Việc quản lý điều hành một doanh nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt. Hình thành - tồn tại - ổn định - phát triển bền vững - vươn tầm thế giới là mục tiêu không riêng doanh nghiệp nào.
Một doanh nghiệp mới thành lập, trước mắt còn nhiều khó khăn; làm sao để đảm bảo được chi phí - lợi nhuận bên cạnh việc mở rộng được các mối quan hệ đối tác.
Doanh nghiệp muốn lớn mạnh, đòi hỏi những con người có tâm huyết, tài năng, sức sáng tạo. Bởi vậy hầu như các Doanh nghiệp đều xác định người lao động là tài sản quý giá nhất, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nhiều lao động thì doanh nghiệp sẽ có nhiều tài sản.
Vậy nên, khi mới thành lập doanh nghiệp, việc tổ chức nhân sự, bố trí lao động sao cho hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm là vấn đề cần kíp. Cơ cấu tổ chức ra sao, gồm những phòng ban, bộ phận nào? Cần những lao động chuyên môn gì, kinh nghiệm bao nhiêu.... để không chỉ đáp ứng được nhu cầu công việc, mà còn phòng bị được nguồn cho những hoạt động phát sinh khác cũng như tránh trường hợp khi xảy ra sự cố mới giật mình cần tuyển dụng.
Hiện nay không ít doanh nghiệp lập ra chỉ có một vài người, đấy là những doanh nghiệp chưa có mục tiêu phát triển rõ ràng, tiềm lực còn hạn chế, các mối làm ăn là thứ xa xỉ. Nếu người điều hành có tầm nhìn khác, chắc chắn rằng con số người lao động sẽ được phát triển, việc tổ chức phòng ban đòi hỏi phải có sự chuyên nghiệp, tính chuyên môn hóa cao.
Nếu bạn là người điều hành một doanh nghiệp mới thành lập (trong bất kỳ lĩnh vực nào), bạn sẽ sử dụng những người có chuyên môn gì và cơ cấu tổ chức ra sao để đảm bảo hoạt động tốt, hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí nhân lực? Đây quả là một vấn đề không đơn giản.
Cập nhật bởi nguyenkhanhchinh ngày 25/07/2012 10:09:19 CH