực trách nhiệm (hình sự, hành chính) với vi phạm pháp luật khác nhau nha. không phải không có năng lực trách nhiệm là không vi phạm pháp luật nhá.

    Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội của cá nhân, tổ chức xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ (khách thể).

    Một người một khi đã có hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ thì nghĩa là họ đã vi phạm pháp luật rùi bất kể người đó có năng lực trách nhiệm hay không.

    Còn người bị bệnh tâm thần thực hiện hành vi trái pháp luật không có nghĩa là họ không vi phạm pháp luật. Người bị bệnh tâm thần được xem là không có năng lực trách nhiệm nên được miễn truy cứu trách nhiệm chứ đâu phải là không vi phạm pháp luật đâu bạn. Người bị bệnh tâm thần chỉ là điều kiện xem xét việc có hay không truy cứu trách nhiệm đối với hành vi mà họ đã gây ra thui

     

     
    Báo quản trị |  
  • #292641   21/10/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Còn người bị bệnh tâm thần thực hiện hành vi trái pháp luật không có nghĩa là họ không vi phạm pháp luật. Người bị bệnh tâm thần được xem là không có năng lực trách nhiệm nên được miễn truy cứu trách nhiệm chứ đâu phải là không vi phạm pháp luật đâu bạn. Người bị bệnh tâm thần chỉ là điều kiện xem xét việc có hay không truy cứu trách nhiệm đối với hành vi mà họ đã gây ra thui

    Hành vi vi phạm pháp luật phải được cấu thành bởi 4 yếu tố : khách thể, chủ thể, khách quan, chủ quan.

    Trong yếu tố chủ quan thì yếu tố "lỗi" là bắt buộc phải có, lấy luật hình sự làm ví dụ :

    Điều 9. Cố ý phạm tội

    Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

    1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;

     2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

    Điều 10. Vô ý phạm tội

    Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

    1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

     

    2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

    Người mất năng lực hành vi không thể "nhận thức", "thấy trước" nên không có "lỗi" vì vậy không bị coi là có hành vi vi phạm pháp luật, do yếu tố chủ quan cấu thành hành vi vi phạm không đủ.  

    Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 21/10/2013 09:22:32 CH
     
    Báo quản trị |