Ai cũng thấy khó chịu khi có công chuyện cần mà bị kẹt xe.
Nhiều giải pháp để chống kẹt xe nhưng khó thực hiện, đòi hỏi ở tầm vĩ mô trong quản lý, điều tiết của nhà nước. Bản thân tôi mạn phép có vài ý kiến như sau để các bạn tham khảo.
Giải pháp 1: An sinh xã hội và việc làm cho người lao động
Khi mọi người dân ở các tỉnh có thu nhập ổn định tại nơi mình ở thì chẳng ai muốn rời bỏ quê hương xa phương lập nghiệp, nhất là đến các TP lớn c, có điều kiện có công ăn việc làm như hiện nay.Từ đó tạo ra công việc cho người lao động phải mang tính chất dàn trải, hạn chế đầu tư nhà máy, khu công nghiệp chỉ tập trung vào TP.
Chăm lo an sinh xã hội trong đó có trợ cấp cho người mất việc làm, người chưa có việc làm sẽ tạo ra bình ổn xã hội, tránh cảnh đua chen vì cuộc sống do sợ bị đói, bị khổ hơn người khác.
Giải pháp trên sẽ hạn chế được số người dân di cư, công việc dàn trãi sẽ gỉảm bớt gánh nặng cho TP, từ mật độ dân số đến bảo vệ môi trường.
Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức nhiều loại hình vận tải:
Chất lượng kết cấu hạ tầng ở đây là không phải chỉ riêng việc thi công những công trình hiện hữu phải đảm bảo chất lượng mà là quy hoạch mạng lưới giao thông cho phù hợp theo thống kê dân số, lưu lượng phương tiện, chủng loại hoạt động trên địa bàn từng tành phố lớn, trong đó có dự kiến phát triển trong tương lai (từ 10 năm trở lên). Quy hoạch đa dạng các tuyến đường giao thông như: Cầu vượt, tàu điện ngầm, đa dạng hóa loại hình xe buýt đảm bảo tất cả nẻo đường trong TP đều có và hổ trợ giá từ nhà nước.
Giải pháp trên các nước tiên tiến đang áp dụng nhưng ở VN khó thực hiện vì ngân sách nhà nước khó đáp ứng đủ.
Giải pháp 3: Phân tuyến đường, làn đường cho phù hợp
Đơn vị quản lý công trình cần nắm bắt lưu lượng thực tế và chủng loại phương tiện để khai thác đường hợp lý phục vụ lưu thông. Phân chi làn đường cho từng loại phương tiện hiện nay có ưu tiên cho xe ô tô và hạn chế xe mô tô là biện pháp làm giảm Tai nạn giao thông nhưng có tác dụng phụ là làm tăng khả năng bị kẹt xe do lưu lượng phương tiện mô tô thì lớn mà đường dành cho phương tiện này bị bóp nhỏ. Theo tôi nên mở rộng cho loại phương tiện này ở tất cả cửa ra, vào TP. Vì kẹt xe mà đổ lỗi cho phương tiện của các tỉnh đến là không thực tế, chủ yếu là những người dân trong TP và những người dân di cư đang ngụ trong TP. Mở rộng các cửa ra vào TP sẽ giúp giải thoát nhanh mật độ phương tiện giờ cao điểm (hàng hóa ra vào TP). Nếu có thể được cũng phải tính tới phương án bố trí đường một chiều cho hầu hết các tuyến đường trung tâm thành phố (kẹt xe do xung đột của các phương tiện ngược chiều và nơi giao lộ).
Giải pháp 4: Đảm bảo an toàn giao thông
Nâng cao biện pháp tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho nhân dân để ngày càng nhiều người tham gia giao thông có lối ứng xử văn minh, văn hóa. Biết nhường nhịn nhau trên đường, không chen lấn dẫn đấn tắc đường, không bày bán hàng hóa lòng đường, vỉa hè gây cản trở giao thông. Ngoài việc tuyên truyền đánh động ý thức tự giác của người dân thì biện pháp cưỡng chế pháp luật cũng cần thất nghiêm minh (tôi không tán thành có ý kiến cho rằng CSGT phạt lỗi này nặng quá hay nhà nước đưa khung giá phạt quá cao).
Giải pháp 5: Đầu tư
Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đáp ứng ngày càng cao cho xã hội là yếu tố cần thiết. Tuy nhiên, việc đầu tư cần có kế hoạch ưu tiên tập trung vào những nơi đang diễn ra tình trạng kẹt xe, hoặc trong tương lai sẽ diễn ra tình trạng này. Thực tế cho thấy tỉnh, thành nào cũng muốn đầu tư để làm mặt cho sự phát triển, thực chất những tuyến đường được đầu tư này hiện đang khai thác không hết 50% khả năng của đường, do mật độ phương tiện vùng nông thôn còn hạn chế nhiều hơn thành thị. Biết sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài vào phát triển hợp lý cơ sở phát triển hạ tầng giao thông phù hợp từng địa phương thông qua công tác thống kê về mật độ dân số, tình trạng phát triển, lưu lượng phương tiện phát triển sau 10 năm để có sự đi trước đón đường thì lo gì mà bị kẹt xe.
Tôi có vài giải pháp để các bạn cùng bàn cùng tham khảo, mong rằng sẽ không là ông tiến sĩ hiệu trưởng VVS thứ 2 để mọi người phát nóng.
Cập nhật bởi truongvanthang vào lúc 03/07/2009 04:40:16