boyluat viết:Thứ nhất là hiện nay thì không còn khái niệm DNNN, vậy thì ở những công ty chuyển đổi từ DNNN sang thì có áp dụng quy định này không.
Câu khẳng định này của bạn liệu có quá chủ quan. Thực tế, theo LDN 2005 thì DNNN vẫn tồn tại:
Luật doanh nghiệp 2005 viết:Điều 4. Giải thích từ ngữ 22. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
Luật doanh nghiệp chỉ yêu cầu các công ty nhà nước (vốn 100% nhà nước) đang hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước 2003 chậm nhất là 4 năm kể từ thời điểm LDN 2005 có hiệu lực phải chuyển đổi toàn bộ thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần:
Luật doanh nghiệp 2005 viết:Điều 166. Chuyển đổi công ty nhà nước
1. Thực hiện theo lộ trình chuyển đổi hàng năm, nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật này.
Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 viết:Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật này. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước.
Như vậy, chỉ có thay đổi duy nhất ở mô hình công ty nhà nước yêu cầu phải chuyển đổi, còn các mô hình tổ chức công ty khác theo Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 như công ty cổ phần nhà nước, công ty TNHH nhà nước không thay đổi. Và theo LDN 2005 được gọi chung là DNNN. Thực tế, khái niệm DNNN không hề bị mất đi, chỉ có điều thời hạn có hiệu lực của Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 được kéo dài thêm 4 năm đối với mô hình công ty nhà nước chưa chuyển đổi theo quy định.
Do đó, theo tôi, quy định này vẫn có thể áp dụng dù là theo luật doanh nghiệp nhà nước 2003 hay Luật doanh nghiệp 2005:
Nghị định số 44/2003/NĐ-CP viết:Điều 2.
2. Các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động quy định tại Điều 4 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
c) Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước;
boyluat viết:Thứ hai là chỉ không ký HĐLĐ với thành viên HĐQT khi các thành viên này thực hiện chức năng quản trị. Còn nếu họ kiêm nhiệm quản lý những cơ cấu khác của DN thì có cần ký HĐLĐ không nhỉ !? Nếu có thì người đại diện theo PL của DN ký HĐLĐ với họ có đúng không ?
Nếu thành viên HĐQT kiêm nhiệm thêm chức vụ quản lý khác, họ sẽ phải ký H ĐL Đ giống như NL Đ bình thường đảm nhiệm với chức vụ đó (đối với chức danh họ kiêm nhiệm thêm chứ không phải với chức danh thành viên HĐQT. Người đại diện theo pháp luật (thông thường là TGĐ hoặc G Đ) sẽ là người ký HĐLĐ với họ, trừ trường hợp chức danh đó do HĐQT bổ nhiệm thì sẽ do người được HĐQT ủy quyền ký trong HĐLĐ.
Luật doanh nghiệp 2005 viết:Điều 116. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
g) Tuyển dụng lao động;
boyluat viết:Thứ ba là nếu GĐ là người đại diện theo PL của DN, mà GĐ lại đi thuê, vậy thì ai có quyền ký HĐLĐ với GĐ nhỉ !? Nếu GĐ cũng ký HĐLĐ, thì họ lại cũng là người lao động. Vậy khi có vấn đề gì tranh chấp có liên quan tới người lao động của DN, thì GĐ tham gia với tư cách nào ?
Ở đây, bạn không nói rõ mô hình tổ chức công ty nào, vì thế tôi sẽ nói một cách tổng quát nhất. Đối với công ty TNHH thì thẩm quyền ký kết HĐLĐ với GĐ thuê là hội đồng thành viên, còn đối với công ty cổ phần thì thẩm quyền ký kết HĐLĐ với GĐ thuê là HĐQT. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu DNTN sẽ ký kết H ĐLĐ với GĐ thuê.
Khi có tranh chấp liên quan tới NLĐ của doanh nghiệp thì GĐ sẽ tham gia giải quyết với tư cách đại diện của NSDLĐ.
Còn khi GĐ tranh chấp với doanh nghiệp về quyền và lợi ích của mình, GĐ tham gia với tư cách là NLĐ. Trình tự giải quyết tranh chấp giống như quy định của Bộ luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.