CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THỎA THUẬN (BLDS 2005)

Chủ đề   RSS   
  • #507610 14/11/2018

    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THỎA THUẬN (BLDS 2005)

    Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận (Bộ luật dân sự 2005)

    1. Góc độ văn bản

    - Nội dung chuyển giao quy định tại Điều 315, Điều 317 Bộ luật dân sự 2005. Chưa quy định rõ về việc sau khi chuyển giao bên có nghĩa vụ ban đầu có còn nghĩa vụ với bên có quyền hay không.

    2. Thực tiễn xét xử

    - Vụ việc thứ nhất: ông Bá, bà Vân nhận giao cho ông Thành 77 tấn cà phê sau đó ông Bá, bà Vân chuyển giao nghĩa vụ này cho 5 người khác. Tòa phúc thẩm và tòa sơ thẩm yêu cầu ông Bá, bà Vân phải có nghĩa vụ với ông Thành, còn Tòa Giám đốc thẩm theo hướng là ông Bá, bà Vân phải liên đới thực hiện nghĩa vụ với 5 người ông bà đã chuyển giao.

    - Vụ việc thứ hai: bà Phượng vay tiền của bà Tú sau đó bà Phượng đã có thỏa thuận và chuyển giao nghĩa vụ trả nợ lại cho bà Ngọc. Tòa án sơ thẩm xét xử bà Phượng được chấm dứt nghĩa vụ trả tiền và nghĩa vụ thuộc về bà Ngọc có nghĩa vụ trả số tiền còn thiếu cho bà Tú.

    Như vậy ta có thể thấy trong thực tiễn xét xử, vấn đề này chưa được phân định và giải quyết một cách rõ ràng.

    3. Quan điểm cá nhân

    - Theo quan điểm cá nhân, đồng ý với theo hướng xét xử của vụ việc thứ 2, tức là bên có nghĩa vụ sau khi đã chuyển giao quyền theo thỏa thuận thì sẽ không còn nghĩa vụ với bên có quyền. Bởi lẽ, khi đã có thỏa thuận, tức là bên thế nghĩa vụ đã đồng ý với việc chuyển giao quyền, thì bên thế nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên chuyển giao. Vậy thì đó bên chuyển giao có quyền chấm dứt nghĩa vụ của mình là hợp lí. Mặt khác, khi bên có quyền đã đồng ý việc chuyển giao nghĩa vụ thì họ phải chịu trách nhiệm về quyết định về quyết định này. Nếu xét thấy bên thế nghĩa vụ không đủ khả năng hoặc không có khả năng thì bên có quyền hoàn toàn có thể không đồng ý với việc chuyển giao nghĩa vụ.

    - Quan điểm trên cũng có nghĩa đồng ý với quan điểm của Bộ nguyên tắc Unidroit: “Người có quyền có thể giải phóng nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ ban đầu”. Như vậy người có quyền có thể giải phóng hoàn toàn nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ ban đầu.

    Cập nhật bởi tranbabinh.law ngày 15/11/2018 05:28:44 CH
     
    3389 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận