Chuyển nhượng cổ phần

Chủ đề   RSS   
  • #29689 29/07/2008

    ketoanttctayninh

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chuyển nhượng cổ phần

       CBCNV của Cty khi mua CP ưu đãi có quyền chuyển nhượng hay không ? Thời gian bao lâu  ?
    Cập nhật bởi navelvu ngày 25/02/2010 02:13:24 PM
     
    34296 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #29690   23/05/2008

    hacom2579
    hacom2579

    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 9776
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Quyền chuyển nhượng cổ phần ưu đãi của người lao động trong cty CP!

    Cán bộ công nhân viên của công ty (gọi chung là người lao động) khi mua cổ phần ưu đãi của Công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần, không bị hạn chế về thời gian nắm giữ trừ cổ đông sáng lập thực hiện theo Điều lệ công ty (theo Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính)
     
    Báo quản trị |  
  • #29730   29/07/2008

    vuanh80
    vuanh80

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2008
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 1224
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 15 lần


    Về việc thực hiện thủ tục thanh toán mua cổ phần

    Kính gửi: Luật sư tư vấn

    Cty tôi (một Cty CP ) đang chủ trương mua lại 51% CP của một Cty khác thông qua việc mua lại CP của các cổ đông sáng lập của Cty đó.

    Nhưng chúng tôi muốn dùng tài sản có giá trị tương đương để góp vào Cty đó, vậy chúng tôi có thể thực hiện theo cách góp tài sản vào Cty và Cty nhận tài sản sẽ dùng số tiền tương ứng với giá trị tài sản được góp để thanh toán cho các cổ đông đã chuyển nhượng cổ phần.

    Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư.
     
    Báo quản trị |  
  • #29731   29/05/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Chà, xin phép phân tích câu hỏi của bạn 1 chút:
    Cty A muốn mua lại phần vốn góp của các cổ đông X, Y, Z trong cty B. Nhưng Cty A ko mua bằng tiền mặt mà muốn trao đổi bằng tài sản. Việc này sẽ không có vấn đề gì nếu chỉ có quan hệ giữa Cty A và các cổ đông X, Y, Z.
    Tuy nhiên, các cổ đông X, Y, Z không có nhu cầu sử dụng số tài sản này Công ty B thì sẵn sàng nhận tài sản này và thanh toán lại cho các cổ đông X, Y, Z.
    => Công ty B muốn thay đổi cơ cấu tài sản của Công ty từ vốn góp bằng tiền mặt thành vốn góp bằng tài sản (các loại)
    Bạn hỏi làm 3 trong 1 như vậy có được không?
    Mình thì chưa có giải pháp.
    Nhưng theo mình bạn cần nói cụ thể hơn tài sản mà công ty A góp vào bao gồm những gì vì có loại tài sản phải đăng ký có loại không. Gom chung vào 1 mớ thì phải trả lời mệt nghỉ đó bạn.
    Có lẽ bạn cũng đã suy tính lắm rồi. Xin đưa ra 1 vài ví dụ thử nhé:
    Ví dụ 1: Công ty A bán tài sản cho Công ty B xong. Công ty A dùng tiền nhận chuyển nhượng lại vốn góp của các thành viên. Như vậy là làm 2 bước, tuy nhiên liệu hợp đồng mua bán tài sản giữa A và B thực hiện được hay không, thủ tục và chi phí, thuế kê khai như thế nào đúng là 1 vấn đề. Sau đó thì hợp đồng chuyển nhượng giữa Cty A và các cổ đông X,Y, Z là theo thủ tục chung mà thôi.
    Ví dụ 2: Công ty A góp vốn vào Công ty B, tăng vốn điều lệ. Xong công ty B chi tiền mua lại vốn góp của các cổ đông kia. Lưu ý là công ty cổ phần không được giảm vốn => có vẻ khó khăn rồi.
    Ví dụ 3: Công ty B đăng ký lại danh mục vốn góp của các thành viên X, Y, Z từ tiền mặt thành các tài sản xong.  Công ty A nhận chuyển nhượng vốn góp của các thành viên trên danh nghĩa. Kiểu này có vẻ cao siêu ... nên mình xin tạm dừng tại đây.
    Chúc bạn may măn.
     
    Báo quản trị |  
  • #29680   29/07/2008

    phuong1237
    phuong1237

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tỷ lệ sở hữu CP của nhà đầu tư NN trong cty CP

    Một công ty Cp được thành lập để phát triển dự án BĐS. Cty hiện đang có 2 cổ đông (cổ đông sáng lập): 1 cổ đông là pháp nhân nước ngoài giữ 60% và 1 cổ đông trong nước giữ 40% cổ phần của công ty. Hiện nay cổ đông trong nước muốn bán 20% - 30% cổ phần của mình cho 1 đối tác Nước Ngoài khác.
    Hỏi: giao dịch trên có thực hiện được không ? có giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong trong ty CP này không? nếu được phép thì thủ tục như thế nào?

    Cám ơn
    Nguyễn Thành Phương
    090 84 85 805
    thanhphuong_tg@yahoo.com
     
    Báo quản trị |  
  • #29681   25/05/2008

    luonglawyer
    luonglawyer
    Top 500
    Male
    Cao Đẳng

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2007
    Tổng số bài viết (323)
    Số điểm: 31058
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    Trả lời bạn

    Theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp 2005 thì :
    Đối tác trong nước chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho đối tác nước ngoài khác ( không phải là cổ đông sáng lập) sau thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu như đối tác trong nước vẫn muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho đối tác nước ngoài khác trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông và đối tác trong nước không được quyền biểu quyết về việc bán cổ phần này và đương nhiên người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành cổ đông sáng lập.

    --------------------------

    Luật sư Lê Ngọc Lương

    Điện thoại: 090.2112.383

    Email: luonglawyer@gmail.com

    * Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia tố tụng trong các lĩnh vực Đầu tư, Doanh nghiệp, Đất đai - BĐS, Dân sự, Lao động, Hành chính, Hôn nhân - Gia đình;

    * Soạn thảo, thẩm định, kiểm tra tính pháp lý của Hợp đồng, Quy chế, Văn bản thỏa thuận....

    * Đại diện ngoài tố tụng theo yêu cầu khách hàng.

    * Dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu.

     
    Báo quản trị |  
  • #29732   04/06/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Còn theo ý của tôi, nội bộ Cty cứ tổ chức một buổi làm việc và có văn bản thỏa thuận nhất trí giữa ba bên, và Đại hội đồng cổ đông xem xét thông qua là ok.
     
    Báo quản trị |  
  • #29682   04/06/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Công ty CP mà sao chỉ có hai cổ đông thôi nhỉ?
     
    Báo quản trị |  
  • #29712   29/07/2008

    CtyPETEC
    CtyPETEC

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Hỏi về điều 93 luật doanh nghiệp 2005

    Xin nhờ các luật sư cụ thể hoá khoản 3 điều 91 luật dn 2005 bằng các mốc thời gian cụ thể: Ngày quyết định mua lại cổ phần được thông qua; ngày thông báo; ngày gởi chào bán; ngày hết thời hạn nhận chào bán.
     
    Báo quản trị |  
  • #29713   26/05/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Điều 91 Luật DN !

        Bạn có user CtyPETEC thân mến ! Luật sư không có thẩm quyền “cụ thể hóa” điều luật đâu bạn nhé! Trách nhiệm này thuộc về các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
        Còn về phần tôi, trên cơ sở từ ngữ, câu chữ của điều luật và bằng kiến thức khoa học pháp lý, chỉ xin trao đổi với bạn về cách hiểu nội dung điều luật đã quy định.
       
    Trước hết, xin trích nội dung Điều 91 Luật DN:
    Điều 91. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
       
    Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:
       
    1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong mỗi mười hai tháng. Trong trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
       
    2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thoả thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;
       
    3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trong trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty.
        Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo. Chào bán phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần được chào bán trong thời hạn nói trên.
       
    Về vấn đề bạn nêu, trên cơ sở quy định của Điều 91, thì cách hiểu của tôi như sau:
       
    “Ngày quyết định mua lại cổ phần được thông qua”: Theo khoản 1 Điều 91 thì một trong hai cơ quan của Công ty có thẩm quyền quyết định việc mua lại cổ phần là Hội đồng Quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông (tùy từng trường hợp cụ thể). Hai cơ quan này đều hoạt động theo nguyên tắc tập thể, các quyết định của hai cơ quan này được thông qua dưới hình thức biểu quyết (đảm bảo một tỷ lệ nhất định theo Điều lệ Công ty hoặc theo quy định của Luật DN). Như vậy, ngày mà các thành viên Hội đồng Quản trị hoặc các cổ đông của Đại hội đồng cổ đông biểu quyết với tỷ lệ bảo đảm cho một quyết định (mua lại cổ phần) của các cơ quan này được thông qua (cần có văn bản tổng hợp về tỷ lệ biểu quyết- biên bản cuộc họp để chứng minh) là “ngày quyết định mua lại cổ phần được thông qua”
       
    “Ngày thông báo”: việc Công ty thông báo đến các cổ đông quyết định mua lại cổ phần (sau khi được thông qua) phải đảm bảo các cổ đông nhận được thông báo trong thời hạn 30 ngày, sau ngày quyết định mua lại cổ phần được thông qua. “Ngày thông báo” làm mốc tính thời hạn để cổ đông gửi chào bán cổ phần của mình cho Công ty là ngày cổ đông nhận được thông báo.
       
    “Ngày gửi chào bán”: việc cổ đông gửi chào bán cổ phần của mình phải bảo đảm thời điểm công ty nhận được trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cổ đông này nhận được thông báo trên.
       
    Còn để xác định “ngày hết thời hạn nhận chào bán” thì bạn phải chú ý đến thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần mà đã được Công ty nêu trong nội dung thông báo về việc mua lại cổ phần. Thời hạn này phải hợp lý, bảo đảm cho cổ đồng quyền được nhận thông báo và gửi chào bán cổ phần của mình đến Công ty còn trong thời hạn đó (xét ở điều kiện bình thường).
      
        Trên đây là vài lời trao đổi cùng bạn, rất mong nhận được sự góp ý phản hồi của tất cả mọi người.

     
    Báo quản trị |  
  • #29714   06/06/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Và tui cũng còn nhớ, hồi còn SV, liên quan đến việc gửi- nhận chào hàng, trong quá trình học được biết pháp luật các nước nhìn chung theo một trong hai thuyết là "tống phát" (lấy ngày gửi làm mốc tính thời hạn) hoặc "tiếp thu" (lấy ngày nhận làm mốc tính thời hạn) và pháp luật VN mình theo thuyết "tiếp thu" phải không các bạn? và có lẽ đây là một trong những ví dụ điển hình.
     
    Báo quản trị |  
  • #29653   29/07/2008

    nguyenkhanhvan30985
    nguyenkhanhvan30985

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thắc mắc về hợp đồng môi giới thương mại

    trong hợp đồng môi giới thương mại,nếu bên môi giới đã thoả thuận trước về giá cả hàng hoá với bên bán,sau đó mới làm hợp đồng với bên được môi giới (bên mua),và quy định bên mua phải chấp nhận giá này,và bên mua đã đồng ý,thi hợp đồng đó có hợp pháp không?
     
    Báo quản trị |  
  • #29654   20/05/2008

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần


    Về nguyên tắc, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên đương sự trong hợp đồng trừ phi những thỏa thuận đó trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #29655   05/06/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Giao dịch dân sự vô hiệu nếu...

    Xin trích một số điều của Bộ luật Dân sự năm 2005 cho bạn rõ thêm:
    Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
    1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
    b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
    c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
    2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
    Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu
    Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu
    Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội 
    Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
    Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể  thực hiện những hành vi nhất định.
    Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
    Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo  
    Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
    Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.
    Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện 
    Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.
    Điều 131. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn 
    Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
    Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này.
    Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa 
    Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
    Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
    Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.
    Điều 133. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình 
    Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
    Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức 
    Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.
     
    Báo quản trị |  
  • #29889   03/08/2008

    trangbichnguyet
    trangbichnguyet

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chuyển nhượng cổ phần cho doanh nghiệp nước ngoài

    doanh nghiệp muốn chuyển nhượng cổ phần cho doanh nghiep nuoc ngoai thi bên doanh nghiệp nước ngòai có cần phai chứng minh kha năng tài chánh gì không?hay chỉ cần chuyển tiền cho doanh nghiệp là được?
     
    Báo quản trị |  
  • #29890   17/07/2008

    chichchoe
    chichchoe
    Top 500
    Mầm

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2008
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Khi đó bạn cần chú ý cam kết gia nhập WTO của VN và luật chuyên ngành về lĩnh vực ngành nghề mà Cty bạn đang hoạt động để biết số % vốn điều lệ mà nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ. Quan hệ giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, việc chứng minh khả năng tài chính là do các bên thỏa thuận quyết định đảm bảo quyền lợi cho mình. Còn nếu trong 1 thủ tục hành chính nào đó với cơ quan nhà nước thường chỉ có yêu cầu phải chứng minh được khả năng tài chính đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
     
    Báo quản trị |  
  • #14312   01/09/2008

    tainguyen_79
    tainguyen_79

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:01/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chuyển nhượng cổ phần

    Xin hỏi thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập với nhau ra sao ? thủ tục cần làm như thế nào ?
     
    Báo quản trị |  
  • #14313   03/09/2008

    tranngocnam69
    tranngocnam69

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2008
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chyển nhượng cổ phần

    Bạn đọc Khoản 5 Điều 84:
      "5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.

    Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ".

    và Khoản 5 Điều 87 Luật Doanh nghiệp:
        

    "... Các cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.huyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện uỷ quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông.

    Trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu có ghi tên thì cổ phiếu cũ bị huỷ bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại".

        sẽ rõ.
     
    Báo quản trị |  
  • #30258   29/09/2008

    luckyluckecodon
    luckyluckecodon

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam

    Tôi có người bạn làm trợ lý cho một Giám đốc công ty nước ngoài, muốn hỏi về thủ tục mua cổ phần của công ty trong nước.
    Đề nghị Luật sư và các bạn giải đáp giúp tôi: nếu muốn mua Cổ phẩn của các công ty của Việt Nam, thì được mua tối đa là bao nhiêu %, thủ tục như thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #30259   29/09/2008

    Lg_NguyenTienDung
    Lg_NguyenTienDung

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 482
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn!

    Ở đây bạn cần nêu rõ là người mua thuộc đối tượng nào: người nước ngoài hay người trong nước, công ty mà bạn dự định mua kinh doanh ngành nghề gì, công ty đó đã là công ty đại chúng hay chưa hay công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán?

    Đối với trường hợp là người nước ngoài mua cổ phần của công ty trong nước, Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, thì:

    1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp (Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức), đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp, trừ các trường hợp dưới đây:

    - Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

    - Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp đặc thù áp dụng quy định của các luật nói tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 139/2007/NĐ-CP (tức theo quy định riêng của pháp luật chuyên ngành) và các quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan;

    - Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cổ phần hoá hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo pháp luật về cổ phần hoá và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;

    - Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Phụ lục Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam).

    2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hoặc của chủ sở hữu công ty theo quy định về góp vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp; và đăng ký thay đổi thành viên theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.

    Việc đăng ký thay đổi thành viên đối với công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền.

    Việc đăng ký thay đổi thành viên trong trường hợp khác thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

    3. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần mới phát hành, nhận chuyển nhượng cổ phần theo quy định về mua cổ phần, chuyển nhượng cổ phần và thực hiện đăng ký cổ đông, hoặc đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp.

    Trường hợp nhận vốn góp cổ phần của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 3 Điều 84 hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp, thì còn phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền.

    Nếu cần tư vấn hoặc hướng dẫn cụ thể hơn bạn có thể liên hệ: Văn phòng tư vấn và hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp. 208 Điện Biên Phủ Q3. ĐT : 08 2908708.

     Thân mến.

    Luật gia, ths Nguyễn Tiến Dũng

    095 8760354.

     
    Báo quản trị |  
  • #30260   29/09/2008

    hanoithu66
    hanoithu66
    Top 150
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2008
    Tổng số bài viết (528)
    Số điểm: 2620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Quy định Pháp luật về mua cổ phần tại doanh nghiệp Việt Nam

    Theo Điều 10, NĐ 139/2007/NĐ-Cp ngày 5/9/2007 thì tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, đều có quyền góp vốn mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp, trừ một số trường hợp (công ty cổ phần niêm yết, doanh nghiệp nghành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì áp dụng theo Biểu cam kết về thương mại dịch vụ với WTO)
    Vấn đề ở đây là mua cổ phần của công ty Việt Nam nào?
     
    Báo quản trị |