Chuyển ngạch công chức sang viên chức

Chủ đề   RSS   
  • #470381 11/10/2017

    Chuyển ngạch công chức sang viên chức

    Luật sư tư vấn giúp mình vấn đề liên quan đến việc chuyển ngạch từ công chức sang viên chức:

    Mình sinh năm 1986, Hiện tại mình đang là công chức của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Giang. Mình thi tuyển công chức năm 2014 và 01/01/2015 có quyết định tiếp nhận và phân công công chức của Giám đốc Sở Nội vụ và quyết định tiếp nhận công chức của Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và được xếp vào ngạch chuyên viên 01.003, giữ hệ số lương 2,34.

    Tháng 6/2016 theo QUyết định sát nhập của Thủ tướng chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Ban Quản lý các khu công nghiệp (cơ quan quản lý nhà nước do Thủ tướng chính phủ thành lập) và Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy (đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập) thành Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Giang, mình có quyết định tiếp nhận và phân công làm chuyên viên phòng Quản lý doanh nghiệp thuộc Ban Quản lý khu kinh tế.

    một số viên chức thuộc Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu cũ trước khi sát nhập đc bổ nhiệm thành trưởng phòng nhưng sau sát nhập không được công nhận do không phải công chức. 5 người này (bao gồm 2 phó ban và 3 trưởng phòng) đã làm hồ sơn xin chuyển ngạch viên chức sang công chức nhưng không được chấp nhận do không đủ điều kiện và không còn biên chế. Sở nội vụ đã tư vấn cho Ban và Văn phòng Ban mình đã làm công văn trình sở Nội vụ về việc chuyển 5 công chức của Ban Quản lý khu kinh tế (cũng là 5 công chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp cũ) trong đó có mình sang ngạch viên chức để nhường 5 biên chế công chức cho 5 người kia.

    Luật sư cho mình hỏi việc làm như vậy có hợp lý không, vì 5 công chức trong đó có mình luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được nâng lương đúng thời hạn và đều là các công chức có năng lực, kinh nghiệm.

    Mình có thể làm đơn kiến nghị lên Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nội vụ được không. Việc làm này có khả quan không vì mình không muốn chuyển sang ngạch viên chức.

     
    14856 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #470683   13/10/2017

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào bạn,

    Theo quy định tại điều 42 NĐ 29/2012/NĐ-CP thì:

    Điều 42. Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức 

    1. Viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự), có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác và đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, khi cơ quan quản lý, sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng thì được xét chuyển vào công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức. 

    2. Viên chức khi được tiếp nhận, bổ nhiệm vào các vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì phải thực hiện quy trình xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức; đồng thời quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm là quyết định tuyển dụng. 

    3. Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức khi bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm phải hoàn thiện tiêu chuẩn của ngạch được bổ nhiệm; đồng thời được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã bổ nhiệm, được hưởng chế độ tiền lương và các chế độ khác như viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập. 

    4. Cán bộ, công chức được điều động về làm viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về viên chức đó,

    Theo quy định tại điều 35 NĐ 24/2010/NĐ-CP thì:

    Điều 35. Điều động công chức

    Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;

    2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;

    3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

    => Do đó việc điều chuyển công chức sang viên chức là phụ thuộc vào nhu cầu và quyết định của cơ quan nhà nước.

    Điều 39. Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái

    1. Trường hợp công chức được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển (sửa đổi bởi NĐ 93/2010/NĐ-CP)

    2. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.

    3. Trường hợp công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.

    4. Công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

    Vì vậy, ngạch lương của bạn phụ thuộc vào ngạch công việc viên chức sẽ được điều chuyển.

     

     

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn AuQuangPhuc vì bài viết hữu ích
    ledaiphuong (18/10/2017)
  • #471400   18/10/2017

    Dạ. Em cảm ơn Luật sự ạ

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Âu Quang Phục

Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...