Chào bạn!
Mình có một vài ý trao đổi cùng bạn về OMO (Open market operation) như sau:
* Về phương thức đấu thầu thì đúng là nó phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng (tức là nhu cầu của các tổ chức tham gia vào OMO mà chủ yếu ở đây là các tổ chức tín dụng). Tuy nhiên nó muốn được thực hiện thì phải có quyết định của Ngân Hàng nhà nước.
Cụ thể hoạt động của nó là như thế này: Đấu thầu gồm 2 hình thức là Đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất.
Đấu thầu khối lượng:
Thứ nhất, ngân hàng nhà nước sẽ thông báo khối lượng và lãi suất các loại giấy tờ có giá cần mua cần bán cho các thành viên thị trường mở.
Thứ hai, Các thành viên đặt thầu khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán theo lãi suất do ngân hàng nhà nước thông báo.
Thứ ba, ngân hàng nhà nước xét thầu và phân bổ khối lượng trúng thầu theo nguyên tắc:
- Trường hợp khối lượng dự thầu của các thành viên nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng ngân hàng nhà nước cần mua hoặc bán thì khối lượng trúng thầu của từng thành viên là khối lượng mà các thành viên đó đặt thầu.
- Trường hợp khối lượng dự thầu của các thành viên lớn hơn khối lượng ngân hàng nhà nước cần mua hoặc bán thì khối lượng trúng thầu của từng thành viên được phân bổ tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các thành viên đó và được làm tròn đến 10 triệu đồng (cái này mình cũng không rõ đến thời điểm này có thay đổi không vì cũng lâu rồi mình không update thông tin)
Về đấu thầu lãi suất:
Thứ nhất, Ban điều hành OMO sẽ dự kiến khối lượng giấy tờ có giá cần mua/bán trong phiên đấu thầu. Khối lượng dự kiến cần mua/bán có thể thông báo hoặc không thông báo trước mỗi phiên đấu thầu cho các thành viên tham gia dự thầu.
Thứ hai, tổ chức tín dụng dự thầu theo các mức lãi suất và khối lượng giấy tờ có giá cần mua/bán ứng với các mức lãi suất đó. Lãi suất đặt thầu được tính theo tỷ lệ %/năm.
Thứ ba, ngân hàng nhà nước tổ chức xét thầu theo các bước và nguyên tắc sau:
- Các mức đặt thầu được xếp theo thứ tự lãi suất giảm dần (trường hợp ngân hàng nhà nước mua giấy tờ có giá) và theo thứ tự tăng dần (trường hợp ngân hàng nhà nước bán giấy tờ có giá).
- Lãi suất trúng thầu là lãi suất đặt thầu thấp nhất (trường hợp ngân hàng nhà nước mua giấy tờ có giá ) hoặc lãi suất đặt thầu cao nhất (trường hợp ngân hàng nhà nước bán giấy tờ có giá).
- Khối lượng trúng thầu của thành viên là khối lượng của các mức dự thầu có lãi suất bằng hoặc cao hơn mức lãi suất trúng thầu (trường hợp ngân hàng nhà nước mua) hoặc có lãi suất bằng hoặc thấp hơn lãi suất trúng thầu (trường hợp ngân hàng nhà nước bán).
- Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu, tổng khối lượng đặt thầu của các tổ chức tín dụng vượt quá khối lượng giấy tờ có giá mà ngân hàng nhà nước cần mua/bán thì khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu của các tổ chức tín dụng tại mức lãi suất trúng thầu được tính theo tỷ lệ thuận với khối lượng đặt thầu của tổ chức tín dụng tại mức lãi suất đó và được làm tròn đến 10 triệu đồng. Nếu tại mức lãi suất trúng thầu, tổ chức tín dụng có nhiều loại giấy tờ có giá cần mua/bán thì ngân hàng nhà nước xét thầu xác định theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ giấy tờ có giá đăng ký bán hoặc mua có khối lượng lớn hơn,
+ giấy tờ có giá có thời hạn bán hoặc mua ngắn hơn (trường hợp mua hoặc bán hẳn),
+ Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá ngắn hơn.
Để xác định lãi suất áp dụng từng mức trúng thầu cho tổ chức tín dụng sau khi đã xác định được khối lượng trúng thầu, ngân hàng nhà nước áp dụng 2 phương pháp xác định lãi suất như sau:
- Phương pháp tính lãi suất trúng thầu theo lãi suất thống nhất: Toàn bộ khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu được tính thống nhất theo mức lãi suất trúng thầu.
- Phương pháp tính lãi suất trúng thầu theo lãi suất riêng lẻ (phương pháp Mỹ): Từng mức khối lượng trúng thầu được tính tương ứng với mức lãi suất tổ chức tín dụng đặt thầu. tổ chức tín dụng dự thầu ở mức lãi nào thì khi trúng thầu ở mức lãi suất đó sẽ được áp dụng để tính giá mua bán giấy tờ có giá.
Như vậy hoạt động đấu thầu này nó phụ thuộc vào nhu cầu của các tổ chức tín dụng mà ban điều hành OMO từ đó lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp nhất.
*Về hàng hóa của OMO:
Theo mình thì nó tùy thuộc vào từng loại hình giấy tờ có giá mà được phát hành bởi các tổ chức khác nhau.
Ví dụ như "chứng chỉ tiền gửi" thì do Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phi ngân hàng phát hành nhằm xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng với một kỳ hạn và lãi suất nhất định.
Nếu hàng hóa đó là "trái phiếu chính phủ" thì nó do chính phủ phát hành.
Nếu là tín phiều ngân hàng TW thì do ngân hàng nhà nước phát hành.
Tín phiếu kho bạc do Chính phủ phát hành.....