chuyển nhượng vốn trong cty cổ phần

Chủ đề   RSS   
  • #313082 09/03/2014

    sinhsin

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    chuyển nhượng vốn trong cty cổ phần

    Thang1/2007 công ty cổ phần A được thành lập.Đến tháng 1/2009 do khó khăn về tiền bạc nên Tùng-cổ đông sáng lập ra công ty muốn chuyển toàn bộ số cổ phần ưu đãi biểu quyết của mình cho Cúc-cổ đông phổ thông công ty.Vậy việc chuyển nhượng có hợp pháp không? Mà Tùng chuyển nhượng toàn bộ cổ phần phổ thông cho Cúc có được không? hay phải chuyển cho cổ đông sáng lập công ty

     
    2465 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #313358   11/03/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Sao bạn học luật mà làm biếng đọc luật quá vậy?

    Điều 81. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết

    1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

    2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây:

    a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

    3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

    Điều 84. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

    ...

    5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.

    Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.

     
    Báo quản trị |