Chuyện nhà làm luật ...

Chủ đề   RSS   
  • #10267 23/11/2009

    nguyenthaibinh



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 1650
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Chuyện nhà làm luật ...

    Quốc hội là cơ quan chấp hành của Chính phủ?

    Dự thảo "Chiến lược phòng chống tham nhũng" của Chính phủ, do Thanh tra Chính phủ soạn thảo, tại Mục 4 - Lộ trình thực hiện, có quy định: "Sau khi Chiến lược được ban hành, trong phạm vi trách nhiệm được pháp luật quy định, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan chủ động đưa các nội dung của Chiến lược vào chương trình, kế hoạch hoạt động của mình.."

    Mặt khác, nội dung của Dự thảo Chiến lược đề cập đến một loạt các giải pháp phòng chống tham nhũng thuộc thẩm quyền của... Quốc hội như việc sửa đổi, bổ sung một số bộ luật, ban hành mới một số đạo luật như: Luật Bí mật nhà nước, Luật Công vụ, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật HS, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật TTHS... Trong khi "Chiến lược phòng chống tham nhũng" do Chính phủ ban hành.

    Vậy, phải chăng Quốc hội là cơ quan chấp hành của Chính phủ?
    Cập nhật bởi admin ngày 13/09/2010 08:55:05 AM
     
    28061 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #12417   20/02/2009

    TN2008
    TN2008
    Top 500
    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2008
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo tôi hết 70% các bé 5 tuổi điều đạt được các chuẩn đã đưa ra, cho các gia đình mà có mẹ cha chăm sóc và chỉ dẫn cho con mình từ lúc sinh ra cho đến khi vào mẩu giáo, 5 tuổi là đã biết buộc giây giày, tự mặc áo, cài nút rồi. Từ trên giường nhảy xuống đất có 40cm không lẻ bị gãy chân sao, nếu là 2 tuổi thì không được thì đúng.

    Có điều bên này các cháu 6 tuổi vào lớp một chưa hề biết viết và đọc, khác hẵn với các cháu nhỏ ở VN. Các em chỉ cần biết phân biệt được màu sắc, đếm đến 10. Ngược lại các em ở VN khi vào lớp 1 là đã biết đọc và biết viết hết rồi, bên đây nhiều gia đình người Việt cũng thế, cha mẹ của các cháu vẫn quen dạy trước để các em khi đi học có điểm cao, để khoe là con tôi học giỏi. Thầy cô không biết được là các cháu đã học trước, nên tưởng là bé thông minh tự nhiên, nên cho nhảy lớp. Rất là thiệt hại cho sức học của các cháu sau này, vì tối ngày phải làm bài, học thêm...Lên đến lớp cao thì các em đã thấy mệt mỏi và chán nãn việc học hành.
    Ở Vietnam các bé cha mẹ khá giả, có bao giờ đi bộ đâu, thì làm sao có sức để mà chạy 150 m...Nhưng bên đây học sinh đi bộ từ nhà đến trường cả cây số là chuyện bình thường. Mẹ hoặc cha cũng đi bộ đưa đón hằng ngày ngoại trừ nhà quá xa, đến khi con họ quen đường đi, về thì tự đi một mình. Học hết 1-4 tiểu học thì tất cả đứa trẻ nào cũng đã biết bơi và có đứa 6-8 tuổi có bằng "Ngựa Nước" là trẻ em đó biết bơi 25m, lặng 2m để lấy đồ vật lên...
    Nòi giống của người Vietnam mình rất thông minh, chỉ phải biết cách đào tạo sự thông minh đó cho vững và lâu dài. Có nhiều cháu vì cha mẹ cứ ép buộc tối ngày phải học, nên chán không muốn sống và tự tìm cái chết.
    Đây là những gì tôi đã trãi qua, theo diễn biến và khôn lớn của con tôi, ở bên đây người ta có thói quen từ lúc sinh con người mẹ thường viết lại nhật ký của con, lúc mấy tháng bé biết cười, biết lật, biết bò, bước đi đầu tiên, khi nào mọc răng, lúc nào biết kêu baba, mama, dẩu vừa đi làm, nhà cửa, cơm nước vẫn phải dành thời gian viết, đọc truyện cổ tích cho con nghe trước khi đi ngủ v.v.v

    Đó là những diễn biến mà vì sự sống ta nhanh quên, nếu không ghi chép lại. Nếu con lớn lên hỏi con mọc răng lúc mấy tháng vậy mẹ, thì biết đường trả lời, hoặc đưa cho con tự đọc.
     
    Báo quản trị |  
  • #12418   20/02/2009

    cerano
    cerano
    Top 200
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2008
    Tổng số bài viết (400)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    mấy hôm nay không vào được LS, giờ vào thấy mọi người đang vaò tán vụ này. Cerano cũng xin có chút ý kiến.
    Thật tình khi nghe tin từc nàytrên tivi, cerano thấy có chút phi lí. Sau khi đọc những tiêu chuẩn mà lethigam đưa ra thì.....Thoáng nghĩ, người lớn chúng ta đôi khi có những chuẩn còn chưa thực hiện được như Chuẩn 4 trong lv thể chất ấy!!!! Hay như đi giật lùi 5m theo đường thẳng (nói thật Cerano làm không được đi mộ hồi là cong queo hà) hổng lẽ lúc đó chúng ta chưa bằng trẻ 5 tuổi?
    Đúng là có những trẻ phát triển sớm do chính cha mẹ chúng đào tạo từ nhỏ, giờ nhiều bậc cha mẹ con mới 3,4 tuổi mà cho đi học múa, hát,đàn, văn hóa trước rồi.Thật tình thấy thương chúng nó. Tuổi trẻ có bao nhiêu thời gian đâu thế mà cứ phải học học và học suốt, chúng sẽ mất đi nụ cười bởi không có thời gian mà thư giãn. Biết rằng tất cả dành cho tương lai chúng nhưng liệu người lớn chúng ta đúng không khi cướp mất nụ cươiì và sự vui vẻ trong học tập của một đứa trẻ chỉ 5 tuổi bởi các chuẩn mực?
    Tại sao không để các chuẩn mực ấy cho một lứa tuổi khác (khoảng vào lớp 1 và tất nhiên phải có thay đổi trong các chuẩn mực này) và để cho những đứa trẻ học mẫu giáo vẫn còn nét ngây thơ, không già dặn vì các chuẩn mực ấy

     
    Báo quản trị |  
  • #12419   21/02/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Em thấy mấy bác ở đây có vẻ quá cực đoan, thích vạch lá tìm sâu hơn là muốn tìm hiểu kỹ về dự thảo chuẩn này. Các bác thấy một vài chuẩn này không hợp nhãn rồi đem ra chê bai, nhưng thử hỏi có bao nhiêu bác đã đọc hết bản dự thảo này và hiểu rõ cách đánh giá của Bộ GD-ĐT ?
    Ở điều 9 của dự thảo này ghi rõ trẻ chỉ cần đạt 50% số điểm là đạt yêu cầu của bộ chuẩn này rồi. Nếu một vài bé không đủ khả năng nhảy từ 40 cm xuống đất hoặc chạy 150 m không ngừng thì cũng đâu có sao, vì có nhiều bé khác làm những việc đó dễ dàng nhưng lại không biết cài và mở cúc áo ? Em chẳng hiểu các bác nói trẻ em VN chúng ta đều sinh ở Phú Mỹ Hưng là ý gì ? Bé nhà em mới hơn 4 tuổi cũng dễ dàng đạt được khoảng 70-80 chỉ số trong bộ chuẩn này , tất nhiên có những chỉ số mà em biết phải sau 5 năm nữa bé nhà em mới đạt được.

     
    Báo quản trị |  
  • #12420   21/02/2009

    tuongtri
    tuongtri

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2008
    Tổng số bài viết (94)
    Số điểm: 649
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 20 lần


    Chuẩn để làm gì?

    Một văn bản pháp quy được ban hành tốn không ít tiền của Nhà nước và công sức của nhân dân. Vậy mà có không ít những tiêu chuẩn "Độc chiêu" không biết cơ quan ban hành muốn nhằm vào mục đích gì. Muốn buộc người dân làm khác người hay là dư tiền và thời gian nên sáng tác những văn bản,qui định để chơi?

    Nếu có qui định chế tài đối với những văn bản chỉ được thực hiện ở "trên trời" thì chắc chắn những văn bản pháp qui đại loại như "Chuẩn lái xe" hay "Không cho xe ba bánh tự chế lưu hành"...sẽ khó có điều kiện ra đời để làm nghèo đất nước.

    Ước gì những kẻ ngồi trên cao biết nhìn xuống.

     
    Báo quản trị |  
  • #12421   26/02/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần



    Tôi vừa đọc bài viết dưới đây của nhà báo Vũ Quang Vinh mà vừa cười ngặt nghẽo. Xin chia sẻ cùng các bạn!

    THƯA CÁC BÁC CHUẨN MẦM NON, CÁC BÁC NHẦM RỒI Ạ

    Kính thưa các bác tóc đã bạc ngồi lâu nghiên cứu gọi là chuyên viên, trên chuyên viên là xếp của các chuyên viên, trên xếp chuyên viên là xếp của xếp chuyên viên, và cao vòi vọi kia nữa là xếp của xếp của xếp các chuyên viên.

    Các bác dự thảo Chuẩn phát triển trẻ mầm non rất chi là nhiều chữ, rất chi là nhiều mục, rất chi là khoa học và rất chi là ..rất chi.

    Nào là trẻ em đạt chuẩn 5 tuổi phải chạy 100 mét trong mấy phút bao nhiêu giây. Rồi các cháu mầm non  phải biết kính yêu Bác Hồ. Bé hơn chút thì phải biết nhận ra đấy là ảnh Bác Hồ. Rồi thì rất nhiều...chuẩn.

    Nếu không đạt những chuẩn ấy nghĩa là các cháu không phải là mầm non ( chứ gì nữa).

    Ví dụ Hội viên Hội phụ nữ thì chắc chắn phải là phụ nữ. Đàn ông sao vào được Hội phụ nữ. Phụ nữ không có những đặc điểm tạo hoá ban cho sao gọi là phụ nữ.

    Mong ước của nam giới là gì? Là con trai.

    Mong ước của phụ nữ là gì? Là con gái.

    Mong ước của chúng ta đối với trẻ mầm non là gì? Là chỉ cần như Bác Hồ kính yêu đã dạy: Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Bác Hồ nói các cháu " biết" tức là Bác mong như thế, ước ao các cháu như thế chứ không phải việc biết ăn ngủ, biết học hành là thước đo, là chuẩn.

    Không phải vậy đâu trời ạ.

    Không phải vậy đâu các chuyên viên, chuyên gia, giáo sư tiến sĩ Bộ Giáo dục ạ.

    Các Bác nhầm lẫn ngay từ khi các bác lập Dự án này.

    Vì răng?

    Vì các bác không phân biệt được ý nghĩa của cụm từ Chuẩn phát triển và Chuẩn đánh giá.

    Chuẩn phát triển là hướng đến, mong đợi đến như vậy, được như vậy đối với các cháu mầm non

    Chuẩn đánh giá là phải đạt được như vậy, thước đo như vậy, chuẩn mực như vậy thì mới gọi là chuẩn mầm non

    Như vậy thưa các bác chuẩn phát triển là cho các cháu mầm non, còn chuẩn đánh giá dành cho giáo viên và các cấp quản lý.

    Thế mà các bác lập cái Dự án to đùng, mục đích là nhằm vào đối tượng các cháu lại hoá ra nội dung dự án thì lại là Chuẩn đánh giá kết quả giáo dục mầm non và như vậy là mục đích này nhằm vào đối tượng giáo viên và quản lý.

    Vậy nghĩa là răng?

    Nếu Bác Hồ còn sống, Bác sẽ rất vui khi các cháu kính yêu mình chứ Bác không bắt buộc các cháu phải kính yêu mình như tiêu chí của Dự án đâu các bác ạ.

    Chúng ta mong muốn các cháu hướng đến cử chỉ và lời nói lễ phép- đó  là mục đích của chuẩn phát triển.

    Chúng ta bắt buộc các thầy cô giáo phải gương mẫu hành xử thật đức độ và lịch lãm để các cháu noi gương- đó là mục đích của chuẩn đánh giá.

    Nói đến vậy mà các bác vẫn khẳng định rằng Dự án chuẩn phát triển là đúng thì em nỏ biết mần răng.

    Không lẽ lại yêu cầu các bác học lại để hiểu cho rõ ý nghĩa của hai cụm từ nêu trên trước khi viết Dự án.

    Viết đến đây, xin phép các bác cho em cười một cái: He he trước khi các cháu mầm non của em hu hu khi Dự án này bị thực hiện.



     
    Báo quản trị |  
  • #12422   05/03/2009

    cuongktv
    cuongktv

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2008
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    SO SÁNH VỚI CHUẨN CỦA TIẾN SĨ NÀY!

    Trong Phụ lục III của Dự thảo quy chế đào tạo tiến sĩ, yêu cầu đối với bài luận về dự định nghiên cứu của thí sinh và các điểm cần đánh giá thí sinh của tiểu ban chuyên môn có những nội dung khá… ngạc nhiên so với trình độ của một người chuẩn bị dự tuyển tiến sĩ. 

    Ngạc nhiên vì các điểm cần đánh giá này, không có điểm nào “thừa”, nhưng có lẽ là không cần thiết khi phải soạn riêng ra thành một phụ lục để đặt ra thành yêu cầu đối với bậc học “cao cấp” như vậy. 

    Theo đó, có 16 điểm cần đánh giá về thí sinh dự tuyển nghiên cứu sinh của tiểu ban chuyên môn. Các thành viên tiểu ban chuyên môn thông qua các câu hỏi phỏng vấn để đánh giá tính cách, trí tuệ, sự rõ ràng về ý tưởng của thí sinh đối với các mong muốn sẽ đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, tính khả thi trong kế hoạch để đạt những mong muốn đó và những tư chất cần có của một nghiên cứu sinh.

    Nếu so với Dự thảo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi thì có thể thấy nhiều khái niệm tương đồng và không thể không khiến các tiến sĩ tương lai chạnh lòng vì họ đâu phải là trẻ 5 tuổi. 

    Ví dụ  các điểm đánh giá về tư chất cần có của một nghiên cứu sinh như:

    Tiến sĩ: - Sự ham hiểu biết (về lĩnh vực mà thí sinh muốn nghiên cứu);

    - Tính sáng tạo (thể hiện cách suy nghĩ của thí sinh khi giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn mà thí sinh lựa chọn);

    - Sự chín chắn (thể hiện thí sinh là người có trách nhiệm và đáng tin cậy)...

    - Tính nghiêm túc của mục đích (theo học chương trình đào tạo tiến sĩ).

    - Khả năng trí tuệ (để học chương trình đào tạo tiến sĩ); 

    Trẻ 5 tuổi: - Thể hiện cái mới, độc đáo trong trò chơi (VD: sử dụng cán chổi để làm ngựa phi, dùng chiếu, chăn để làm nhà, lều...) hoặc trong tạo hình (vẽ, nặn các vật theo ý tưởng riêng...), âm nhạc (vận động mô phỏng theo bài hát, đặt lời mới theo nhạc bài hát quen thuộc...);

    - Biết đề xuất những trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân;

    - Nói được khả năng của bản thân (những việc có thể làm được, không thể làm được)…

    Đặc biệt, có yêu cầu đối với tiến sĩ gần như giống hệt yêu cầu với trẻ 5 tuổi: 

    Tiến sĩ: - Khả năng làm việc theo nhóm;

    - Tính tiếp thu cái mới (khả năng tiếp thu những ý kiến, những con người và điều kiện mới).

     

     

    Trẻ 5 tuổi: - Chấp nhận sự phân công của nhóm.

    - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân. 

    - Biết lắng nghe ý kiến của bạn.

     Thậm chí, có những yêu cầu đối với trẻ 5 tuổi còn khó hơn đối với tiến sĩ:

    Tiến sĩ: - Khả năng thương lượng (khả năng thoả hiệp những tư tưởng đối lập nhau hoặc khả năng biện chứng với những người khác hoặc với chính mình).

     

    Trẻ 5 tuổi: - Biết tìm cách giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận sự thỏa hiệp).

     Trẻ 5 tuổi còn “giỏi” hơn tiến sĩ khi trong những tình huống tương tự như vậy, trẻ còn phải: Nói được khả năng và sở thích của người khác; Nhận ra sự không công bằng trong nhóm bạn và biết cách tạo lại sự công bằng; Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình (về sở thích, nhu cầu,  những khiếm khuyết về cơ thể...). 

    Hay như yêu cầu đối với tiến sĩ: Tính kiên định (thể hiện khả năng theo đuổi một công việc cho đến khi hoàn tất; điều này đặc biệt quan trọng cho chương trình đòi hỏi phải viết luận án tiến sĩ); Trẻ 5 tuổi cũng tương tự như vậy nhưng được… nâng lên ở mức cao hơn: Hài lòng khi hoàn thành công việc. 

    Tuy nhiên, vẫn còn có điều “may mắn” là có điểm được chuẩn 5 tuổi nhắc đến nhưng trong tiêu chuẩn của tiến sĩ lại không có. Đó là: Bắt chước hành vi viết và  sao chép những chữ cái, từ đơn giản xung quanh.

    Link: http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/03/834024/

     
    Báo quản trị |  
  • #12423   06/03/2009

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Thôi thôi các bác ơi, mắng người ta nhiều thế thì oan cho họ. Có thể chúng ta chưa đủ tầm nhận thức để đánh giá kết quả quý giá của họ. Đấy, ngay như vị vua Hồ Quy Ly ngày xưa chả bị mắng vì cái tội bỏ tiền đồng (kim loại) để làm tiền giấy ấy còn gì. Bây giờ thì cả thế giới noi theo, nước ta cũng đã phải đánh giá lại giá trị lịch sử của vị vua nhà Hồ này còn gì.
    Chả qua là họ đang mong muốn trẻ em việt nam ở giai đoạn mầm non không thua kem gì trẻ em phương tây ở cùng độ tuổi thôi. Với lại cái dự án tốn bộn tiền, huy động nhân lực với bao nhiêu chất xám như thế mà các bác phê bình cho te tua như thế thì họ lại phải sửa đổi, mà sửa đổi thì phải thêm kinh phí mà thêm kinh phí thì anh em mình lại phải đóng thuế. Hic hic, như thế gọi là lãng phí.
    Thôi hãy để cho lịch sử đánh giá các bác ạ. Không khéo sau này họ được ban tước vị vì đã có công tạo ra bộ chuẩn phát triển trẻ em trong giai đoạn mầm non của Việt Nam ngang bằng với trẻ em phương tây ấy chứ.
     
    Báo quản trị |  
  • #12424   11/03/2009

    hanhnguyen_na
    hanhnguyen_na

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo dõi thảo luận từ mấy hôm nay sáng nay đọc báo lại thấy bài này:

    Nhóm soạn thảo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi lên tiếng

    (Dân trí) - Không phủ nhận dự thảo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi còn có những “hạt sạn”, nhưng nhóm tác giả dự thảo cho rằng, khả năng của trẻ 5 tuổi Việt Nam đang bị một bộ phận người lớn đánh giá quá thấp.

    Nhóm tác giả thuộc ban soạn thảo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi là Tiến sĩ Trần Lan Hương, Tiến sĩ Trần Thị Nga và Thạc sĩ Nguyễn Thị Thư đã phản biện những ý kiến của dư luận trong thời gian qua về bộ chuẩn.

    Nhóm tác giả thừa nhận đây đó trong bản dự thảo Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (CPTT) còn có những “hạt sạn”, nhưng cho rằng có một số ý kiến đóng góp cho dự thảo là “rập khuôn, áp đặt một cách cứng nhắc hay đánh tráo khái niệm. Theo chúng tôi, có thể coi những ý kiến  như vậy là “sự ngộ nhận” về CPTT nói riêng và sự phát triển của trẻ em Việt Nam nói chung”.

    Dân trí xin trích đăng phản biện của nhóm tác giả để rộng đường dư luận:

    Sao lại hạ mức phát triển của trẻ?

    Vấn đề đầu tiên đáng buồn nhất và cũng đáng lo ngại nhất là khả năng của trẻ 5 tuổi Việt Nam bị một bộ phận người lớn đánh giá quá thấp. Ngay cả một số nhà tâm lý học cũng hoảng hốt cho rằng trẻ của chúng ta còn non lắm, chúng còn đang thơ bé quá, chúng chưa biết suy nghĩ, chưa biết làm gì cả; rằng CPTT này là quá “nặng”, “cao quá”, “không đúng tâm lý trẻ” và CPTT này chỉ có thể để dành cho trẻ “thần đồng và thiên tài”, “trẻ kiệt xuất”, “chỉ dành riêng cho đào tạo mũi nhọn với những trẻ em đặc biệt”… Đây chính là một sai lầm đáng tiếc nhất, vì sai lầm này mà người lớn ở Việt Nam đang tự làm cho trẻ trở nên yếu ớt đi, thụ động trong mọi hoạt động, hình thành ở trẻ tâm lý mình không biết làm gì và không thể làm tốt được việc gì.

    Trẻ chấp nhận và có thói quen làm theo mọi sự chỉ dẫn của người lớn. Kết quả là đất nước Việt Nam sẽ có một thế hệ mầm non kém cỏi không có bất kỳ cơ hội nào để nhận biết và phát triển tiềm năng vốn có của mình.

    Trong văn bản Qui định về mục tiêu và kế hoạch đào tạo Nhà trẻ, trường Mẫu giáo được ban hành ngày 03/02/1990 của Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) do chính tay GS. TSKH Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký ban hành thì các mục tiêu giáo dục đối với trẻ 5 tuổi cách đây 20 năm còn cao siêu hơn nhiều so với các chỉ số trong CPTT: …Biết quan tâm thông cảm giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, những người gần gũi. Hiểu được những lời nói việc làm nào của mình, của bạn bè là tốt, xấu. Biết nhận lỗi, sửa lỗi, thật thà. Có nhu cầu tham gia vào các hoạt động tạo hình, âm nhạc… nhận ra được vẻ đẹp và thể hiện cảm xúc của mình trong các hoạt động đó…

    Như vậy, ngay từ những năm 1990 chúng ta đã nhìn thấy những khả năng tiềm ẩn rất lớn ở trẻ cuối tuổi Mẫu giáo trong tất cả các lĩnh vực phát triển thì vì cớ gì mà 20 năm sau chúng ta lại hạ (chứ chưa nói là tăng lên) mức độ phát triển của trẻ xuống?  


    Theo nhóm soạn thảo Dự thảo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, nhiều người lớn đã đánh giá quá thấp về khả năng của trẻ.

    Xót xa cho thể lực yếu ớt của trẻ 5 tuổi Việt Nam

    Câu hỏi đặt ra là liệu trẻ 5 tuổi đã có khả năng sử dụng các loại câu khác nhau để giao tiếp hay chưa? Chúng tôi thiết nghĩ không cần phải viện đến các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới mà chỉ cần trích lại kết luận trong luận án phó tiến sĩ của NCS Lưu Thị Lan từ năm 1996 về “Những bước phát triển ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 6 tuổi”.

    Hoặc có ý kiến cho rằng trẻ 5 tuổi Việt Nam phải sau “10 tuổi mới có thể định hình chính xác đâu là trên - dưới, phải - trái…” Chúng tôi cũng xin được nhắc lại rằng trong Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo do Bộ GD-ĐT ban hành theo quyết định số1362/GD-ĐT ngày 31 tháng 5 năm 1994 thì ngay từ mẫu giáo bé (trẻ 3-4 tuổi) trẻ đã được học phân biệt tay phải, tay trái…

    Tương tự như vậy đối với lĩnh vực phát triển thể chất. Nếu như trong Chương trình ban hành 15 năm trước đây đã yêu cầu trẻ 5 tuổi phải chạy được 120 m và trong  báo cáo đánh giá việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi năm 1992 -1993 khi kiểm tra 3722 trẻ trong đó có 720 trẻ do cán bộ nghiên cứu trực tiếp đo thì tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu chạy 12m với khoảng thời gian 4 giây đã chiếm 81,7 %  thì giờ đây trong thế kỷ 21, lại có ý kiÕn cho rằng trẻ 5 tuổi hiện nay “với sức lực vốn còn non nớt, đặc biệt là trẻ em ở thành phố ăn còn phải dỗ có khi mới hết bát cơm”, “lao động” nặng nhất có khi chỉ là bài tập thể dục ở lớp” và chỉ có trẻ có năng khiếu về thể thao may ra mới thực hiện được yêu cầu này.

    Thật là xót xa cho thể lực yếu ớt của trẻ 5 tuổi Việt Nam. Chẳng lẽ trong 15 năm qua chúng ta đã kìm hãm sự phát triển thể lực của trẻ đến mức độ này sao? Vậy người lớn ở Việt Nam sẽ nghĩ gì khi biết rằng người Thái đặt chỉ số phát triển cho trẻ 5 tuổi của họ là: Chạy liên tục 400-500 m (tài liệu Hội thảo toàn cầu về Đánh giá tính xác thực của Chuẩn phát triển trẻ tại Băng Cốc, tháng 2 năm 2008).

    Cách nhìn của xã hội như vậy cũng có thể phần nào giải thích tại sao người Việt Nam luôn gặp vấn đề về sức bền thể lực.

    Quả bóng đang trong chân người lớn!

    Lại một lần nữa người lớn đã không đánh giá được hết khả năng của trẻ. Chúng ta thấy quá nhiều điều trẻ 5 tuổi “không thể” thông qua những biểu hiện bên ngoài của trẻ hiện nay mà không suy xét thấu đáo về những ứng xử ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ của người lớn.

    Khi đặt chỉ số về “Cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực” chúng tôi chỉ kỳ vọng vào sự cố gắng, ý thức muốn kiềm chế để không thực hiện các hành vi tiêu cực của trẻ, chứ không nói đến kết quả là trẻ có kiềm chế được hay không bởi đòi hỏi này là cao so với trẻ 5 tuổi và nó còn tuỳ thuộc vào mức độ cảm xúc và khả năng của từng trẻ riêng biệt.

    Có những nhà khoa học cho rằng trẻ không biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn. Đây chính là một vấn đề của giáo dục hiện nay vì người lớn đã quen giải quyết một cách áp đặt mọi vấn đề của trẻ.

    Cùng là “giải quyết mâu thuẫn”, “sáng tạo”, nhưng kỹ năng ở người lớn và trẻ em là hoàn toàn khác hẳn nhau. Điều này ai cũng phải biết. Lại có quan điểm cho rằng, phàm những gì mà tất cả người lớn còn chưa làm được thì không thể dạy cho trẻ. Có người còn lập luận rằng nếu như “trong khi bố nó, ông nó còn hút thuốc lá” thì làm sao lại phải dạy trẻ rằng” hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe”. Như vậy chắc phải đợi cho đến khi tất cả người lớn trên đất nước Việt Nam này tốt hết rồi thì chúng ta mới được dạy trẻ???

    Như vậy, liệu có thể yên lòng không nếu như chúng ta vẫn mãi nhìn trẻ em yếu đuối và bất lực như hiện nay? Người lớn vẫn dứt khoát làm ngơ trước những khả năng tiềm tàng to lớn của trẻ chỉ bởi sự lạc hậu và sức ỳ quá lớn trong tư duy? Sự thiệt thòi không đáng có này của trẻ Việt Nam sẽ thuộc về trách nhiệm của ai? Chúng tôi nghĩ vấn đề không nằm ở chỗ trẻ có khả năng hay không mà là người lớn có biết tạo cho trẻ các cơ hội để phát triển hết khả năng hay không. Người lớn có chịu thay đổi hay không? Quả bóng đang ở trong chân của người lớn - nhóm tác giả kết luận.

     (nguồn dân trí)

     
    Báo quản trị |  
  • #10577   05/01/2010

    quoc007
    quoc007
    Top 500
    Male
    Chồi

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2008
    Tổng số bài viết (247)
    Số điểm: 1262
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    cấm xe biển số tỉnh, thành phố khác lưu thông = HẾT KẸT!

    Tôi chẵng biết nghĩ thế nào và đánh giá câu phát biểu này của Tiến sỹ Võ Văn Sen - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM về một vấn đề dân sinh "nạn tắc kẹt xe ở TPHCM" tại Hội nghị do Thường trực Hội đồng Nhân dân TPHCM tổ chức sáng 24/3.
    “Thành phố nên soạn thảo các phương án táo bạo hơn, quyết liệt hơn. Nếu các biện pháp sẵn có vẫn không giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông (UTGT), tôi đề nghị UBND thành phố xem xét đến phương án cấm xe biển số tỉnh, thành phố khác lưu thông trên địa bàn TPHCM. Nếu làm được, số lượng phương tiện cá nhân hiện nay có thể giảm đến một phần ba” -  Ông Sen nói.

    Theo nguồn Huy Thịnh - Báo Tiền Phong

    Tôi không biết nếu người dân trên toàn Việt Nam nghe và đánh giá câu phát biểu đề xuất này của một Tiến sỹ như thế nào. Nhưng tôi thấy thật đáng buồn, thất vọng vô cùng. Xin dành lời bình luận cho dân luật.

    Câu phát biểu mà đến " Chủ tịch UBND thành phố Lê Hoàng Quân lắc đầu: “Khó thực hiện lắm. Mình cấm họ, lỡ họ cũng cấm lại mình thì sao”. Theo nguồn Huy Thịnh - Báo Tiền Phong

     
    Báo quản trị |  
  • #10578   26/03/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    botay.com

    Hoan hô sự dũng cảm của ông tiến sỹ đã dám nói lên một vấn đề không mới. Nếu tiếp tục thực hiện theo chiều hướng này, chúng ta có thể có các giải pháp sau

    1. Cấm người từ nước khác tới TP HCM (tại sao họ không ở yên ở nước họ, tới đây làm gì để chúng tôi bị kẹt xe)

    2. Cấm người từ tỉnh, thành phố khác tới làm việc tại thành phố HCM (ít người thì đường phố sẽ rộng rãi hơn, đỡ kẹt xe hơn)

    3. Cấm các loại xe được sản xuất từ nơi khác được bày bán và lưu thông tại TP HCM (ít xe thì ít kẹt thôi)

    4. Danh sách này có thể kéo dài
     
    Báo quản trị |  
  • #10580   31/03/2009

    Luongvykhoianh
    Luongvykhoianh

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:05/02/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dù sao đây cũng chỉ mới là giải pháp!

    Qua bài của các anh/chị phần nào tôi cũng hiểu được sự bức xúc kèm theo sự bực tức!
    Nhưng như thế, liệu hỏi lại chúng ta có quá phiến diện hay không? Dù sao đó cũng là một giải pháp thôi.Tôi đồng tình với các anh/chị:
    Nếu đứng dưới góc độ xã hội, giải pháp trên còn nhiều vấn đề để bàn, nhưng ít ra toi cũng dám chắc rằng có một bộ có thể đồng tình với giải pháp này đấy (đó là bộ phận người dân TP.HCM - Họ cũng cần lắm một không gian trong lành, đường phố sạch sẽ ....
    Nếu đứng dưới góc độ hiệu quả, giải pháp này chỉ tạm thời trước mắt vì giảm 1/3 thì chỉ trong vòng một thời gian ngắn đâu lại vào đấy và có thể biện pháp đưa ra mới sẽ là "cấm tất cả xe cá nhân lưu thông ..." .v.v... và .v.v. (hàng trăm lý do).
    Nhưng nếu chỉ đưa các lý do để chỉ trích, phán xét người khác thì tôi không khâm phục lắm, vì dù sao ông Tiến sỹ kia cũng nói ra một trong các giải pháp để giải đáp cho vấn đề hóc búa của Thành phố lâu nay (vấn đề an sinh xã hội-kẹt xe).
    Các anh/chị với tư cách là người thụ hưởng các lợi ích từ diễn dàn này, hãy đưa ra các giải pháp, biết đâu đấy lại giải pháp đó lại hay hơn giải pháp mà Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đưa thì sao? Đồng thời, với tư cách là chủ nhân của đất nước này, hãy nêu ra các ý tưởng để góp phần quyết các vấn đề của các Thành phố lớn của Việt Nam đang gặp phải đó là nạn kẹt xe.
    Riêng tôi xin giữ lại cho riêng mình vì xét thấy tầm nhìn của mình còn có hạn!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #10581   05/04/2009

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Cấm xe

    Cái vụ này Hà nội cũng rục rịch thi hành một lần rồi. Nhưng vì nó bị quy cho là hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của nhân dân (quyền sử dụng ấy) cộng với cái ly do củ chuối mà vin vào đấy UBND thành phố Hà Nội muốn ban hành cái quy định dở hơi nêu trên nên bị đình chỉ thi hành vô thời hạn rồi. Thế mà tại TP Hồ Chí Minh, nơi mà khoa học quản lý có thể nói là hơn phía Bắc rất nhiều lần vẫn có một vi tiến sỹ giấy nghĩ ra được. Đến chán
     
    Báo quản trị |  
  • #10582   07/04/2009

    buondon2009
    buondon2009

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:30/07/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thiệt hết nói, một giải pháp quá ư là đơn giản mà ai cũng có thể nghĩ đến nhưng lại chẳng bao giờ có thể thực

    Tôi cũng nguyên là dân luật đây. Nhưng thực sự là hỏng còn biết nói hơn gì nữa với giải pháp quá ư là " mạnh bạo" của vị Tiến sĩ nọ. Nếu thực hiện biện pháp này chắc là phải trở về với thời " hậu sử" quá, thời ngăn sông cấm chợ ấy mà.
    Cập nhật bởi buondon2009 vào lúc 07/04/2009 14:44:47
    Cập nhật bởi buondon2009 vào lúc 07/04/2009 15:49:00
     
    Báo quản trị |  
  • #10583   07/04/2009

    ypvn_vsip
    ypvn_vsip

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2009
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin cho góp chút ý kiến về vấn đề nan giải của TP.HCM nhé!

    Xin chào tất cả các anh/chị trong cộng đồng Lawsoft! Mình là một thành viên mới toanh của cộng đồng này, chính xác là mình cũng là thành viên được vài tháng rồi nhưng đây là lần đầu tiên minh tham gia diễn đàn như thế này.
    Cảm giác của mình khi nghe những lời phát biểu của vị Tiến Sĩ đó ư!...........Rất thất vọng.
    Thất vọng vì đó là một TS, thất vọng vì đó là người đứng đầu của một trường ĐH KHXH-NV.
    Tôi không dám "múa rìu qua mắt thợ", nhưng theo tôi:
    - Nhìn nhận nội dung đề xuất của vị TS đó ở khía cạnh xã hội thì đó là ý kiến phản khoa học. Liệu TPHCM có bao nhiêu người có hộ khẩu TP?????? họ sẽ đi làm bằng gì nếu không có phương tiện (vì ko có xe biển số TP)?????? Có thể lúc đó người dân TP có thể sống tốt với dịch vụ đứng tên sở hữu xe hộ cũng không chừng!!!!!!!!
    - Ở khía cạnh kinh tế, có ai có thể phủ nhận vai trò của người nhập cư, người lao động các tỉnh TP khác vào sự phát triển của TPHCM không? liệu ý kiến đó có tính khả thi nếu đưa vào thực hiện không?
    Nhưng dù sao chúng ta cũng nên cảm ơn vị TS đó vì đã có 1 ý kiến
    Tôi rất chán khi phải thấy cảnh kẹt xe mỗi ngày của TPHCM, nhưng chúng ta nên có những đề xuất ý kiến khoa học hơn, khả thi hơn nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #10584   09/04/2009

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Ngăn sông cấm chợ

    Hay quá nhỉ. Hết chuyện 'Ngực lép không được đi xe" đến "Chuẩn  trẻ 5 tuổi" giờ lại đến chuyện Cấm vận xe các tỉnh thành khác không được vô thành phố. Đây là thời buổi nào rồi mà còn ngăn sông cấm chợ kiểu vậy không biết. Tôi chẳng hiểu Nhà nước trả lương cho họ để làm gì? Khi nhận những đồng lương của Nhà nước trả không biết họ có ghĩ gì không
     
    Báo quản trị |  
  • #10585   10/04/2009

    quoc007
    quoc007
    Top 500
    Male
    Chồi

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2008
    Tổng số bài viết (247)
    Số điểm: 1262
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Ý kiến đóng góp.

    Trên thực tế thì đó cũng chỉ là ý kiến " cấm xe biển số tỉnh lưu thông trong địa bàn TPHCM" của người có chức năng đóng góp ý kiến cho Lãnh đạo TPHCM để có thể tìm ra giải pháp tốt cho bài toán "Kẹt xe, ùn tắc giao thông ở TPHCM" 
    NHƯNG vấn đề đặt ra theo tôi nghĩ thế này: Nếu mà chất lượng của các cán bộ chức trách quản lý lãnh đạo đều có cách giải quyết những vấn đề Xã hội theo kiểu đổ lên đầu người dân thế này thì tôi nói thật thì chỉ có người dân là "con chốt thí " cho bài toán khó.
    Trước đây cũng có những dự thảo của lãnh đảo quản lý cũng mang tính chất đổ cái khó, cái khổ lên đầu người dân.
    Tất cả những vấn đề này thể hiện một điều: Chính sách và tầm nhìn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của các nhà quản lý lãnh đạo chưa theo kịp tốc độ phát triển của Xã hội.
    Và những chính sách đối phó giải quyết vấn đề Xã hội của người quản lý ,là khó quá thì chia khổ đều lên đầu dân đen mỗi người gánh một tý = thế là bài toán được giải quyết.
    Những chính sách thế này chỉ làm cho lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của nhà nước càng bị bào mòn.
     
    Báo quản trị |  
  • #10586   10/04/2009

    Lucy_3112
    Lucy_3112
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2008
    Tổng số bài viết (253)
    Số điểm: 807
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Nếu thực hiện giải pháp này: có thểm giảm kẹt xe, ùn tắc giao thông, nhưng sẽ phát sinh hàng loạt các vấn đề khác. Ví dụ: số lượng lớn người lao động và hàng hóa của các tỉnh thành lân cận chuyển vào thành phố phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân thành phố sẽ ra sao?
    Không biết lúc đó sẽ có giải pháp nào khả thi hơn. Hay lại một giải pháp đưa ra đã một thời từng được "dư luận quan tâm" như: ngày chẵn cho xe biển số chẵn lưu thông vào thành phố, ngày lẻ biển số lẻ???? hoặc thay đổi thời gian bắt đầu làm việc và vào học của một số cơ quan, trường học để tránh tập trung đông người dân ra đường vào giờ cao điểm????

    Ngay cả các nước phát triển để giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông cũng là bài toán hóc búa. Giải pháp về lâu dài vẫn thuộc về các nhà quản lý giao thông và hạ tầng đô thị.
    Còn giải pháp trước mắt vẫn là khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện vận tải công cộng.
     
    Báo quản trị |  
  • #10587   11/04/2009

    ypvn_vsip
    ypvn_vsip

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2009
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Qủa thật đây đúng là bài toán hóc búa cho các nhà hoạch định chính sách. Chúng ta cũng cảm thấy bức xúc khi các giải pháp được kiến nghị quá sơ xài của các nhà hoạch định chính sách để giải quyết các vấn đề trước mắt.
    Rỏ ràng vấn đề kẹt xe ở đây cốt lõi không hoàn toàn là thuộc về ý thức công dân (không phủ nhận) mà đó chính là hệ luỵ của việc phát triển không đồng đều ở nước ta. Cũng dể hiểu thôi mà, đất nước ta còn nghèo thì làm gì có đủ khả năng để có kế hoạch phát triển toàn diện, lâu dài ngay bây giờ cơ chứ!
    Nhưng thiết nghĩ, việc quy hoạch phát triển các đô thị vệ tinh của TPHCM như Bình Dương hay Đồng Nai và cũng như các tỉnh phía Bắc quanh Hà Nội là giải pháp đúng về lâu dài, thậm chí có các thành phố mới nổi lên ở miền Trung thì chắc có lẽ áp lực dân số ở các đô thị lớn sẽ dần dần được giải toả trong vài chục năm nữa các pak nhỉ!!!!
    Nhưng trước mắt thì cũng mong các pak TS, các pak hoạch định có giải pháp khả thi hơn chút nhé, chứ đừng có ít bữa cho rằng kẹt xe là do xe máy rồi giải quyết bằng cách đánh thuế bán xe máy thật cao để người dân hết mua ----> hết kẹt xe, hay những giải pháp đại loại kiểu ấy thì chết thật!!!!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #10588   13/05/2009

    datnt
    datnt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2009
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 156
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin góp ý kiến

       Ông tiến sỹ nọ thật đúng là không xứng đáng là tiến sỹ chút nào. Như vậy có nghĩa là những người dân tỉnh ngoài, kể cả tỉnh lân cận khi muốn vào địa bàn thành phố HCM thì phải thuê xe, hoặc sử dụng dịch vụ vận chuyển của họ. Vì nếu không chúng ta đi bộ à. Cho dù có dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe bus nhưng nó không tiết kiệm được thời gian và bị phụ thuộc. 

       Ông tiến sỹ giấy này cần phải suy nghĩ kĩ trước khi phát biểu hay đưa ra ý kiến gì đó thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #10589   01/07/2009

    nguyenthanhson01
    nguyenthanhson01

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Quả đúng là phát biểu của tiến sĩ giấy

    - cấm xe tỉnh vào thành phố ư? căn cứ nào cấm? ai có thẩm quyền cấm? thật nực cười ông tiến sĩ quả thật là vui tính ông coi cả việc quản lý cái thành phố 8 triệu dân này giống như quản lý ký túc xá của trường nơi ông đang nắm quyền sinh sát cứ muốn cấm là cấm được sao? hiến pháp quy định rõ quyền tự do đi lại của công dân, luật dân sự quy định rõ quyền tự do sở hữu tài sản, luật giao thông đường bộ không hề có một giới hạn di chuyển nào đối với các phương tiện tham gia giao thông ngoại trừ những phương tiện không đủ điều kiện về an toàn, môi trường v.v. Như vậy căn cứ pháp lý nào để cấm xe có biển số tỉnh. Một khía cạnh khác việc cấm biển số tỉnh chỉ có thể cấm xe có biển số tỉnh đi trong thành phố chứ không thể cấm người có hộ khẩu tỉnh đi xe máy trong thành phố bởi lẽ người ta sẽ nhờ người khác đứng tên hộ để có đôi chân mà kiếm cơm thậm chí sẽ có một số người sẽ vỗ tay hoan hô ông tiến sĩ vì đã có công khai sinh một dịch vụ mới tạo công ăn việc làm cho người dân- dịch vụ cò biển số xe thành phố.
    Ý chí của nhà nước ta từ thưở khai sinh lập quốc đến nay đều coi trọng quyền tự do bình đẳng giữa mọi công dân của mình thế mà nay người đứng đầu một trường đại học chuyên dạy 
    về đạo làm người " nhân văn" lại có một đề xuất mang nặng tư tưởng phân biệt đối xử như vậy liệu có bình thường không nhỉ????. Hơi bức xúc nên có thể có một vài ý kiến hơi tế nhị mong mọi người lượng thứ.

    Thanks and Best Regards

    Luật sư - Nguyễn Thanh Sơn - 0983 19 83 82

    CÔNG TY LUẬT KHANG TRÍ (KHANG TRI LAW FIRM)

    15/2A Đường số 8, P. Tăng Nhơn Phú B

    Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

    ĐT: 08. 6280 5586 -Fax: 08. 6280 5586

     
    Báo quản trị |