Có buộc phải làm đủ thời gian báo trước rồi mới được nghỉ việc không?

Chủ đề   RSS   
  • #608788 21/02/2024

    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Có buộc phải làm đủ thời gian báo trước rồi mới được nghỉ việc không?

    Sau Tết là khoảng thời gian nhiều người lao động muốn thay đổi chỗ làm.
     
    Một trong những vướng mắc khi người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động đó là: "Có buộc phải làm đủ thời gian báo trước rồi mới được nghỉ việc không?".
     
    Có buộc phải làm đủ thời gian báo trước rồi mới được nghỉ việc không?
     
    Theo Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động. Theo đó, nếu không có thỏa thuận nào khác với người sử dụng lao động thì người lao động buộc phải tuân thủ quy định về thời gian báo trước.
     
    Lúc này người lao động buộc phải làm đủ thời gian báo trước rồi mới được nghỉ việc. Người lao động đảm bảo điều này sẽ được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
     
    Nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
     
    Nếu không được người sử dụng lao động đồng ý mà nghỉ việc khi chưa hết thời gian báo trước, người lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Lúc này người lao động sẽ phải thực hiện nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019 . Cụ thể như sau:
     
    Thứ nhất, không được trợ cấp thôi việc.
     
    Thứ hai, Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
     
    Thứ ba, Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật Lao động năm 2019 
     
    Quy định về thời gian báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động
     
    Quy định về thời gian báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động có liên quan đến quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. Theo Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 thời gian báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động phụ thuộc vào loại hợp đồng và nguyên nhân chấm dứt, cụ thể như sau:
     
    - Nếu hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì phải báo trước cho bên còn lại ít nhất 45 ngày.
     
    - Nếu hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 12 đến dưới 36 tháng, thì phải báo trước cho bên còn lại ít nhất 30 ngày.
     
    - Nếu hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước cho bên còn lại ít nhất 03 ngày.
     
    - Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể:
     
    + Ít nhất 120 ngày đối với HĐLĐ không thời hạn hoặc HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng trở lên.
     
    + Ít nhất bằng 1/4 thời hạn của HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.
     
    - Nếu hợp đồng lao động chấm dứt trong thời gian thử việc, thì không cần phải báo trước.
     
    Ngoài ra, còn có một số trường hợp mà không cần phải báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, như:
     
    Theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước trong các trường hợp sau:
     
    - Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận, trừ trường hợp khác.
     
    - Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn, trừ trường hợp khác.
     
    - Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi
    nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
     
    - Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
     
    - Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
     
    - Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
     
    - Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
     
    Theo khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động không cần báo trước cho người lao động trong 2 trường hợp sau:
     
    - Người lao động không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày sau khi hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ.
     
    - NLĐ tự ý bỏ việc trong vòng 5 ngày làm việc liên tục mà không có lý do chính đáng.

     

     
    192 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận