Mọi người không biết đã đọc cái khái niệm phòng vệ chính đáng tại Điều 15 BLHS hay chưa nhỉ.
bạn ntdieu ạ, phòng vệ chính đáng không chỉ là hành vi bảo vệ lợi ích của bản thân mình mà có thể là bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nữa đó. Nếu bạn không tin thì giở BLHS điều 15 ra đọc lại nhé.
Trường hợp này, rõ ràng anh Minh có ý thức bảo vệ lợi ích hợp pháp của chị An khỏi hành vi xâm hại của nạn nhân, nên có thể khẳng định đây là hành vi phòng vệ.
Còn đó có phải là phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không còn phải xem xét các điều kiện của hành vi phòng vệ.
1. Hành vi xâm hại tới lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Rõ ràng, trường hợp này, có hành vi phạm tội của tên cướp, xâm hại quan hệ sở hữu được PLHS bảo vệ.
2. Có hành vi xâm hại đó đang xảy ra hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc. Hành vi xâm hại của tên cướp đang xảy ra, chưa kết thúc.
3. Hành vi phòng vệ gây thiệt hại cho chính người có hành vi phòng vệ. Anh Minh gây thiệt hại cho chính tên cướp. Điều kiện này thỏa mãn.
Các dấu hiệu đầu tiên xác định đó có phải là hành vi phòng vệ hay không.
4. Hành vi phòng vệ phải ở mức độ cần thiết.
Đây là điều kiện quan trọng nhất để phân biệt giữa hành vi có phải là phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Để xem xét hành vi phòng vệ có ở mức độ cần thiết hay không phải dựa vào nhiều yếu tố như: tính chất quan trọng của những lợi ích bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại; Mức độ thiệt hại mà hành vi xâm hại có thể gây ra; sức mãnh liệt của hành vi xâm hại; khả năng ngăn chặn hành vi xâm hại trong hoàn cảnh cụ thể....
Trường hợp này có thể thấy, giữa mạng sống của con người với giá trị chiếc điện thoại thì mạng sống con người quan trong hơn; hành vi cướp giật cái điện thoại có thể gây ra thiệt hại, nhưng thiệt hại này cũng không thể lớn hơn thiệt hại mà hành vi phòng vệ của anh Minh gây ra.
và trong trường hợp cụ thể đó thì không nhất thiết là phải đạp xe tên cướp thì mới có thể ngăn chặn được hành vi phòng vệ.
Vì hành vi cướp giật trên đường, mọi người đều nhìn thấy thì có thể hô hào mọi người xung quanh cùng truy đuổi tên cướp...
Do đó có thể nói, hành vi phòng vệ của anh Minh là quá mức cần thiết, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Với hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì hậu quả tới đâu chịu TNHS tới đó. Hành vi vượt quá giới hạn phòng vê của anh Minh gây hậu quả chết người, do đó anh Minh phải chịu TNHS về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Trường hợp này, anh Minh nếu là người bình thường thì buộc phải biết, phải nhận thức được hành vi đạp xe của tên cướp khi đang đi là hành vi nguy hiểm, có thể gây thương tích hoặc gây tai nạn chết người. Nhưng anh Minh để nhằm lấy lại chiếc điện thoại vẫn chấp nhận hậu quả có thể xảy ra, có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. Căn cứ vào khái niệm lỗi theo quy định của BLHS thì hành vi của anh Minh là lỗi cố ý gián tiếp. (nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả có thể xảy ra, dù không mong muốn nhưng có ý thức chấp nhận, để mặc hậu quả xảy ra).
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!